Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
§4. TÍNH CHẤT BA ĐƯỜNG TRUNG TUYẾN CỦA TAM GIÁC
I. MỤC TIÊU:
– Thông qua thực hành cắt giấy và vẽ hình trên giấy kẻ ô vuông phát hiện ra tính chất ba đường trung tuyến của tam giác.
– Năng lực chung: NL tư duy, NL tính toán, NL tự học, NL sử dụng ngôn ngữ, NL làm chủ bản thân, NL hợp tác.
– Năng lực chuyên biệt: NL vẽ đường trung tuyến, phát hiện tính chất ba đường trung tuyến.
II. CHUẨN BỊ
Nội dung |
Nhận biết (M1) |
Thông hiểu (M2) |
Vận dụng (M3) |
Vận dụng cao (M4) |
Tính chất ba đường trung tuyến của tam giác. |
Cách vẽ đường trung tuyến của tam giác |
Vẽ và xác định được ba đường trung tuyến của tam giác. |
Tìm tỉ số giữa các đoạn thẳng |
|
III. TIẾN TRINH TIẾT DẠY:
- Kiểm tra bài cũ: (không kiểm tra)
A. KHỞI ĐỘNG
Hoạt động 1: Mở đầu
– Mục tiêu: Kích thích hs suy nghĩ về đường nối đỉnh đối diện với trung điểm.
– Phương pháp/kỹ thuật tổ chức: Đàm thoại. gợi mở, vấn đáp
– Hình thức tổ chức: Cá nhân
– Phương tiện: SGK
– Sản phẩm: Đường trung tuyến
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
* GV chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV vẽ tam giác ABC ? Trung điểm của đoạn thẳng là gì ? – Xác định trung điểm của BC. – Hãy nối đỉnh A với trung điểm của cạnh BC. ? Đường thẳng đó gọi là gì? GV: Để trả lời câu hỏi này ta vào bài học hôm nay |
– Trung điểm của đoạn thẳng là điểm nằm giữa và cách đều hai đầu đoạn thẳng. – Dùng thước đo độ dài đoạn thẳng rồi chia thành 2 phần bằng nhau . -Dự đoán câu trả lời |
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS |
NỘI DUNG |
– Hoạt động 2: Đường trung tuyến của tam giác – Mục tiêu: HS nêu được khái niệm đường trung tuyến của tam giác. – Phương pháp/kỹ thuật tổ chức: Đàm thoại. gợi mở, vấn đáp – Hình thức tổ chức: Cá nhân – Phương tiện: SGK, thước, bảng phụ vẽ tan giác – Sản phẩm: Khái niệm đường trung tuyến của tam giác và vẽ đường trung tuyến |
|
* GV chuyển giao nhiệm vụ học tập: – GV:Vẽ ABC, yêu cầu HS – Xác định trung điểm của M (bằng thước thẳng) – Vẽ đoạn thẳng AM HS thực hiện, GV nhận xét, đánh giá GV giới thiệu đoạn thẳng AM là đường trung tuyến (xuất phát từ đỉnh A hoặc ứng với cạnh BC) của tam giác ABC ? Thế nào là đường trung tuyến của tam giác ? * HS trả lời, GV đánh giá, chốt kiến thức: Đường trung tuyến của tam giác là đoạn thẳng nối từ đỉnh của tam giác tới trung điểm cạnh đối diện. – Tương tự, hãy vẽ trung tuyến xuất phát từ đỉnh B, từ C của ABC ? Một tam giác có mấy đường trung tuyến ? HS thực hiện, GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức: |
1. Đường trung tuyến của tam giác
– Đoạn thẳng AM nối đỉnh A của ABC với trung điểm M của cạnh BC gọi là đường trung tuyến (xuất phát từ đỉnh A hoặc ứng với cạnh BC) của ABC – Đường thẳng AM cũng gọi là đường trung tuyến của ABC – Mỗi tam giác có ba đường trung tuyến |
– Hoạt động 3: Tính chất ba đường trung tuyến của tam giác – Mục tiêu: HS nêu được tính chất ba đường trung tuyến. – Phương pháp/kỹ thuật tổ chức: Đàm thoại. gợi mở, vấn đáp – Hình thức tổ chức: Cá nhân, nhóm – Phương tiện: SGK, thước, – Sản phẩm: Tính chất ba đường trung tuyến |
|
* GV chuyển giao nhiệm vụ học tập: – Cho HS thực hành gấp giấy theo nhóm Qua bài thực hành 1 gọi HS trả lời ?2 HS thực hành theo nhóm, trả lời ?2, GV nhận xét, đánh giá – Tiếp tục cho HS trả lời ?3 – Các nhóm HS quan sát hình vẽ, dựa vào các ô vuông, làm ?3 GV nhận xét, đánh giá ? Qua các thực hành trên em có nhận xét gì về tính chất ba đường trung tuyến của một tam giác? * HS trả lời, GV đánh giá, chốt kiến thức – GV: Giới thiệu trọng tâm của tam giác – GV: Hướng dẫn HS cách xác định trọng tâm của tam giác theo hai cách sau: Cách 1: Chỉ cần vẽ giao điểm của hai đường trung tuyến Cách 2: Vẽ 1 trung tuyến và chia trung tuyến đó thành ba phần bằng nhau rồi lấy cách đỉnh 2 phần hoặc lấy cách trung điểm 1 phần , điểm đó là trọng tâm của tam giác cần xác định
|
2.Tính chất ba đường trung tuyến của tam giác a) Thực hành : (SGK) ?3: – AD là đường tiếp tuyến của tam giác ABC – Ta có: b) Tính chất : Định lý : (sgk) Các đường trung tuyến AD, BE, CF cùng đi qua điểm G (hay còn gọi là đồng quy tại điểm G) và ta có : Điểm G gọi là trọng tâm của tam giác |
C. LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG
– Hoạt động 4: Bài tập
– Mục tiêu: Củng cố khái niệm và tính chất ba đường trung tuyến của tam giác
– Phương pháp/kỹ thuật tổ chức: Đàm thoại. gợi mở, thảo luận
– Hình thức tổ chức: Cá nhân, cặp đôi
– Phương tiện: SGK, thước thẳng
– Sản phẩm: Giải bài 23, 24/66 sgk
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS |
NỘI DUNG |
* GV chuyển giao nhiệm vụ học tập: – Làm bài 23/66 (SGK) HS thảo luận theo cặp tìm câu trả lời đúng Đại diện 1 HS nêu câu trả lời GV nhận xét, đánh giá – Làm bài 24/66 (SGK) HS thảo luận theo cặp, tìm số để điền 2 HS lên bảng trình bày GV nhận xét, đánh giá |
Bài 23/66sgk Khẳng định đúng là Bài 24/66sgk a) MG = MR ; GR = MR; GR = MG b) NS = NG; NS = 3 GS ; NG = 2 GS
|
D. TÌM TÒI, MỞ RỘNG
E. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ
– Học thuộc định lý về tính chất ba đường trung tuyến của tam giác
– BTVN: 25 ; 26 ; 27/ 67 (SGK) ; 31 ; 33 /27 (SBT)
– Chuẩn bị tốt các BT cho tiết luyện tập sau và đọc phần “Có thể em chưa biết”
* CÂU HỎI, BÀI TẬP KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HỌC SINH
Câu 1: Phát biểu tính chất ba đường trung tuyến. (M1)
Câu 2: Bài 23/66 sgk (M2)
Câu 3: Bài 24/66 sgk (M3)
Xem thêm