Giải SBT Sinh học 11 Chương 1: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật
Câu 1 trang 23 SBT Sinh học 11: Nguồn năng lượng khởi đầu sự sống trên Trái Đất là
A. Năng lượng ánh sáng mặt trời.
B. Hoá năng.
C. Điện năng.
D. Năng lượng phóng xạ.
Phương pháp:
Mặt trời là nguồn năng lượng chủ yếu cho sự sống trên Trái Đất vì:
– Mặt trời sưởi ấm cho muôn loài.
– Mặt trời giúp cho cây xanh tốt. Cây xanh tốt tạo ta những điều kiện thuận lợi cho sự sống trên Trái Đất như sản xuất ra oxi, là thức ăn gián tiếp của động vật, cung cấp củi đun.
Trả lời:
A. Năng lượng ánh sáng mặt trời.
Câu 2 trang 23 SBT Sinh học 11: Khi nói về vai trò của trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng đối với sinh vật, có bao nhiêu ý sau đây sai?
1. Cung cấp nguyên liệu xây dựng cơ thể.
2. Cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống.
3. Tạo ra các chất tham gia điều hoà quá trình sinh trưởng và phát triển, sinh sản.
4. Các chất dẫn truyền thần kinh trong các phản xạ ở động vật hay các hormone tham gia vào các vận động cảm ứng ở thực vật được tổng hợp trong quá trình trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng.
Phương án trả lời đúng là
A. 1
B. 2
C. 3
D. 0
Trả lời:
Không có ý sai => D đúng
Câu 3 trang 23 SBT Sinh học 11: Những dấu hiệu nào sau đây là đặc trưng của quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng?
1. Tiếp nhận các chất từ môi trường và vận chuyển các chất.
2. Tăng số lượng và kích thước tế bào.
3. Thải các chất vào môi trường.
4. Biến đổi các chất kèm theo chuyển hóa năng lượng ở tế bào.
5. Phân hoá tế bào thành nhiều loại có cấu trúc và chức năng khác nhau
6. Được điều hoà bởi các hormone hoặc theo cơ chế thần kinh – thể dịch
Phương án trả lời đúng là:
A. 1, 2, 3, 4
B. 1, 3, 4, 5
C. 1, 3, 5, 6
D. 3, 4, 5, 6
Phương pháp:
Các dấu hiệu đặc trưng của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật gồm: tiếp nhận, vận chuyển các chất từ môi trường sống, chuyển hóa các chất kèm theo chuyển hóa năng lượng ở tế bào và thải các chất thải vào môi trường.
Trả lời:
B. 1, 3, 4, 5
Câu 4 trang 24 SBT Sinh học 11: Quá trình chuyển hóa năng lượng trong sinh giới diễn
ra theo trình tự nào sau đây?
A. Tổng hợp → Phân giải → Huy động năng lượng.
B. Quang hợp → Hô hấp → Tổng hợp ATP.
C. Tích lũy năng lượng → Giải phóng năng lượng → Huy động năng lượng.
D. Quang hợp → Hô hấp → Huy động năng lượng.
Phương pháp:
Quá trình chuyển hóa năng lượng trong sinh giới bao gồm ba giai đoạn: tổng hợp, phân giải và huy động năng lượng.
Trả lời:
A. Tổng hợp → Phân giải → Huy động năng lượng.
Câu 5 trang 24 SBT Sinh học 11: Nhóm sinh vật nào sau đây gồm toàn các sinh vật dị dưỡng?
A. Nấm men, trùng roi xanh, dế mèn.
B. Nấm hương, tảo nâu, giun đất.
C. Nấm mốc, vi khuẩn lam, cây bắt ruồi.
D. Nấm rơm, vị khuẩn H. pylori, san hô.
Phương pháp:
Sinh vật dị dưỡng là một nhóm sinh vật tiêu thụ hoặc hấp thụ cacbon hữu cơ (thay vì cố định cacbon từ các nguồn vô cơ như cacbon dioxide) để có thể sản xuất năng lượng và tổng hợp các hợp chất để duy trì sự sống.
Trả lời:
D. Nấm rơm, vị khuẩn H. pylori, san hô.
Câu 6 trang 24 SBT Sinh học 11: Phát biểu nào dưới đây không đúng khi nói về vai trò của nước đối với thực vật?
A. Tham gia vào thành phần cấu tạo của tế bào
B. Điều hòa nhiệt độ của cơ thể thực vật chủ yếu thông qua quá trình thoát hơi nước
C. Là thành phần cấu tạo của các hợp chất hữu cơ như protein, lipid, carbohydrate,…
D. Là nguyên liệu, môi trường cho các phản ứng hóa sinh diễn ra trong tế bào
Phương pháp:
Vai trò của nước và muối khoáng
Trả lời:
C. Là thành phần cấu tạo của các hợp chất hữu cơ như protein, lipid, carbohydrate,…
Câu 7 trang 24 SBT Sinh học 11: Nguyên tố potassium (K) có vai trò gì trong cây?
A. Là thành phần cấu tạo của diệp lục
B. Điều tiết áp suất thẩm thấu của tế bào, thúc đẩy vận chuyển các sản phẩm quang hợp về cơ quan dự trữ.
C. Là thành phần cấu tạo của nucleic acid, các enzyme và tham gia vào quá trình tổng hợp diệp lục.
D. Điều tiết quá trình trao đổi nitrogen ở thực vật
Trả lời:
B. Điều tiết áp suất thẩm thấu của tế bào, thúc đẩy vận chuyển các sản phẩm
Câu 8 trang 24 SBT Sinh học 11: Phát biểu nào dưới đây chỉ sự khác nhau giữa cơ chế hấp thụ khoáng chủ động và bị động?
A. Rễ cần năng lượng để hấp thụ khoáng theo cơ chế thụ động, trong khi cơ chế chủ động không tiêu tốn năng lượng
B. Theo cơ chế chủ động, chất khoáng đi từ nơi có nồng độ cao đến nơi
có nồng độ thấp, trong khi ở cơ chế thụ động, chất khoáng đi ngược chiều gradien nồng độ.
C. Năng lượng chỉ được sử dụng khi chất khoáng được vận chuyển ngược chiều gradien nồng độ theo cơ chế chủ động.
D. Chất khoáng được vận chuyển từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thập trong cả cơ chế chủ động và bị động nhưng chỉ có cơ chế chủ động là cân sử dụng năng lượng.
Trả lời:
C. Năng lượng chỉ được sử dụng khi chất khoáng được vận chuyển ngược chiều gradien nồng độ theo cơ chế chủ động.
Câu 9 trang 25 SBT Sinh học 11: Khi nói về con đường vận chuyển nước và chất khoáng ở rễ, những phát biểu nào dưới đây là đúng?
1. Nước và chất khoáng được vận chuyển từ đất vào rễ theo con đường gian bào và con đường tế bào chất.
2. Trong con đường gian bào, nước và chất khoáng được vận chuyển qua các không bào trước khi đi vào hệ thống mạch gỗ.
3. Đai Caspary tham gia kiểm soát lượng chất khoáng vận chuyển theo con đường gian bào.
4. Cầu sinh chất nối giữa các tế bào tham gia vào quá trình vận chuyển nước và chất khoáng theo con đường tế bào chất.
Phương án trả lời đúng là:
A. 1, 2, 3
B. 1, 3, 4
C. 2, 3, 4
D. 1, 2, 4
Trả lời:
B. 1, 3, 4
Câu 10 trang 25 SBT Sinh học 11: Liên quan đến dòng mạch gỗ, nhận định nào dưới đây không đúng?
A. Mạch gỗ vận chuyển nước và chất khoáng từ rễ lên thân và lá.
B. Trong mạch gỗ, nước và chất khoáng chỉ được vận chuyển theo chiều dọc, từ dưới lên trên.
C. Ngoài nước và chất khoáng, dịch mạch gỗ còn chứa các chất hoà tan khác như đường, amino acid, hormone.,…
D. Lực kéo từ thoát hơi nước, lực liên kết giữa các phân tử nước và lực bám giữa phân tử nước với thành mạch dẫn, lực đầy của áp suất rễ là các động lực vận chuyển của dòng mạch gỗ.
Trả lời:
Trong mạch gỗ, nước và chất khoáng chỉ được vận chuyển theo chiều dọc, từ dưới lên trên là sai
Câu 11 trang 25 SBT Sinh học 11: Những nhận định nào dưới đây về đặc điểm của dòng mạch rây là đúng?
1. Các chất vận chuyển trong dòng mạch rây có thể di chuyền theo hai hướng,
từ lá xuống thân, rễ hoặc theo chiều ngược lại.
