Sinh học lớp 11 Bài 2: Trao đổi nước và khoáng ở thực vật
A. Lý thuyết Sinh học 11 Bài 2: Trao đổi nước và khoáng ở thực vật
1. Vai trò của nước là gì?
- Là thành phần cấu tạo của tế bào
- Là dung môi hòa tan các chất, tham gia vào quá trình vận chuyển các chất trong cây
- Điều hòa nhiệt độ của cơ thể thực vật
-
Là nguyên liệu, môi trường của các phản ứng sinh hoá.
2. Vai trò của các nguyên tố khoáng là gì?
3. Quá trình hấp thụ khoáng và nước ở rễ diễn ra như thế nào?
- Hấp thụ nước ở tế bào lông hút: theo cơ chế thẩm thấu (nước di chuyển từ đất vào tế bào lông hút)
- Hấp thụ khoáng ở tế bào lông hút: theo 2 cơ chế: thu động (từ đất vào rễ theo gradien nồng độ) và chủ động ( ngược gradien nồng độ).
-
Vận chuyển nước và khoáng từ lông hút vào mạch gỗ của rễ: theo 2 con đường là con đường gian bào và con đường tế bào chất
-
Vận chuyển nước và các chất trong thân: dòng mạch gỗ và dòng mạch rây
4. Quá trình thoát hơi nước ở lá diễn ra như thế nào?
Thoát hơi nước là sự bay hơi của nước qua bề mặt cơ thể thực vật vào khí quyển. Thoát hơi nước diễn ra theo 2 con đường:
Thoát hơi nước qua bề mặt lá:
- Phụ thuộc độ dày tầng cutin và diện tích lá
-
Lớp cutin ở cây trưởng thành dày hơn cây non
Thoát hơi nước qua khí khổng:
- Phụ thuộc số lượng, hoạt động đóng mở khí khổng
- Khí khổng là khe hở trên bề mặt lớp tế bào biểu bì lá được tạo nên giữa 2 tế bào khí khổng
Vai trò của thoát hơi nước:
- Thoát hơi nước tạo lực hút kéo nước và các chất hòa tan đi theo một chiều từ rễ lên lá
- Trong quá trình thoát hơi nước, khí khổng mở để tạo điều kiện để CO2 từ môi trường khuếch tán vào lá, cung cấp nguyên liệu cho quang hợp.
-
Thoát hơi nước làm giảm nhiệt độ bề mặt của lá, đảm bảo cho lá không bị hư hại, đặc biệt là những ngày nắng nóng.
5. Vai trò của nitrogen là gì?
- Vai trò cấu trúc: nitrogen là thành phần của các hợp chất hữu cơ quan trọng như protein, nucleic acid, diệp lục,…
-
Vai trò điều tiết: nitrogen tham gia cấu tạo nên enzyme, các hormone thực vật,… qua đó điều tiết các quá trình sinh trưởng, phát triển của thực vật.
6. Nguồn cung cấp nitrogen của thực vật từ đâu?
7. Quá trình biến đổi nitrate và ammonium ở thực vật diễn ra như thế nào?
- Khử nitrate:
- Đồng hóa ammonium:
8. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động trao đổi nước gà dinh dưỡng khoáng là gì?
- Ánh sáng: ánh sáng thúc đẩy khí khổng mở, làm tăng thoát hơi nước tạo động lực cho hấp thụ, vận chuyển khoáng và nước
- Nhiệt độ: tốc độ hấp thụ nước và khoáng tỉ lệ thuận với sự tăng nhiệt độ
-
Độ ẩm đất và không khí: độ ẩm đất tỉ lệ thuận với khả năng hấp thụ nước và khoáng
B. Bài tập trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 2: Trao đổi nước và khoáng ở thực vật
Câu 1: Sự hấp thụ ion khoáng thụ động của tế bào rễ cây phụ thuộc vào
A. hoạt động trao đổi chất.
B. chênh lệch nồng độ ion.
C. cung cấp năng lượng.
D. hoạt động thẩm thấu.
Giải thích
Sự hấp thụ khoáng thụ động của tế bào rễ cây chủ yếu phụ thuộc vào sự chênh lệch nồng độ ion, một số ion khoáng sẽ xâm nhập theo cơ chế thụ động rồi bắt đầu di chuyển từ đất (nơi có nồng độ ion cao) vào các tế bào lông hút (nơi chứa nồng độ của các ion thấp hơn).
Câu 2: Vai trò chung của các nguyên tố vi lượng là:
A. Cấu tạo các đại phân tử
B. Hoạt hóa các enzim
C. Cấu tạo axit nuclêic
D. Cấu tạo protein
Giải thích
Các chất dinh dưỡng vi lượng đều có vai trò chung là tham gia cấu tạo các enzim, vitamin, hoocmon đồng thời điều tiết quá trình trao đổi chất trong toàn bộ các hoạt động sống của cơ thể. Tất nhiên mỗi nguyên tố có vai trò khác nhau trong cơ thể con người.
Câu 3: Ở thực vật, nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu nào sau đây là nguyên tố đa lượng?
A. Sắt.
B. Lưu huỳnh
C. Mangan.
D. Bo.
Câu 4: Khi làm thí nghiệm trồng cây trong chậu đất nhưng thiếu một nguyên tố khoáng thì triệu chứng thiếu hụt khoáng thường xảy ra trước tiên ở những bộ phận non. Nguyên tố khoáng đó được nhận xét là
A. Nito
B. Canxi.
C. Sắt.
D. Cả ba nguyên tố trên
Câu 5: Nước được vận chuyển ở thân chủ yếu?
A. qua mạch rây theo chiều từ trên xuống.
B. qua mạch gỗ
C. từ mạch rây sang mạch gỗ
D. từ mạch gỗ sang mạch rây
Giải thích
Nước được vận chuyển ở thân chủ yếu đi qua mạch gỗ. Các tế bào của mạch gỗ cùng loại sẽ nối với nhau (đầu của tế bào này gắn với đầu của tế bào kia) tạo thành một loạt các ống dài dẫn từ rễ lên lá giúp cho dòng mạch gỗ (chủ yếu chứa ion khoáng và nước) di chuyển bên trong
Xem thêm các bài tóm tắt Lý thuyết Sinh học lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Bài 1: Khái quát về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng
Lý thuyết Bài 2: Trao đổi nước và khoáng ở thực vật
Lý thuyết Bài 3: Thực hành: Trao đổi nước và khoáng ở thực vật
Lý thuyết Bài 4: Quang hợp ở thực vật
Lý thuyết Bài 6: Hô hấp ở thực vật