Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
Giáo án Toán 8 Bài 10: Đường thẳng song song với một đường thẳng cho trước
A. Mục tiêu
1. Kiến thức:
– Nắm được khái niệm khoảng cách giữa 2 đường thẳng song song, tính chất của các điểm cách 1 đường thẳng cho trước.
2. Kỹ năng:
– Biết cách vận dụng định lý về đường thẳng song song đều để chứng minh các đường thẳng bằng nhau. Biết cách chứng tỏ 1 điểm nằm trên 1 đường thẳng song song với 1 đường thẳng cho trước.
– Vận dụng các kiến thức đã học vào giải toán và ứng dụng trong thực tế.
3. Thái độ:
– Tích cực, tự giác, hợp tác.
4. Phát triển năng lực:
– Biết vận dụng kiến thức để vẽ hình và tính khoảng cách giữa 2 đường thẳng, giải được 1 số bài toán trong thực tế.
B. Chuẩn bị
1. Giáo viên:
– Compa, thước, phấn màụ.
2. Học sinh:
– Compa, thước, ôn tập lại kiến thức về khoảng cách từ 1 điểm tới 1 đường thẳng.
C. Phương pháp
– Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình, …
D. Tiến trình dạy học
1. Tổ chức lớp: Kiểm diện.
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới
Hoạt động 1: Khởi động (7’) |
||
– Treo bảng phụ đưa ghi đề bài – Gọi HS lên bảng, cả lớp cùng làm vào vở – Kiểm tra vở bài tập vài HS – Cho HS nhận xét câu trả lời và bài làm ở bảng – GV hoàn chỉnh và đánh giá cho điểm |
– HS đọc yêu cầu đề kiểm tra – Một HS lên bảng trả lời và làm bài a) Ta có AB//HK (vì a//b) AH//BK (cùng ⊥ b) Nên ABHK là hình bình hành (có các cạnh đối song song) Mà AH ⊥ b ⇒ Vậy hình bình hành ABKH là hình chữ nhật b) BK = AH = 2cm (cạnh đối hình chữ nhật) – HS tham gia nhận xét câu trả lời và bài làm trên bảng – HS sửa bài vào vở |
Cho a//b. Gọi A, B là 2 điểm bất kì thuộc a. kẻ AH và BK cùng vuông góc với b a) Chứng minh tứ giác ABKH là hình chữ nhật b) Tính BK, biết AH = 2cm |
Chúng ta đã biết khoảng cách từ một điểm đến một đường thẳng cho trước…(lớp 7). Một câu hỏi đặt ra la: Các điểm cách đường thẳng d một khoảng bằng h nằm trên đường nào ? |
||
Hoạt động 3: Hình thành kiến thức |
||
– Từ bài toán trên hãy cho biết: Nếu điểm A ∈ a có khoảng cách đến b bằng h thì khoảng cách từ điểm B ∈ a đến b bằng ? – Ta có thể rút ra nhận xét gì? – Ta nói h là khoảng cách giữa hai đường thẳng song song a và b. – Ta có định nghĩa… |
HS suy nghĩ trả lời: từ bài toán trên cho ta kết luận khoảng cách từ B đến a cũng bằng h – HS rút ra nhận xét. – HS nhắc lại định nghĩa |
1. Khoảng cách giữa hai đường thẳng song song: h là khoảng cách giữa hai đường thẳng song song a và b Định nghĩa: (SGK trang 101) |
– Vẽ hình 94 lên bảng – Cho HS thực hành ?2 – Cho HS chia nhóm. Thời gian làm bài là 5’ – Gọi HS trả lời – Từ đó ta có kết luận gì? ⇒ Giới thiệu tính chất ở sgk. – Treo tranh vẽ hình 95 – Cho HS thực hành tiếp ?3 – Gọi HS làm – GV chốt lại vấn đề: những điểm nằm trên hai đường thẳng a và a’ song song với b cách b một khoảng là h thì có khoảng cách đến b là h. Ngược lại… – Ta có nhận xét ? |