2. Các tế bào cầu tạo nên mạch rây (tế bào kèm và ng rây) là các tế bào chết.
3. Đường sucrose là thành phần chính của dịch mạch rây.
4. Các chất được vận chuyển trong mạch rây ngược chiều với gradient nồng
độ của chúng.
Phương án trả lời đúng là:
A. 1, 2
B. 1, 3
C. 2, 3
D. 1, 4
Trả lời:
B. 1, 3
Câu 12 trang 26 SBT Sinh học 11: Thực vật có thể dự trữ nitrogen dưới dạng NH4+ theo con đường nào dưới đây?
A. NO3– → NH4+
B. NH4+ + keto acid → amino acid.
C. NH4+ + amino dicarboxylic → amide.
D. N2 + H2 → NH4+
Phương pháp:
Thực vật có thể dự trữ nitrogen dưới dạng NH4+ hoặc NO3–
Trả lời:
NH4+ + amino dicarboxylic → amide.
Câu 13 trang 26 SBT Sinh học 11: Nguyên nhân nào dưới đây là lí do chính khiến cây chết khi bị ngập úng trong thời gian dài?
A. Rễ cây hấp thụ quá nhiều nước.
B. Rễ cây hấp thụ quá nhiều chất khoáng.
C. Rễ cây không hô hấp được do thiếu oxygen.
D. lon khoáng bị lắng xuống tầng nước ngầm nên cây không hấp thụ được.
Phương pháp:
Cây ngập úng rễ không hô hấp được
Trả lời:
C. Rễ cây không hô hấp được do thiếu oxygen.
Câu 14 trang 26 SBT Sinh học 11: Nitrogen tồn tại trong xác thực vật, động vật, vi sinh vật là dạng
A. nitrogen hữu cơ, cây trồng có thể hấp thụ trực tiếp không qua chuyển hoá.
B. nitrogen dễ tan và dễ bị rửa trôi, cây trồng chỉ hấp thụ được một phần.
C. nitrogen hữu cơ, không tan, cây trồng chỉ hấp thụ được sau khi được
truyền hóa thành dạng dễ tan nhờ vi sinh vật.
D. nitrogen tự do, cây trồng chỉ hấp thụ được nhờ vai trò của các nhóm vi sinh vật cố định đạm
Phương pháp:
Nitrogen tồn tại trong xác thực vật, động vật, vi sinh vật là dạng chưa hấp thụ được
Trả lời:
Nitrogen hữu cơ, không tan, cây trồng chỉ hấp thụ được sau khi được truyền hóa thành dạng dễ tan nhờ vi sinh vật.
Câu 15 trang 26 SBT Sinh học 11: Những lí do nào dưới đây giải thích cho việc cân tránh tưới nước cho cây
vào buổi trưa trong những ngày nắng nóng?
1. Vì nhiệt độ cao làm đóng khí khổng, nước không bị mất đi qua quá trình thoát hơi nước.
2. Vì nước có thể đọng lại trên lá cây tạo thành các thấu kính hội tụ hấp thụ năng lượng mặt trời làm cháy lá cây
3. Vì nhiều độ mặt đất cao, nước tưới vào sẽ bốc hơi nóng làm héo lá
4. Vì độ ẩm không khí cao, thoát hơi nước ở lá giảm
Phương án trả lời đúng là:
A. 1, 2
B. 1, 3
C. 2, 3
D. 1, 4
Trả lời:
C. 2, 3
Câu 16 trang 26 SBT Sinh học 11: Khi nồng độ ion K+ trong đất là 0,5%, trong cây là 0,3%, cây cần K và sẽ hấp thụ K+ theo cơ chế nào sau đây?
A. Hấp thụ thụ động.
B. Hấp thụ chủ động.
C.Hấp thụ theo cơ chế khuếch tán.
D. Hấp thụ theo cơ chế thẩm thấu.
Phương pháp:
K+ trong đất là 0,5% > trong cây là 0,3%
Trả lời:
B. Hấp thụ chủ động.
Câu 17 trang 27 SBT Sinh học 11: Ở thực vật C3, khi giảm nồng độ CO2 thì lượng 3-PGA và RuBP trong chu trình Calvin thay đổi như thế nào?
A. 3-PGA tăng, RuBP giảm.
B. 3-PGA, RuBP đều giảm.
C. 3-PGA, RuBP đều tăng.
D. 3-PGA giảm, RuBP tăng.
Phương pháp:
Dựa vào chu trình Canvil
Trả lời:
3-PGA, RuBP đều giảm.
Câu 18 trang 27 SBT Sinh học 11: Con đường cố định CO2 của thực vật CAM và thực vật C4 khác nhau chủ yếu ở:
A. chất tham gia và sản phẩm tạo thành.
B. không gian và thời gian diễn ra.
C. sản phẩm ổn định đầu tiên.
D. chất nhận CO2.
Trả lời:
Con đường cố định CO2 của thực vật CAM và thực vật C4 khác nhau chủ yếu ở không gian và thời gian diễn ra.
Câu 19 trang 27 SBT Sinh học 11: Cho các phát biểu sau:
1. Các loại lá già có màu vàng, màu đỏ hay các loại quả gấc, xoài, cà chua…. đều chứa nhiều carotenoid.
2. Trong quá trình chiết rút diệp lục hay carotenoid, không được cho nước hay cồn trong ống nghiệm ngập mẫu vật.
3. Các thao tác chiết rút carotenoid từ lá, quả, củ có màu vàng tương tự như chiết rút diệp lục.
4. Lá có màu xanh hay lá có màu vàng hoặc đỏ chứa lượng diệp lục tương tự nhau, còn carotenoid ở lá vàng, hoặc đỏ thì nhiều hơn so với lá xanh.
Các phát biểu đúng là:
A. 1, 2
B. 1, 3
C. 2, 3
D. 2, 4
Trả lời:
B. 1, 3
Câu 20 trang 27 SBT Sinh học 11: Cho các phát biểu sau:
1. Sử dụng băng dính đen bịt kín một phần lá ở cả hai mặt là để không cho ánh sáng xuyên qua lá, như vậy diệp lục sẽ không hấp thụ ánh sáng đề quang hợp tạo thành tính bột.
2. Đun sôi cách thuỷ chiếc lá đã bỏ băng dính đen có tác dụng rửa sạch vết băng dính để lại
3. Đặt chậu cây khoai tây trong bóng tối 2 ngày để tinh bột có sẵn trong lá trước đó được sử dụng hết.
4. Sử dụng băng dính đen có thể biết được cây chế tạo tinh bột khi có ánh sáng.
5. Thả thêm cành rong vào bể cá vì rong có tác dụng ức chế sự phát triển của các vi sinh vật gây hại cho cá.
6. Cho cành rong vào trong ống nghiệm có nước, để phần cuống rong hướng lên trên để khí oxygen tạo thành sẽ theo mạch dẫn thoát ra phía đầu cuống ra ngoài.
Các phát biểu đúng là:
A. 1, 2 và 3.
B. 1, 3 và 6.
C. 2, 3 và 5.
D. 2, 4 và 5.
Trả lời:
Các phát biểu đúng là 1,3 và 6.
Câu 21 trang 28 SBT Sinh học 11: Các giai đoạn của hô hấp tế bào diễn ra theo trình tự nào dưới đây?
A. Đường phân → Chu trình Krebs → Chuỗi truyền electron hô hấp.
B. Chu trình Krebs → Đường phân → Chuỗi truyền e hô hấp.
C. Đường phân → Chuỗi truyền electron hô hấp → Chu trình Krebs.
D. Chuỗi truyền electron hô hấp → Chu trình Krebs → Đường phân.
Trả lời:
A. Đường phân → Chu trình Krebs → Chuỗi truyền electron hô hấp.
Câu 22 trang 28 SBT Sinh học 11: Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng khi nói về hô hấp ở thực vật?
1. Quá trình hô hấp ở hạt đang nảy mầm diễn ra mạnh hơn ở hạt đang trong giai đoạn nghỉ.
2. Hô hấp tạo ra các sản phẩm trung gian cho các quá trình tổng hợp các chất hữu cơ khác trong cơ thể.
3. Phân giải kị khí bao gồm chu trình Krebs và chuỗi truyền electron trong hô hấp.
4. Trong phân giải kị khí và phân giải hiếu khí, quá trình phân giải glucose thành pyruvate đều diễn ra trong ti thể.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Trả lời:
1. Quá trình hô hấp ở hạt đang nảy mầm diễn ra mạnh hơn ở hạt đang trong giai đoạn nghỉ.
2. Hô hấp tạo ra các sản phẩm trung gian cho các quá trình tổng hợp các chất hữu cơ khác trong cơ thể.
Câu 23 trang 28 SBT Sinh học 11: Cho một lượng hạt đang nảy mầm vào bình tam giác rồi đậy kín lại và để trong một thời gian ngắn (vài giờ). Hãy cho biết những nhận định nào sau đây đúng.
