Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
Giáo án Toán 8 Bài 5: Diện tích xung quanh của hình lăng trụ đứng
A. Mục tiêu
1. Kiến thức: – HS nêu lên được các công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình lăng trụ.
– Biết cách vận dụng vào giải các bài toán thực tế.
2. Kỹ năng: – Biết cách vận dụng vào giải các bài toán thực tế.
3. Thái độ: tự giác, tích cực hợp tác.
4. Phát triển năng lực: – Tính toán các bài toán hình học trong thực tế.
B. Chuẩn bị
1.Giáo viên: MÔ hình hình lăng trụ đứng. Bìa cắt khai triển, vẽ hình không gian.
2. Học sinh:Làm đủ bài tập để phục vô bài mới
C. Phương pháp: vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề,…
D. Tiến trình bài dạy
1. Tổ chức lớp: Kiểm diện
2. Kiểm tra bài cũ: GV đặt vấn đề vào bài
3. Bài mới:
1. KHỞI ĐỘNG |
||
GV nêu câu hỏi và thang điểm Gọi một HS lên bảng Gọi HS khác nhận xét Đánh giá cho điểm và chốt lại vấn đề. |
Một HS lên bảng trả lời Cả lớp theo dõi, nhận xét. Đáp: Sai, trong lăng trụ xiên có thể có mặt bên là hình chữ nhật |
– Hình lăng trụ là hình như thế nào? (4đ) – Nêu sự khác nhau của lăng trụ đứng và lăng trụ xiên (cạnh bên và mặt đáy? Cạnh và đường cao?)? (4đ) – Câu nói sau đây đúng hay sai? Giải thích: “Trong hình lăng trụ xiên thì các mặt bên của nó không thể là hình chữ nhật”. (2đ) |
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức |
||
GV giới thiệu trực tiếp bài và ghi bảng Tìm diện tích xung quanh của lăng trụ? (Mỗi mặt của lăng trụ là hình gì? ⇒ Sxq?) Trường hợp lăng trụ đứng đáy là a1, a2, …, an cạnh bên là l thì sao? Muốn tìm diện tích toàn phần của lăng trụ ta làm sao? GV tóm tắt ghi bảng |
HS ghi bài HS suy nghĩ HS: hình bình hành ⇒ Sxq= tổng dt các hbh Sxq= a1l + a2l + … + anl = (a1+ a2 +…+ an)l = pl HS: ta cộng Sxq với diện tích hai đáy HS ghi bài |
1. Diện tích xung quanh: – Diện tích xung quanh của lăng trụ là tổng diện tích các mặt bên: Sxq = S1 + S2 + … + Sn – Trường hợp lăng trụ đứng thì: Sxq = pl (p là chu vi đáy, l là độ dài cạnh bên) – Diện tích toàn phần của lăng trụ bằng tổng của diện tích xung quanh với hai lần diện tích đáy. Stp = Sxq + 2Sđ |
Ơ lớp 5 đã tính thể tích hình hộp ⇒ thể tích lăng trụ cũng như hình hộp. |
HS yếu tố lại công thức tính thể tích hình hộp. |
2. Thể tích: V = B.h (B là diện tích đáy, h là độ dài đường cao) |
Gọi HS đọc ví dụ sgk GV ghi bảng – vẽ hình Nhìn hình yếu tố lại đề toán? Viết kết luận của đề? Em hãy thử tính? Gọi HS cho biết kết quả GV ghi bảng Gọi HS khác nhận xét GV hoàn chỉnh bài giải |
HS đọc ví dụ (sgk) HS yếu tố lại đề bài toán Viết kết luận đề HS làm bài ít phút, sau đó đứng tại chỗ trả lời kết quả HS khác nhận xét HS ghi bài |
|
Hoạt động 3: Luyện tập |
||
GV yêu cầu Gọi HS đọc đề bài GV theo dõi GV tóm tắt ghi bảng |
HS làm bài tập 2 sgk HS đọc đề bài Cả lớp cùng làm ít phút HS đứng tại chỗ trả lời |
|
Hoạt động 4: Vận dụng |
||
5. MỞ RỘNG |
||
Vẽ sơ đồ tư duy khỏi quát nội dung bài học Sưu tầm và làm một số bài tập nâng cao |
Làm bài tập phần mở rộng. |
|
5. Hướng dẫn học sinh tự học(2P)
– Học theo SGK.
– Làm bài tập 24, 25,26 (SGK- 111, 112)
HD:Bài 26: Để xem có gấp được hay không dựa trên những yếu tố nào? Đỉnh nào trùng nhau, cạnh nào trùng nhau sau khi gấp.