– HS đọc đề ?2 – HS suy nghĩ cá nhân sau đó chia nhóm thảo luận – Đứng tại chỗ phát biểu cách làm: – HS đọc tính chất SGK p.101 – HS quan sát hình vẽ – HS đọc ?3 ở SGK – Theo tính chất trên, đỉnh A nằm trên 2 đường thẳng song song với BC, cách BC một khoảng 2cm – HS đọc nhận xét ở sgk p.101 |
2. Tính chất của các đều một đường thẳng cho trước: ● Tính chất: (SGK trang101) ● Nhận xét: (SGK trang 101) |
– GV vẽ hình 96a lên bảng – Giới thiệu khái niệm các đường thẳng song song cách đều (ghi tóm tắt lên bảng) – Cho HS làm ?4 – Cho HS chia nhóm. Thời gian làm bài 5’. – Cho HS nhận xét – GV hoàn chỉnh bài chứng minh – Chốt lại bằng cách đưa ra hai định lí … + Lưu ý HS: Các định lí về đường trung bình của tam giác, của hình thang là các trường hợp đặc biệt của định lí này. |
– HS quan sát, nhận xét: a//b//c//d và AB = BC = CD – Vẽ hình vào vở, ghi bài – HS nhắc lại định nghĩa … – HS đọc bài toán ?4 – Thực hành theo 2 nhóm (mỗi nhóm một câu a hoặc b) – HS khác nhận xét – Phát biểu định lí như sgk – HS nghe và lưu ý |
3. Đường thẳng song song cách đều: Định lí 1: (SGK trang 102) Định lí 2: (SGK trang 102) |
Hoạt động 3: Luyện tập (5’) |
||
Bài 69 SGK trang 103 – Treo bảng phụ ghi bài 69 – Gọi HS ghép từng câu – Cho HS nhận xét – GV hoàn chỉnh cho HS |
Bài 69 SGK trang 103 Ghép mỗi ý (1), (2), (3), (4) với một trong các ý (5), (6), (7), (8) để được một khẳng định đúng (1) Tập hợp các điểm cách điểm A cố định một khoảng 3 cm (2) Tập hợp các điểm cách đều hai đầu của đoạn thẳng AB cố định (3) Tập hợp các điểm nằm trong góc xOy và cách đều hai cạnh của góc đó (4) Tập hợp các điểm cách đều đường thẳng a cố định một khoảng 3cm (5) Là đường trung trực của đoạn thẳng AB (6) Là hai đường thẳng song song với a và cách a một khoảng 3cm (7) Là đường tròn tâm A bán kính 3 cm (8) Là tia phân giác của góc xOy |
|
Hoạt động 4: Vận dụng (2’) |
||
– Ôn lại bốn tập hợp điểm đã học. – GV yêu cầu HS làm bài tập 68 Kẻ AH và CK vuông góc với d Xét ∆AHB và ∆CHB có: AB = BC (do A và C đối xứng nhau B) góc B1 = B2 (2 góc đối đỉnh) → ∆AHB = ∆CHB (cạnh huyền- góc nhọn) → CI = AH = 2cm Vậ khi B di chuyển trên d thì C di chuyển trên đường d’ // d và cách d 1 khoảng 2 cm |
||
5. MỞ RỘNG |
||
Vẽ sơ đồ tư duy khái quát nội dung bài học. Sưu tầm và làm một số bài tập nâng cao. |
Làm bài tập phần mở rộng. |
|
4. Hướng dẫn học sinh tự học (3p)
– Học theo SGK, chú ý đến bài toán tìm tập hợp các điểm cách đều 1 đường thẳng.
– Làm bài tập 67, 69 (tr102-SGK) + 124; 125; 127 (tr73-SBT).
– HD 67: Dựa vào tính chất đường TB của tam giác và hình thang.
Xem thêm