1. Tỉ lệ % oxygen trong bình tam giác sẽ tăng lên, còn tỉ lệ % CO2 sẽ giảm đi so với ban đầu (khi mới cho hạt vào) tăng lên, còn tỉ lệ % CO2 sẽ giảm đi so với ban đầu (khi mới cho hạt vào).
2. Nếu bình tam giác được cắm một nhiệt kế, ta sẽ thấy nhiệt độ trong bình tam giác cao hơn so với ban đầu (khi mới cho hạt vào)
3. Quá trình hô hấp của hạt đang nảy mầm có thể tạo ra các sản phẩm trung gian cần cho sự tổng hợp các chất hữu cơ của mầm cây
4. Trong hạt đang nảy mầm diễn ra quá trình phân giải các chất hữu cơ dự trữ trong hạt thành năng lượng cần cho hạt nảy mầm
A. 1, 2, 3
B. 1, 2, 4
C. 2, 3, 4
D. 1, 3, 4
Phương pháp:
Cho một lượng hạt đang nảy mầm vào bình tam giác rồi đậy kín lại và để trong một thời gian ngắn (vài giờ) sẽ xảy ra hô hấp
Trả lời:
C. 2, 3, 4
Câu 24 trang 28 SBT Sinh học 11: Để tìm hiểu về quá trình hô hấp ở thực vật, một bạn học sinh đã làm thí nghiệm theo đúng quy trình với 10g hạt đậu xanh đang nảy mầm, nước vôi trong và các dụng cụ thí nghiệm đầy đủ. Nhận định nào sau đây đúng?
A. Thí nghiệm chỉ xảy ra trong điều kiện không có ánh sáng
B. Nếu thay hạt đang nảy mầm bằng hạt khô thì kết quả vẫn không thay đổi
C. Nếu thay đổi nước vôi trong bằng dung dịch kiềm thì kết quả cũng giống như sử dụng nước vôi trong
D. Nước vôi trong bị vẩn đục là do CaCO3 được hình thành.
Trả lời:
D. Nước vôi trong bị vẩn đục là do CaCO3 được hình thành.
Câu 25 trang 29 SBT Sinh học 11: Để tiến hành thí nghiệm xác định cây xanh chủ yếu thải CO2 trong quá trình hô hấp, điều kiện nào là cần thiết cho thí nghiệm?
A. Làm thí nghiệm trong buồng tối.
B. Sử dụng một cây có nhiều lá.
C. Sử dụng một cây non.
D. Để cây ngập trong nước.
Phương pháp:
Để tiến hành thí nghiệm xác định cây xanh chủ yếu thải CO2 trong quá trình hô hấp cần tạo điều kiện cho cây hô hấp
Trả lời:
A. Làm thí nghiệm trong buồng tối.
Câu 26 trang 29 SBT Sinh học 11: Để phát hiện hô hấp ở thực vật, một nhóm học sinh đã tiền hành thí nghiệm như sau: Dùng bình cách nhiệt giống nhau đánh số thứ tự 1, 2, 3 và 4. Cả bốn bình đều đựng hạt của một giống lúa:
– Bình 1 chứa 1 kg hạt mới nhú mầm.
– Bình 2 chứa 1 kg hạt khô.
– Bình 3 chứa 1 kg hạt mới nhú mầm đã luộc chín.
– Bình 4 chứa 0,5 kg hạt mới nhú mầm.
Đậy kín nắp mỗi bình rồi để trong 2 giờ. Biết rằng các điều kiện khác ở bốn bình là như nhau và phù hợp với thí nghiệm. Theo lí thuyết, những dự đoán sau đây về kết quả thí nghiệm là đúng?
1. Nhiệt độ ở cả bồn bình đều tăng.
2. Nhiệt độ ở bình 1 cao nhất.
3. Nồng độ O2 ở bình 1 và bình 4 đều giảm.
4. Nồng độ O2 ở bình 3 tăng.
A. 1, 2.
B. 2, 3
C. 3, 4
D. 1, 4
Trả lời:
B. 2, 3
Câu 27 trang 29 SBT Sinh học 11: Có bao nhiêu chất dưới đây không cung cấp năng lượng nhưng lại hết sức cần thiết cho cơ thể người?
1. Protein
2. Nước
3. Tinh bột
4. Chất khoáng
5. Dầu thực vật
6. Vitamin
7. Chất xơ
8. Mỡ động vật
Phương án trả lời đúng là:
A. 2
B. 3.
C. 4
D. 5.
Trả lời:
Các chất không cung cấp năng lượng nhưng cần thiết cho cơ thể là: 2, 4, 6, 7
Câu 28 trang 29 SBT Sinh học 11: Những phát biểu nào sau đây về quá trình tiêu hoá ở động vật là đúng?
1. Ống tiêu hoá được phân hóa thành các bộ phận khác nhau tạo sự chuyên hóa về chức năng
2. Trong túi tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa nội bào
3. Ở động vật chưa có cơ quan tiêu hoá, thức ăn được tiêu hóa nội bào
4. Trong ống tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa nội bào và ngoại bào
Phương án trả lời đúng là:
A. 1, 2
B. 1, 3
C. 3, 4
D. 1, 4
Trả lời:
B. 1, 3
Câu 29 trang 30 SBT Sinh học 11: Lipid được tiêu hoá ở cơ quan nào trong hệ tiêu hóa?
A. Khoang miệng.
B. Dạ dày
C. Ruột non.
D. Ruột gia.
Trả lời:
Lipid được tiêu hoá ở dạ dày
Câu 30 trang 30 SBT Sinh học 11: Chất nào sau đây có con đường hấp thụ khác với các chất còn lại?
A. Amino acid.
B. Glucose.
C. Acid béo.
D. Chất khoáng.
Phương pháp:
Con đường hấp thụ các chất trong tiêu hóa
Trả lời:
Acid béo có con đường hấp thụ khác với các chất còn lại
Câu 31 trang 30 SBT Sinh học 11: Cơ quan nào sau đây có chức năng tiêu hoá một phần protein thành các peptide?
A. Dạ dày.
B. Ruột non.
C. Khoang miệng.
D. Mật.
Trả lời:
Dạ dày tiêu hóa một phần protein
Câu 32 trang 30 sách bài tập Sinh học 11: Những phát biểu nào sau đây là đúng?
1. Enzyme pepsin do dạ dày tiết ra có tác dụng phân giải protein thành các amino acid.
2. Enzyme lipase do mật tiết ra có tác dụng phân giải lipid thành acid béo và glycerol.
3. Enzyme amylase do các tuyến nước bọt tiết ra có tác dụng thuỷ phân tinh bột thành đường glucose.
4. Enzyme trypsin do tuyến tụy tiết ra phân giải các peptide thành amino acid.
Phương án trả lời đúng là
A. 1, 2.
B. 2, 3.
C. 3, 4.
D. 2, 4.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
Các phát biểu đúng gồm: 2, 4.
1. Sai. Enzyme pepsin do dạ dày tiết ra có tác dụng phân giải protein thành các peptide.
3. Sai. Enzyme amylase do các tuyến nước bọt tiết ra có tác dụng thuỷ phân tinh bột thành đường maltose.
Câu 33 trang 30 sách bài tập Sinh học 11: Chức năng nào sau đây không phải của ruột già?
A. Hấp thụ nước.
B. Hấp thụ vitamin.
C. Hấp thụ chất điện giải.
D. Hấp thụ glucose.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
Ruột già có chức năng chính là hấp thụ lại nước, một số vitamin, chất điện giải và thải phân.
D. Sai. Hấp thụ glucose diễn ra ở ruột non.
Câu 34 trang 30 sách bài tập Sinh học 11: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về chức năng của ruột non?
A. Ruột non là cơ quan chủ yếu hấp thụ chất dinh dưỡng.
B. Ở ruột non diễn ra quá trình tiêu hoá hoá học, thuỷ phân các chất dinh dưỡng trong thức ăn thành các chất dinh dưỡng đơn giản có thể hấp thụ được.
C. Ở ruột non không có quá trình tiêu hoá cơ học.
D. Các enzyme tiêu hoá thức ăn ở ruột non có trong dịch tuỵ, dịch mật và dịch ruột.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
C. Sai. Ở ruột non có quá trình tiêu hoá cơ học: Các nhu động của ruột non (co thắt từng đoạn, dao động kiểu con lắc và nhu động kiểu làn sóng) có tác dụng nhào trộn thức ăn với dịch tuỵ, dịch mật, dịch ruột, đồng thời đẩy thức ăn dịch chuyển trong ruột non về phía ruột già.
