Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
Lý thuyết Chia đa thức cho đơn thức
A. Lý thuyết
1. Đa thức chia cho đơn thức.
Với A là đa thức và B là đơn thức, B≠0. Ta nói A chia hết cho B nếu tìm được một biểu thức Q (Q có thể là đa thức hoặc đơn thức) sao cho A= B.Q.
Trong đó:
A là đa thức bị chia.
B là đơn thức chia.
Q là thương .
Kí hiệu: B= A : B hoặc
2. Quy tắc
Muốn chia đa thức A cho đơn thức B (trường hợp các hạng tử của đa thức A đều chia hết cho đơn thức B), ta chia mỗi hạng tử của A cho B rồi cộng các kết quả với nhau.
Chú ý: Trường hợp đa thức A có thể phân tích thành nhân tử, thường ta phân tích trước để rút gọn cho nhanh.
Ví dụ 1: Thực hiện phép tính
a, ( 12x4y3 + 8x3y2 – 4xy2 ):2xy.
b, ( – 2x5 + 6x2 – 4x3 ):2x2
Hướng dẫn:
a) Ta có: ( 12x4y3 + 8x3y2 – 4xy2 ):2xy = ( 12x4y3:2xy ) + ( 8x3y2:2xy ) – ( 4xy2:2xy )
= 6x4 – 1.y3 – 1 + 4x3 – 1.y2 – 1 – 2x1 – 1.y2 – 1 = 6x3y2 + 4x2y – 2y
b) Ta có: ( – 2x5 + 6x2 – 4x3 ):2x2 = ( – 2x5:2x2 ) + ( 6x2:2x2 ) – ( 4x3:2x2 )
= – x5 – 2 + 3x2 – 2 – 2x3 – 2 = – x3 – 2x + 3.
B. Bài tập tự luyện
Bài 1: Thực hiện các phép tính sau:
a, ( 1/2a2x4 + 4/3ax3 – 2/3ax2 ):( – 2/3ax2 )
b, 4( 3/4x – 1 ) + ( 12x2 – 3x ):( – 3x ) – ( 2x + 1 )
Hướng dẫn:
a) Ta có: ( 1/2a2x4 + 4/3ax3 – 2/3ax2 ):( – 2/3ax2 )
= ( 1/2a2x4: – 2/3ax2 ) + ( 4/3ax3: – 2/3ax2 ) + ( – 2/3ax2: – 2/3ax2 )
= – 3/4ax2 – 2x + 1
b) Ta có 4( 3/4x – 1 ) + ( 12x2 – 3x ):( – 3x ) – ( 2x + 1 )
= 4( 3/4x – 1 ) + [ ( 12x2: – 3x ) + ( – 3x: – 3x ) ] – ( 2x + 1 )
= 4( 3/4x – 1 ) + ( – 4x + 1 ) – ( 2x + 1 ) = 3x – 4 + 1 – 4x – 2x – 1 = – 3x – 4
Bài 2: Tìm số tự nhiên n để đa thức A chia hết cho đơn thức B với:
A = 7xn – 1y5 – 5x3y4;
B = 5x2yn
Hướng dẫn:
Ta có A:B = ( 7xn – 1 y5 – 5x3y4 ):( 5x2yn ) = 7/5xn – 3 y5 – n – xy4 – n
Theo đề bài đa thức A chia hết cho đơn thức B
Vậy giá trị n cần tìm là n∈{3; 4}
Bài 3: Tìm đa thức A biết
a, A.6x4 = 24x9 – 30x8 + 1/2x5
b, A.( – 5/2x3y2 ) = 5x6y4 + 15/2x5y3 – 10x3y2
Hướng dẫn:
a) Ta có A.6x4 = 24x9 – 30x8 + 1/2x5 ⇒ A = ( 24x9 – 30x8 + 1/2x5 ):( 6x4 )
⇔ A = 24/6x9 – 4 – 30/6x8 – 4 + 1/12x5 – 4 = 4x5 – 5x4 + 1/12x
Vậy A = 4x5 – 5x4 + 1/12x.
b) Ta có A.( – 5/2x3y2 ) = 5x6y4 + 15/2x5y3 – 10x3y2
⇒ A = ( 5x6y4 + 15/2x5y3 – 10x3y2 ):( – 5/2x3y2 )
⇔ A = – 2x6 – 3y4 – 2 – 3x5 – 3y3 – 2 + 4x3 – 3y2 – 2
⇔ A = – 2x3y2 – 3x2y + 4.
Vậy A = – 2x3y2 – 3x2y + 4.