Bài tập Toán 8 Hàm số
A. Bài tập Hàm số
Bài 1. Các giá trị tương ứng của hai đại lượng x và y được cho trong bảng sau:
x |
−3 |
−2 |
−1 |
1 |
2 |
3 |
y |
−6 |
−4 |
−2 |
2 |
4 |
6 |
Đại lượng y có phải là hàm số của đại lượng x không?
Hướng dẫn giải
Đại lượng y là hàm số của đại lượng x vì mỗi giá trị của x chỉ xác định đúng một giá trị của y.
Bài 2. Các giá trị tương ứng của hai đại lượng x và y được cho trong bảng sau:
x |
3 |
2 |
1 |
0 |
3 |
y |
2 |
1 |
3 |
4 |
5 |
Đại lượng y có phải là hàm số của đại lượng x không?
Hướng dẫn giải
Đại lượng y không là hàm số của đại lượng x vì với giá trị x = 3 thì y nhận hai giá trị là 2 và 5.
Bài 3. Cho hàm số y = f(x) = 3x. Tính f(1); f(−2); .
Hướng dẫn giải
f(1) = 3.1 = 3; f(−2) = 3.(−2) = −6 ; .
Bài 4. Thời gian t (giờ) của một vật chuyển động đều trên quãng đường 20 km tỉ lệ nghịch với tốc độ v (km/h) của nó theo công thức . Đại lượng t có phải là hàm số của đại lượng v hay không? Nếu có, tính thời gian chuyển động của vật đó biết tốc độ của vật là 40 km/h?
Hướng dẫn giải
Đại lượng t là hàm số của đại lượng v vì mỗi giá trị của v ta nhận được chỉ một giá trị của t.
Với v = 40 km/h thì (giờ).
B. Lý thuyết Hàm số
1. Định nghĩa
Nếu đại lượng y phụ thuộc vào đại lượng x (x thay đổi) sao cho với mỗi giá trị của x ta luôn xác định được chỉ một giá trị tương ứng của y thì y được gọi là hàm số của x và x gọi là biến số.
Ví dụ:
+ Một hình lập phương có độ dài cạnh là x (cm). Thể tích của hình lập phương V = x3 (cm3). Khi đó, ta nói V là hàm số của x vì mỗi giá trị của x ta chỉ xác định đúng một giá trị của V.
+ Cho bảng giá trị sau:
x |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
y |
6 |
6 |
6 |
6 |
6 |
Khi đó đại lượng y là hàm số của đại lượng x vì mỗi giá trị của x chỉ xác định đúng một giá trị của y.
Chú ý:
+ Khi x thay đổi mà y luôn nhận một giá trị thì y được gọi là hàm hằng.
+ Hàm số có thể cho bằng công thức, bằng bảng.
+ Khi y là hàm số của x, ta có thể viết y = f(x), y = g(x). …
2. Giá trị của hàm số
Cho hàm số y = f(x) xác định tại x = a. Giá trị tương ứng của hàm số f(x) khi x = a được gọi là giá trị của hàm số y = f(x) tại x = a, kí hiệu là f(a).
Ví dụ:
+ Cho hàm số f(x) = x + 5
f(−2) = (−2) + 5 = 3 là giá trị của hàm số f(x) = x + 5 tại x = −2;
f(0) = 0 + 5 = 5 là giá trị của hàm số số f(x) = x + 5 tại x = 0.
+ Cho bảng giá trị sau
x |
−1 |
1 |
y = f(x) = −2x + 1 |
3 |
−1 |
Nhìn vào bảng, ta thấy 3 là giá trị của hàm số y = f(x) = −2x + 1 tại x = −1 hay f(−1) = 3. Tương tự, f(1) = −1.