Câu 35 trang 31 sách bài tập Sinh học 11: Trong hệ tiêu hoá ở người, các bộ phận vừa diễn ra quá trình tiêu hoá cơ học, vừa diễn ra quá trình tiêu hoá hoá học là
A. miệng, thực quản, dạ dày.
B. miệng, dạ dày, ruột non.
C. thực quản, dạ dày, ruột non.
D. thực quản, dạ dày, ruột già.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Trong hệ tiêu hoá ở người, các bộ phận vừa diễn ra quá trình tiêu hoá cơ học, vừa diễn ra quá trình tiêu hoá hoá học là: miệng, dạ dày, ruột non.
Câu 36 trang 31 sách bài tập Sinh học 11: Ở người, loại chất dinh dưỡng nào sau đây là nguồn cung cấp nănglượng chủ yếu cho cơ thể?
A. Chất bột đường.
B. Chất đạm.
C. Chất béo.
D. Chất khoáng
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
Ở người, chất bột đường là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể. Khi thiếu hụt chất bột đường, chất đạm và chất béo trở thành nguồn cung cấp nănglượng thay thế.
Câu 37 trang 31 sách bài tập Sinh học 11: Bề mặt trao đổi khí ở động vật là
A. bộ phận hoặc cơ quan thực hiện trao đổi khí O2 và CO2.
B. bộ phận hoặc cơ quan dẫn khí từ môi trường vào cơ thể.
C. bộ phận hoặc cơ quan hấp thụ khí O2.
D. bộ phận hoặc cơ quan vận chuyển khí O2vào tế bào và đưa CO2 ra khỏi tế bào.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
Bề mặt trao đổi khí ở động vật là bộ phận hoặc cơ quan thực hiện trao đổi khí O2 và CO2. Bề mặt trao đổi khí là cơ quan chuyên hoá như da, mang, phổi, hệ thống ống khí hoặc bề mặt cơ thể.
Câu 38 trang 31 sách bài tập Sinh học 11: Hô hấp ở động vật là quá trình
A. lấy O2 liên tục từ môi trường vào cơ thể.
B. thải khí CO2 sinh ra từ quá trình chuyển hoá tế bào ra môi trường.
C. oxy hoá các hợp chất hữu cơ, tạo năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống. D. lấy O2từ môi trường vào làm nguyên liệu cho hô hấp tế bào, tạo năng lượng cho cáchoạt động sống, đồng thời thải CO2 ra môi trường.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
Hô hấp ở động vật là quá trình lấy O2từ môi trường vào làm nguyên liệu cho hô hấp tế bào, tạo năng lượng cho cáchoạt động sống, đồng thời thải CO2 ra môi trường.
Câu 39 trang 31 sách bài tập Sinh học 11: Ý nào sau đây thể hiện đúng nhất vai trò của hô hấp ở động vật?
A. Cung cấp O2 cho quá trình phân giải chất hữu cơ tạo năng lượng cho các hoạt động sống.
B. Cung cấp O2 cho quá trình phân giải chất hữu cơ tạo năng lượng cho các hoạt động sống, đồng thời thải CO2 ra ngoài môi trường, đảm bảo sự cân bằng trong cơ thể.
C. Cung cấp O2 để phân giải các chất độc hại sinh ra từ quá trình chuyển hoá tế bào thành CO2 và nước rồi thải ra ngoài môi trường, đảm bảo sự cân bằng trong cơ thể.
D. Đảm bảo sự cân bằng và đổi mới liên tục khí O2 và CO2 giữa tế bào và môi trường.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Đối với động vật, hô hấp có những vai trò sau:
– Lấy O2 từ môi trường sống cung cấp cho hô hấp tế bào, tạo năng lượng cho các hoạt động sống của cơ thể.
– Thải CO2 sinh ra từ hô hấp tế bào vào môi trường, đảm bảo cân bằng môi trường trong cơ thể.
Câu 40 trang 31 sách bài tập Sinh học 11: Quá trình hô hấp ở người và Thú diễn ra qua 5 giai đoạn liên tiếp là:
A. Thông khí → Trao đổi khí ở phổi → Vận chuyển khí O2 và CO2 → Trao đổikhí ở mô → Hô hấp tế bào.
B. Trao đổi khí ở phổi → Thông khí → Vận chuyển khí O2 và CO2 → Trao đổikhí ở mô →Hô hấp tế bào.
C. Trao đổi khí ở phổi → Vận chuyển khí O2 và CO2 → Trao đổi khí ở mô →Thông khí → Hô hấp tế bào.
D. Thông khí → Trao đổi khí ở phổi → Trao đổi khí ở mô → Vận chuyển khí O2và CO2 → Hô hấp tế bào.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
Quá trình hô hấp ở người và Thú diễn ra qua 5 giai đoạn liên tiếp là: Thông khí → Trao đổi khí ở phổi → Vận chuyển khí O2 và CO2 → Trao đổikhí ở mô → Hô hấp tế bào.
Câu 41 trang 32 sách bài tập Sinh học 11: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về bề mặt trao đổi khí?
A. Bề mặt trao đổi khí ở động vật có thể là da, mang, hệ thống ống khí, phổi hay bề mặt cơ thể.
B. Bề mặt trao đổi khí thường mỏng, ẩm ướt và có diện tích lớn.
C. O2, CO2 khuếch tán qua bề mặt trao đổi khí ở dạng hoà tan.
D. Trên bề mặt trao đổi khí luôn có mạng lưới mao mạch dày đặc.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
D. Sai. Bề mặt trao đổi khí thường có mạng lưới mao mạch dày đặc nhưng cũng có trường hợp bề mặt trao đổi khí không có mạng lưới mao mạch dày đặc như hệ thống ống khí ở côn trùng và một số chân khớp.
Câu 42 trang 32 sách bài tập Sinh học 11: Nhóm động vật nào sau đây có hình thức trao đổi khí khác với các nhómđộng vật còn lại?
A. Giun dẹp.
B. Thuỷ tức.
C. Động vật nguyên sinh.
D. Lưỡng cư.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
Giun dẹp, thuỷ tức, động vật nguyên sinh trao đổi khí qua bề mặt cơ thể. Lưỡng cư trao đổi khí qua phổi và da.
Câu 43 trang 32 sách bài tập Sinh học 11: Khi nói về quá trình trao đổi khí qua hệ thống ống khí, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai?
1. Trao đổi khí qua hệ thống ống khí gặp ở côn trùng.
2. Ống khí tận là nơi trao đổi khí O2 và CO2 với tế bào cơ thể.
3. Hệ thống ống khí gồm nhiều ống khí phân nhánh từ lớn đến nhỏ và thông với bên ngoài qua lỗ thở.
4. Ống khí nằm gần lỗ thở là ống khí tận có đường kính nhỏ nhất.
5. Tế bào cơ thể thực hiện trao đổi khí với dòng máu qua thành mao mạch nằm trên ống khí tận.
Phương án trả lời đúng là
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 1.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
1. Sai. Trao đổi khí qua hệ thống ống khí gặp ở côn trùng và một số chân khớp.
2. Đúng. Ống khí tận là nơi trao đổi khí O2 và CO2 với tế bào cơ thể.
3. Đúng. Hệ thống ống khí gồm nhiều ống khí phân nhánh từ lớn đến nhỏ và thông với bên ngoài qua lỗ thở.
4. Sai. Ống khí nằm gần lỗ thở là ống khí có đường kính lớn nhất.
5. Sai. Tế bào cơ thể thực hiện trao đổi khí trực tiếp với ống khí tận.
Câu 44 trang 33 sách bài tập Sinh học 11: Quá trình thông khí ở cá xương diễn ra các hoạt động sau:
1. Miệng mở ra, nước vào.
2. Miệng ngậm lại.
3. Nắp mang mở ra.
4. Nắp mang đóng.
5. Nền khoang miệng hạ xuống, khoang miệng và khoang mang rộng ra.
6. Nền khoang miệng nâng lên, khoang miệng và khoang mang hẹp lại.
7. Nước thoát ra qua mang.
Thứ tự các hoạt động diễn ra khi cả hít vào là:
A. Nắp mang đóng → Nền khoang miệng hạ xuống, khoang miệng và khoang mang rộng ra → Miệng mở ra, nước vào.
B. Miệng mở ra, nước vào → Nền khoang miệng hạ xuống, khoang miệng và khoang mang rộng ra → Nắp mang mở ra.
C. Miệng ngậm lại → Nền khoang miệng hạ xuống, khoang miệng và khoang mang rộng ra → Nắp mang mở ra, nước vào.
D. Miệng mở ra, nước vào → Nền khoang miệng nâng lên, khoang miệng và khoang mang rộng ra → Nắp mang mở ra.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
Thứ tự các hoạt động diễn ra khi cả hít vào là: Nắp mang đóng → Nền khoang miệng hạ xuống, khoang miệng và khoangmang rộng ra → Miệng mở ra, nước vào.
