Sinh học lớp 11 Bài 6: Hô hấp ở thực vật
A. Lý thuyết Sinh học 11 Bài 6: Hô hấp ở thực vật
1. Hô hấp ở thực vật là gì?
Hô hấp là quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ phức tạp, phổ biến là carbohydrate thành các chất đơn giản, đồng thời tạo thành ATP và nhiệt năng.
2. Vai trò của hô hấp là gì?
Năng lượng (ATP) sinh ra từ hô hấp được sử dụng cho hầu hết các hoạt động sống của cây
Nhiệt năng được giải phóng trong hô hấp giúp duy trì nhiệt độ cơ thể, đảm bảo cho các hoạt động sống trong cơ thể thực vật diễn ra một cách bình thường.
Hô hấp tạo ra các sản phẩm trung gian là nguyên liệu để tổng hợp nên các hợp chất hữu cơ trong cơ thể như protein, acid béo,…
3. Các giai đoạn hô hấp ở thực vật là gì?
Con đường phân giải hiếu khí ở thực vật gồm ba giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Đường phân diễn ra ở tế bào chất. Phân tử glucose bị oxi hoá thành 2 phân tử pyruvic acid, năng lượng giải phóng được tích lũy trong 2 phân tử NADH và 2 phân tử ATP
- Giai đoạn 2: 2 phân tử pyruvic acid sẽ được vận chuyển vào chất nền ti thể và bị oxi hoá thành 2 phân tử acetyl – CoA. Sau đó, acetyl – CoA sẽ bị oxi hoá hoàn toàn thành CO, trong chu trình Krebs. Sản phẩm thu được gồm 6 phân tử CO2 phân tử ATP,8 phân tử NADH và 2 phân tử FADH2.
- Giai đoạn 3: Các phân tử NADH và FADH, được tạo ra ở các giai đoạn trước sẽ tham gia vào chuỗi chuyển electron hô hấp và quá trình phosphoryl hoá oxi hoá diễn ra ở màng trong ti thể, tạo ra ATP và H2O.
4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp ở thực vật là gì?
Nước: liên quan trực tiếp đến cường độ hô hấp
Nhiệt độ: ảnh hưởng đến hoạt động của enzyme hô hấp, từ đó ảnh hưởng đến cường độ hô hấp.
Hàm lượng O2: ảnh hưởng trực tiếp tới cường độ hô hấp do O2 là nguyên liệu của hô hấp
Hàm lượng CO2: nồng độ CO2 cao gây ức chế hô hấp hiếu khí, cây chuyển sang lên men, tạo sản phẩm gây độc, giảm sức sống của hạt.
5. Ứng dụng hô hấp trong thực tiễn như thế nào?
– Hô hấp trong bảo quản nông sản:
+) Điều chỉnh hàm lượng nước
+) Điều chỉnh nhiệt độ
+) Điều chỉnh thành phần không khí trong môi trường bảo quản
– Hô hấp trong trồng trọt:
+) Làm đất, làm cỏ sục bùn, vun gốc,…
+) Trồng cây đúng thời vụ
+) Chủ động tưới tiêu hợp lí,…
6. Mối quan hệ giữa quang hợp và hô hấp là gì?
Hai quá trình này liên quan chặt chẽ với nhau:
Sơ đồ tư duy Bài 6: Hô hấp ở thực vật
B. Bài tập trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 6: Hô hấp ở thực vật
Đang cập nhật …
Xem thêm các bài tóm tắt Lý thuyết Sinh học lớp 11 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Bài 4: Quang hợp ở thực vật
Lý thuyết Bài 6: Hô hấp ở thực vật
Lý thuyết Bài 8: Dinh dưỡng và tiêu hóa ở động vật
Lý thuyết Bài 9: Hô hấp ở động vật
Lý thuyết Bài 10: Tuần hoàn ở động vật