Câu 45 trang 33 sách bài tập Sinh học 11: Quá trình thông khí ở cá xương diễn ra các hoạt động sau:
1. Miệng mở ra, nước vào.
2. Miệng ngậm lại.
3. Nắp mang mở ra.
4. Nắp mang đóng.
5. Nền khoang miệng hạ xuống, khoang miệng và khoang mang rộng ra.
6. Nền khoang miệng nâng lên, khoang miệng và khoang mang hẹp lại.
7. Nước thoát ra qua mang.
Thứ tự các hoạt động diễn ra khi cá thở ra là:
A. Miệng ngậm lại → Nền khoang miệng hạ xuống, khoang miệng và khoang mang rộng ra → Nắp mang mở ra → Nước đi ra.
B. Miệng ngậm lại → Nền khoang miệng nâng lên, khoang miệng và khoang mang hẹp lại → Nắp mang mở ra → Nước đi ra.
C. Miệng ngậm lại → Nền khoang miệng hạ xuống, khoang miệng và khoang mang hẹp lại → Nắp mang mở ra → Nước đi ra.
D. Miệng ngậm lại → Nền khoang miệng nâng lên, khoang miệng và khoang mang rộng ra → Nắp mang mở ra → Nước đi ra.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Thứ tự các hoạt động diễn ra khi cá thở ra là: Miệng ngậm lại → Nền khoang miệng nâng lên, khoang miệng và khoang mang hẹp lại → Nắp mang mở ra → Nước đi ra.
Câu 46 trang 33 sách bài tập Sinh học 11: Quá trình thông khí ở người diễn ra các hoạt động sau:
(1) Cơ liên sườn co.
(2) Cơ liên sườn dãn.
(3) Lồng ngực và phổi dãn rộng.
(4) Lồng ngực và phổi hẹp lại.
(5) Cơ hoành co.
(6) Cơ hoành dãn.
Thứ tự các hoạt động diễn ra khi người hít vào là:
A. Cơ liên sườn co → Cơ hoành co → Lồng ngực và phổi dãn rộng → Không khí từ ngoài đi vào phổi.
B. Cơ liên sườn co → Cơ hoành dãn → Lồng ngực và phổi dãn rộng → Không khí từ ngoài đi vào phổi.
C. Cơ liên sườn dãn → Cơ hoành co → Lồng ngực và phổi dãn rộng → Không khí từ ngoài đi vào phổi.
D. Cơ liên sườn dãn → Cơ hoành dãn → Lồng ngực và phổi dãn rộng → Không khí từ ngoài đi vào phổi.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
Thứ tự các hoạt động diễn ra khi người hít vào là: Cơ liên sườn co → Cơ hoành co → Lồng ngực và phổi dãn rộng → Không khí từ ngoài đi vào phổi.
Câu 47 trang 34 sách bài tập Sinh học 11: Quá trình thông khí ở người diễn ra các hoạt động sau:
(1) Cơ liên sườn co.
(2) Cơ liên sườn dãn.
(3) Lồng ngực và phổi dãn rộng.
(4) Lồng ngực và phổi hẹp lại.
(5) Cơ hoành co.
(6) Cơ hoành dãn.
Thứ tự các hoạt động diễn ra khi người thở ra là:
A. Cơ liên sườn co → Cơ hoành co → Lồng ngực và phổi hẹp lại → Không khí từ phổi đi ra ngoài.
B. Cơ liên sườn co → Cơ hoành dãn → Lồng ngực và phổi hẹp lại → Không khí từ phổi đi ra ngoài.
C. Cơ liên sườn dãn → Cơ hoành co → Lồng ngực và phổi hẹp lại → Không khí từ phổi đi ra ngoài.
D. Cơ liên sườn dãn → Cơ hoành dãn → Lồng ngực và phổi hẹp lại → Không khí từ phổi đi ra ngoài.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
Thứ tự các hoạt động diễn ra khi người thở ra là: Cơ liên sườn dãn → Cơ hoành dãn → Lồng ngực và phổi hẹp lại → Không khí từ phổi đi ra ngoài.
Câu 48 trang 34 sách bài tập Sinh học 11: Nhóm sinh vật nào sau đây trao đổi khí qua bề mặt cơ thể?
A. Thuỷ tức, giup dẹp, ếch.
B. Giun đất, ếch, châu chấu.
C. Sứa, bọt biển, tôm.
D. Nhện, ếch, thằn lằn.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
A. Đúng. Thuỷ tức, giup dẹp, ếchtrao đổi khí qua bề mặt cơ thể.
B. Sai. Châu chấu trao đổi khí qua hệ thống ống khí.
C. Sai. Tôm trao đổi khí qua mang.
D. Sai. Nhện trao đổi khí bằng phổi và khí quản, thằn lằn trao đổi khí qua phổi.
Câu 49 trang 34 sách bài tập Sinh học 11: Cơ quan trao đổi khí của Chim là
A. hệ thống túi khí.
B. hệ thống ống khí.
C. hệ thống túi khí và phổi.
D. phổi.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Cơ quan trao đổi khí của Chim là hệ thống túi khí và phổi. Trong đó, phổi của Chim không có phế nang.
Câu 50 trang 34 sách bài tập Sinh học 11: Những phát biểu nào sau đây đúng?
1. Phổi người và Thú có rất nhiều phế nang.
2. Phổi Chim không có phế nang.
3. Phổi ếch có rất ít phế nang nhưng có nhiều mao mạch khí trên da.
4. Mao mạch khí có cấu tạo khác với phế nang nhưng có chức năng tương tự như phế nang.
Phương án trả lời đúng là
A. 1, 2, 4.
B. 2, 3, 4.
C. 1, 3, 4.
D. 1, 2, 3.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
Các phát biểu đúng là: 1, 2, 4.
3. Sai. Ếch không có mao mạch khí, mao mạch khí có ở Chim là do phế quản phân nhánh thành các ống khí rất nhỏ tạo thành.
Câu 51 trang 34 sách bài tập Sinh học 11: Bộ phận nào sau đây không có ở cơ quan hô hấp của Chim?
A. Túi khí.
B. Phổi.
C. Phế nang.
D. Khí quản.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Phổi của chim thông với hệ thống túi khí và không có phế nang.
Câu 52 trang 34 sách bài tập Sinh học 11: Những phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về trao đổi khí ở động vật?
1. Bề mặt trao đổi khí càng lớn thì hiệu quả trao đổi khí càng cao.
2. Bề mặt trao đổi khí luôn ẩm ướt và có nhiều mao mạch máu.
3. O2 và CO2 khuếch tán qua bề mặt trao đổi khí ở dạng hoà tan.
4. O2 và CO2 đi qua bề mặt trao đổi khí theo hai cơ chế thụ động và chủ động.
Phương án trả lời đúng là:
A. 1, 2.
B. 2, 3.
C. 3, 4.
D.1, 3.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
Các phát biểu đúng là: 1, 3.
2. Sai. Bề mặt trao đổi khí là ống khí không có mao mạch máu bao quanh.
4. Sai. O2 và CO2 đi qua bề mặt trao đổi khí theo cơ chế khuếch tán (cơ chế thụ động).
Câu 53 trang 35 sách bài tập Sinh học 11: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về hệ tuần hoàn?
A. Tĩnh mạch có đường kính lớn hơn động mạch tương ứng.
B. Thành động mạch có tính đàn hồi giúp cho máu chảy thành dòng liên tục.
C. Tĩnh mạch chứa nhiều máu hơn so với các loại mạch máu khác.
D. Do mao mạch có tiết diện nhỏ nên tốc độ máu chảy trong mao mạch cao hơn các mạch máu khác.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
A. Sai. Tĩnh mạch có thường có đường kính trong lớn hơn động mạch tương ứng.
B. Đúng. Thành động mạch có tính đàn hồi giúp cho máu chảy thành dòng liên tục.
C. Sai. Tĩnh mạch không chứa nhiều máu hơn so với các loại mạch máu khác.
D. Sai. Vận tốc máu chảy trong mao mạch là thấp nhất.
Câu 54 trang 35 sách bài tập Sinh học 11: Ý nào sau đây đúng khi nói về hoạt động của tim?
A. Tim ngừng đập khi các dây thần kinh đến tim bị cắt.
B. Tim đập nhanh lên khi nồng độ O2 trong máu giảm.
C. Tim đập nhanh lên khi nồng độ CO2 trong máu giảm.
D. Tim đập nhanh khi huyết áp giảm.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
A. Sai. Tim có tính tự động nên khi tim bị cắt rời khỏi cơ thể vẫn co dãn nhịp nhàng thêm một thời gian nếu được cung cấp đủ chất dinh dưỡng, O2 và nhiệt độ thích hợp.
B. Đúng. Tim đập nhanh lên khi nồng độ O2 trong máu giảm, giúp đảm bảo cung cấp O2 cho tế bào.
C. Sai. Tim đập nhanh lên khi nồng độ CO2 trong máu cao.
D. Sai. Huyết áp giảm tim sẽ được kích thích tim đập nhanh hơn để đưa huyết áp trở về lại bình thường.
Câu 54 trang 35 sách bài tập Sinh học 11: Trong các phát biểu về huyết áp dưới đây, có bao nhiêu phát biểu đúng?
1. Huyết áp là áp lực của máu lên thành mạch.
2. Huyết áp tâm thu còn gọi là huyết áp tối đa ứng với tâm thất dãn.
3. Huyết áp tâm trương là huyết áp tối thiểu ứng với tâm thất dãn.
4. Huyết áp giảm dần từ động mạch, tới mao mạch và thấp nhất ở tĩnh mạch.
5. Trị số bình thường của huyết áp tâm trương ở người trưởng thành là 110 – 120 mmHg và huyết áp tâm thu là 70 – 80 mmHg.
Phương án trả lời đúng là
A. 3.
B. 2.
C. 4.
D. 5.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Các phát biểu đúng là: 1, 3, 4, 5.
2. Sai. Huyết áp tâm thu còn gọi là huyết áp tối đa ứng với tâm thất co.
Câu 56 trang 35 sách bài tập Sinh học 11: Hệ tuần hoàn gồm
A. tim và hệ thống mạch máu.
B. tim, dịch tuần hoàn và hệ thống mạch máu.
C. tim, hỗn hợp máu – dịch mô và hệ thống mạch máu.
D. tim, hỗn hợp máu – dịch mô, động mạch, tĩnh mạch và mao mạch.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Hệ tuần hoàn gồm tim, dịch tuần hoàn (máu hoặc hỗn hợp máu – dịch mô) và hệ thống mạch máu (động mạch, tĩnh mạch và mao mạch).
Câu 57 trang 35 sách bài tập Sinh học 11: Trong các phát biểu về mạch máu dưới đây, những phát biểu nào đúng?
1. Hệ thống mạch máu của tất cả các động vật đều gồm ba loại là động mạch, mao mạch và tĩnh mạch.
2. Động mạch có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan.
3. Tĩnh mạch có chức năng đưa máu từ các cơ quan về tim.
4. Mao mạch là những mạch máu nhỏ nhất nối giữa tĩnh mạch lớn nhất và động mạch nhỏ nhất.
5. Mao mạch là nơi diễn ra quá trình trao đổi chất giữa máu và tế bào.
Phương án trả lời đúng là:
A. 2, 3, 5.
B. 1, 3, 5.
C. 3, 4, 5.
D. 2, 3, 4.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
Các phát biểu đúng gồm: 2, 3, 5.
1. Sai. Hệ thống mạch máu ở động vật có hệ tuần hoàn hở như động vật thuộc ngành Chân khớp và một số loài Thân mềm không có mao mạch và tĩnh mạch.
4. Sai. Mao mạch là những mạch máu nhỏ nhất nối giữa động mạch nhỏ nhất với tĩnh mạch nhỏ nhất.
Câu 58 trang 36 sách bài tập Sinh học 11: Phát biểu nào sau đây về hệ dẫn truyền tim là sai?
A. Hệ dẫn truyền tim gồm nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His và mạng Purkinje.
B. Xung điện do nút nhĩ thất phát ra sau mỗi khoảng thời gian nhất định.
C. Xung điện xuất phát và truyền đi theo trình tự: nút xoang nhĩ, cơ tâm nhĩ, nút nhĩ thất, bó His, mạng Purkinje, cơ tâm thất.
D. Nhờ hệ dẫn truyền tim mà tim co dãn được.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
B. Sai. Xung điện do nút xoang nhĩ phát ra sau mỗi khoảng thời gian nhất định.
Câu 59 trang 36 sách bài tập Sinh học 11: Một chu kì tim kéo dài khoảng
A. 0,1 s.
B. 0,3 s.
C. 0,4 s.
D. 0,8 s.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
Ở người trưởng thành, một chu kì tim kéo dài khoảng 0,8 s, tương ứng với 75 chu kì tim trong một phút hoặc nhịp tim là 75 nhịp/phút.
Câu 60 trang 36 sách bài tập Sinh học 11: Phát biểu nào về hoạt động điều hoà tim mạch sau đây sai?
A. Hoạt động tim mạch được điều hoà bằng cơ chế thần kinh và thể dịch.
B. Tần số xung thần kinh trên dây giao cảm tăng làm tim đập nhanh và mạnh, các mạch máu nhỏ dãn ra.
C. Tần số xung thần kinh trên dây đối giao cảm tăng làm tim đập chậm, các mạch máu dẫn ra.
D. Hai hormone adrenalin và noradrenalin do tuyến thượng thận tiết ra có tác dụng làm tim đập nhanh, mạnh và mạch máu co lại.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
B. Sai. Tần số xung thần kinh trên dây giao cảm tăng làm tim đập nhanh và mạnh, các mạch máu nhỏ co lại.
Câu 61 trang 36 sách bài tập Sinh học 11: Ý nào sau đây không phải là lợi ích của luyện tập thể dục, thể thao đối với hệ tuần hoàn?
A. Cơ tim bền, khoẻ hơn.
B. Tăng thể tích tâm thu.
C. Lưu lượng tim giảm.
D. Nhịp tim giảm.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Luyện tập thể dục, thể thao giúp cơ tim phát triển bền và khoẻ hơn, thành tim dày, buồng tim dãn rộng hơn và co mạnh hơn dẫn đến tăng thể tích tâm thu cả khi nghỉ ngơi và khi đang tập luyện. Do thể tích tâm thu tăng nên nhịp tim khi nghỉ ngơi giảm nhưng lưu lượng tim vẫn giữ nguyên, khi lao động nặng, lưu lượng tim thường xuyên cao hơn so với người ít vận động.
Câu 62 trang 36 sách bài tập Sinh học 11: Những hoạt động nào sau đây có hại cho hệ tuần hoàn?
1. Ăn nhiều tinh bột và mỡ.
2. Thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao.
3. Ít vận động.
4. Ăn nhạt.
5. Ăn nhiều rau, quả.
6. Thường xuyên xem phim kinh dị.
Phương án trả lời đúng là:
A. 1, 3, 6.
B. 2, 4, 6.
C. 1, 3, 5.
D. 4, 5, 6
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
Trong các hoạt động trên, những hoạt động có hại cho hệ tuần hoàn là:
1. Ăn nhiều tinh bột và mỡ.
3. Ít vận động.
6. Thường xuyên xem phim kinh dị.
Câu 63 trang 36 sách bài tập Sinh học 11:Hoạt động điều hoà tim mạch có sự tham gia của các yếu tố nào sau đây?
1. Thụ thể hoá học và thụ thể áp lực ở xoang động mạch cảnh và gốc cung động mạch chủ.
2. Trung khu điều hoà tim mạch ở hành não.
3. Tuỷ sống.
4. Dây thần kinh đối giao cảm.
5. Dây thần kinh giao cảm.
6. Dây thần kinh vận động.
7. Tủy thận.
8. Tuyến trên thận.
9. Adrenalin.
10. Acetylcholine.
Phương án trả lời đúng là:
A. 1, 2, 4, 5, 8, 9.
B. 1, 2, 4, 5, 7, 9.
C. 3, 4, 5, 8, 9, 10.
D. 2, 4, 5, 6, 8, 9.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
Hoạt động tim mạch được điều hoà bằng cơ chế thần kinh và thể dịch, qua đó điều hoà tuần hoàn tim mạch. Cơ chế thần kinh theo nguyên tắc phản xạ, cơ chế thể dịch thực hiện nhờ các hormone. Như vậy, trong các yếu tố trên, các yếu tố tham gia hoạt động điều hoà tim mạch:
1. Thụ thể hoá học và thụ thể áp lực ở xoang động mạch cảnh và gốc cung động mạch chủ.
2. Trung khu điều hoà tim mạch ở hành não.
4. Dây thần kinh đối giao cảm.
5. Dây thần kinh giao cảm.
8. Tuyến trên thận.
9. Adrenalin.
Câu 64 trang 37 sách bài tập Sinh học 11: Cho các phát biểu sau về hoạt động điều hoà tim mạch:
1. Hormone adrenalin làm tim đập nhanh, mạnh, mạch máu co lại; hormone noradrenalin có tác dụng ngược lại.
2. Khi có sự biến động về huyết áp, thụ thể áp lực gửi xung thần kinh về dây thần kinh giao cảm hoặc đối giao cảm làm tăng hoặc giảm nhịp đập của tim.
3. Dây thần kinh đối giao cảm nhận xung thần kinh từ trung tâm điều hoà tim mạch ở hành não và làm giảm nhịp tim, dãn mạch máu.
4. Dây thần kinh giao cảm nhận xung thần kinh từ trung tâm điều hoà tim mạch ở cầu não và làm tăng nhịp tim, co mạch máu.
5. Khi huyết áp giảm, dây thần kinh giao cảm nhận xung thần kinh từ trung tâm điều hoà tim mạch đến tuyến trên thận, làm tuyến này tăng tiết hormone adrenalin và noradrenalin.
Các phát biểu đúng là:
A. 1, 2, 3.
B. 2, 3, 5.
C. 3, 4, 5.
D. 2, 3, 4.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Các phát biểu đúng là: 2, 3, 5.
1. Sai. Hormone adrenalin và noradrenalin đều có tác dụng làm tim đập nhanh, mạnh và các mạch máu nhỏ co lại.
4. Sai. Dây thần kinh giao cảm nhận xung thần kinh từ trung tâm điều hoà tim mạch ở hành não và làm tăng nhịp tim, co mạch máu.
Câu 65 trang 37 sách bài tập Sinh học 11:Có bao nhiêu phát biểu về tính tự động và hệ dẫn truyền tim dưới đâylà đúng?
1. Khả năng thay đổi mức độ co dãn của tim gọi là tính tự động của tim.
2. Tính tự động của tim là nhờ hệ dẫn truyền tim.
3. Hệ dẫn truyền tim gồm nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His và mạng Purkinje.
4. Cứ sau một thời gian, nút xoang nhĩ tự phát xung điện truyền tới cơ tâm nhĩ và nút nhĩ thất làm tâm nhĩ và tâm thất co.
5. Xung điện khởi phát và truyền qua các bộ phận của hệ dẫn truyền tim theo trình tự: Nút xoang nhĩ → Nút nhĩ thất → Bó His → Mạng Purkinje.
Phương án trả lời đúng là
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
1. Sai. Tính tự động của tim là khả năng tự co dãn của tim.
2. Đúng. Tính tự động của tim là nhờ hệ dẫn truyền tim.
3. Đúng. Hệ dẫn truyền tim gồm nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His và mạng Purkinje.
4. Sai. Cứ sau một thời gian, nút xoang nhĩ tự phát xung điện truyền tới cơ tâm nhĩ và làm 2 tâm nhĩ co, tiếp đó xung điện lan đến nút nhĩ thất, bó His rồi theo mạng Purkinje lan ra khắp cơ tâm thất, làm 2 tâm thất co.
5. Đúng. Xung điện khởi phát và truyền qua các bộ phận của hệ dẫn truyền tim theo trình tự: Nút xoang nhĩ → Nút nhĩ thất → Bó His → Mạng Purkinje.
Câu 66 trang 38 sách bài tập Sinh học 11: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Huyết áp do tim co bóp đẩy máu vào động mạch tạo thành.
B. Huyết áp tăng thì vận tốc máu tăng.
C. Khi hoảng sợ huyết áp sẽ tăng lên và khi uống rượu bia huyết áp sẽ giảm.
D. Huyết áp cao quá mức kéo dài có thể gây suy tim, phình vỡ động mạch, đột quỵ,…
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
C. Sai. Uống rượu bia có làm tăng huyết áp, đặc biệt uống nhiều và uống lâu dài thì mức độ tăng huyết áp càng nặng.
Câu 67 trang 38 sách bài tập Sinh học 11: Bộ phận nào sau đây giữ chức năng điều khiển hoạt động điều hoà tim mạch?
A. Tim.
B. Mạch máu.
C. Hành não.
D. Tuyến trên thận.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Trung khu điều hoà tim mạch ở hành não giữ chức năng điều khiển hoạt động điều hoà tim mạch.
Câu 68 trang 38 sách bài tập Sinh học 11: Khi huyết áp tăng hoặc giảm, bộ phận chịu tác động trực tiếp đầu tiên là
A. phổi.
B. động mạch.
C. mao mạch.
D. tĩnh mạch.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Tim co bóp đẩy máu vào động mạch tạo ra huyết áp. Khi huyết áp tăng hoặc giảm, bộ phận chịu tác động trực tiếp đầu tiên là động mạch.
Câu 69 trang 38 sách bài tập Sinh học 11: Máu di chuyển một chiều trong hệ mạch là do
A. sức đẩy của tim, sự đàn hồi của thành động mạch, các van động mạch và tĩnh mạch.
B. sức hút của tim, sự đàn hồi của tĩnh mạch và các van tĩnh mạch.
C. tim co bóp, thành mạch đàn hồi và các van tim.
D. sức đẩy và sức hút của tim, sự đàn hồi của thành mạch và các van.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
Máu di chuyển một chiều trong hệ mạch là do sức đẩy và sức hút của tim, sự đàn hồi của thành mạch và các van.
Câu 70 trang 38 sách bài tập Sinh học 11: Nguyên nhân nào khiến vận tốc dòng máu giảm trong hệ mạch từ động mạch lớn đến động mạch nhỏ, thấp nhất ở mao mạch và sau đó tăng dần từtĩnh mạch nhỏ đến tĩnh mạch lớn?
A. Do sức đẩy của tim giảm dần từ động mạch tới mao mạch và tiết diện mạch tăng dần từ động mạch tới mao mạch, đồng thời sức hút của tim tăng dần từ tĩnh mạch nhỏ đến tĩnh mạch lớn.
B. Do sức đẩy của tim tăng dần từ động mạch tới mao mạch và tiết diện mạch tăng dần từ động mạch tới mao mạch, đồng thời sức hút của tim tăng dần từ tĩnh mạch nhỏ đến tĩnh mạch lớn.
C. Do sức đẩy của tim giảm dần từ động mạch tới mao mạch và tiết diện mạch giảm dần từ động mạch tới mao mạch, đồng thời sức hút của tim tăng dần từ tĩnh mạch nhỏ đến tĩnh mạch lớn.
D. Do sức đẩy của tim giảm dần từ động mạch tới mao mạch và tiết diện mạch tăng dần từ động mạch tới mao mạch, đồng thời sức hút của tim giảm dần từ tĩnh mạch nhỏ đến tĩnh mạch lớn.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
Do sức đẩy của tim giảm dần từ động mạch tới mao mạch và tiết diện mạch tăng dần từ động mạch tới mao mạch, đồng thời sức hút của tim tăng dần từ tĩnh mạch nhỏ đến tĩnh mạch lớn, vận tốc dòng máu giảm trong hệ mạch từ động mạch lớn đến động mạch nhỏ, thấp nhất ở mao mạch và sau đó tăng dần từtĩnh mạch nhỏ đến tĩnh mạch lớn.
Câu 71 trang 38 sách bài tập Sinh học 11: Huyết áp giảm dần trong hệ mạch là do
A. lực ma sát giữa máu với thành mạch và lực ma sát giữa các phần tử máu tăng dần trong hệ mạch.
B. lực ma sát giữa máu với thành mạch và lực ma sát giữa các phần tử máu giảm dần trong hệ mạch.
C. lực ma sát giữa máu với thành mạch tăng dần và lực ma sát giữa các phần tử máu giảm dần trong hệ mạch.
D. độ dày thành mạch máu tăng dần từ động mạch → mao mạch → tĩnh mạch.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
Huyết áp giảm dần trong hệ mạch là do lực ma sát giữa máu với thành mạch và lực ma sát giữa các phần tử máutăng dần trong hệ mạch.
Câu 72 trang 39 sách bài tập Sinh học 11: Điểm giống nhau giữa hệ tuần hoàn kín và hệ tuần hoàn hở là
A. đều có cấu tạo tim giống nhau.
B. đều có các động mạch.
C. áp lực và vận tốc máu trong hệ mạch đều trung bình hoặc cao.
D. đều có dịch tuần hoàn là máu màu đỏ.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
A. Sai. Tim ở hệ tuần hoàn hở là tim có 2 ngăn, tim ở hệ tuần hoàn kín là tim có 3 ngăn hoặc 4 ngăn.
B. Đúng. Hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín đều có các động mạch.
C. Sai. Trong hệ tuần hoàn hở, áp lực và vận tốc máu trong hệ mạch thấp. Trong hệ tuần hoàn kín, áp lực và vận tốc máu trong hệ mạch cao hoặc trung bình.
D. Sai. Trong hệ tuần hoàn hở, dịch tuần hoàn là hỗn hợp máu – dịch mô. Trong hệ tuần hoàn kín, dịch tuần hoàn là máu.
Câu 73 trang 39 sách bài tập Sinh học 11: Điều nào sau đây đúng khi nói về kháng nguyên?
A. Kháng nguyên là những phân tử ngoại lai gây ra đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu.
B. Kháng nguyên có bản chất là protein.
C. Độc tố của vi khuẩn, nọc rắn không phải là kháng nguyên.
D. Mỗi kháng nguyên có một số quyết định kháng nguyên giúp tế bào miễn dịch và kháng thể nhận biết được kháng nguyên tương ứng.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
A. Sai. Kháng nguyên là những phân tử ngoại lai gây ra đáp ứng miễn dịch đặc hiệu.
B. Sai. Hầu hết kháng nguyên có bản chất là protein, polypeptide, polysaccharide.
C. Sai. Một số kháng nguyên là độc tố của vi khuẩn, nọc độc của rắn.
D. Đúng. Mỗi kháng nguyên có một số quyết định kháng nguyên giúp tế bào miễn dịch và kháng thể nhận biết được kháng nguyên tương ứng.
Câu 74 trang 39 sách bài tập Sinh học 11: Yếu tố nào sau đây đặc trưng cho miễn dịch dịch thể?
A. Tế bào trình diện kháng nguyên.
B. Tế bào T hỗ trợ.
C. Tế bào T độc.
D. Kháng thể.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
Kháng thể là yếu tố đặc trưng cho miễn dịch dịch thể: Các tế bào T hỗ trợ tiết ra cytokine gây hoạt hoá tế bào B, khởi đầu cho miễn dịch dịch thể. Tế bào B tăng sinh và biệt hoá, tạo ra dòng tương bào và dòng tế bào B nhớ. Các tương bào sản sinh ra kháng thể IgG. Kháng thể lưu hành trong máu và tiêu diệt mầm bệnh trong máu theo nhiều cách khác nhau.
Câu 75 trang 39 sách bài tập Sinh học 11: Tế bào nào sau đâytham gia vào quá trình hoạt hoá tế bào B?
A. Tế bào trình diện kháng nguyên.
B. Tế bào T hỗ trợ.
C. Tế bào T độc.
D. Đại thực bào.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Tế bào T hỗ trợ tham gia vào quá trình hoạt hoá tế bào B: Các tế bào T hỗ trợ tiết ra cytokine gây hoạt hoá tế bào B, khởi đầu cho miễn dịch dịch thể. Tế bào B tăng sinh và biệt hoá, tạo ra dòng tương bào và dòng tế bào B nhớ. Các tương bào sản sinh ra kháng thể IgG. Kháng thể lưu hành trong máu và tiêu diệt mầm bệnh trong máu theo nhiều cách khác nhau.
Câu 76 trang 39 sách bài tập Sinh học 11: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về miễn dịch nguyên phát và miễn dịch thứ phát?
A. Cả miễn dịch nguyên phát và thứ phát đều thuộc loại miễn dịch đặc hiệu.
B. Miễn dịch nguyên phát được tạo ra khi cơ thể lần đầu tiên tiếp xúc với kháng nguyên.
C. Miễn dịch thứ phát có hiệu quả kháng bệnh kém hơn miễn dịch nguyên phát.
D. Tiêm chủng vaccine giúp cơ thể chủ động tạo ra miễn dịch nguyên phát ở người.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
C. Sai. Miễn dịch thứ phát có hiệu quả kháng bệnh cao hơn miễn dịch nguyên phát: Nhờ các tế bào nhớ tạo ra ở đáp ứng miễn dịch nguyên phát nên đáp ứng miễn dịch thứ phát diễn ra nhanh hơn (2 – 3 ngày so với 7 – 10 ngay), số lượng tế bào miễn dịch (tế bào T, tế bào B) và kháng thể nhiều hơn, đồng thời duy trì ở mức cao lâu hơn, dẫn đến khả năng chống lại mầm bệnh hiệu quả hơn.
Câu 77 trang 39 sách bài tập Sinh học 11: Quá trình tạo nước tiểu xảy ra ở cấu trúc nào trong thận?
A. Cầu thận.
B. Nang Bowman.
C. Ống thận.
D. Đơn vị thận (nephron).
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
Quá trình tạo nước tiểu xảy ra ở đơn vị thận (nephron) khi máu chảy qua các neuphron.
Câu 78 trang 39 sách bài tập Sinh học 11: Những chất nào sau đây là các chất bài tiết chính của cơ thể người vàđộng vật?
1. Glucose
2. Urea
3. CO2
4. Protein
5. Lipid
6. Na+, Cl–,…
Phương án trả lời đúng là:
A. 1, 2.
B. 2, 3.
C. 5, 6.
D. 4, 5.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Urea, CO2 là các chất bài tiết chính của cơ thể người và động vật. Trong đó, urea được bài tiết qua nước tiểu, CO2 được bài tiết qua cơ quan hô hấp.
Câu 79 trang 40 sách bài tập Sinh học 11: Ý nào dưới đây thể hiện đúng các cơ quan trong hệ tiết niệu và chức năng của chúng?
A. Thận – lọc máu, tạo nước tiểu; niệu quản – dẫn nước tiểu xuống bàng quang; bàng quang – nơi chứa nước tiểu; niệu đạo – thải nước tiểu ra ngoài.
B. Thận – lọc máu, tạo nước tiểu; niệu đạo – dẫn nước tiểu xuống bàng quang; bàng quang – nơi chứa nước tiểu; niệu quản – thải nước tiểu ra ngoài.
C. Cầu thận – lọc máu, tạo nước tiểu; niệu quản – dẫn nước tiểu xuống bàng quang; bàng quang – nơi chứa nước tiểu; niệu đạo – thải nước tiểu ra ngoài.
D. Cầu thận – lọc máu, tạo nước tiểu; niệu quản – dẫn nước tiểu vào bể thận; bể thận – nơi chứa nước tiểu; niệu đạo – thải nước tiểu ra ngoài.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
Chức năng của các cơ quan trong hệ tiết niệu: Thận – lọc máu, tạo nước tiểu; niệu quản – dẫn nước tiểu xuống bàng quang; bàng quang – nơi chứa nước tiểu; niệu đạo – thải nước tiểu ra ngoài.
Câu 80 trang 40 sách bài tập Sinh học 11: Có bao nhiêu phát biểu về nephron dưới đây là đúng?
1. Mỗi thận được cấu tạo từ khoảng hai triệu nephron.
2. Mỗi nephron được cấu tạo từ cầu thận, ống thận và ống góp.
3. Cầu thận gồm búi mao mạch và nang Bowman bên ngoài.
4. Thành phần trực tiếp tham gia lọc máu ở cầu thận là thành các mao mạch trong búi mao mạch.
5. Ở người khoẻ mạnh, dịch trong nang Bowman không chứa các tế bào máu.
6. Chức năng chính của ống thận là dẫn nước tiểu vào ống góp, rồi vào bể thận.
Số phát biểu đúng là
A. 3.
B. 4.
C. 5.
D. 2.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
Các phát biểu đúng là: 3, 4, 5.
1. Sai. Mỗi thận được cấu tạo từ khoảng một triệu nephron.
2. Sai. Mỗi nephron được cấu tạo từ cầu thận, ống thận.
6. Sai. Chức năng chính của ống thận là tái hấp thụ lại vào máu các chất cần thiết và bài tiết tiếp các chất không cần thiết và chất có hại để tạo thành nước tiểu chính thức.
Câu 81 trang 40 sách bài tập Sinh học 11: Chất nào sau đây không có trong nước tiểu của người khoẻ mạnh?
A. Urea.
B. Muối.
C. Nước.
D. Protein.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
Nước tiểu bình thường gồm nước, urea, uric acid, creatinin, chất vô cơ dưới dạng ion như Na+, K+, H+, Ca2+, Cl–,… Nước tiểu của người khoẻ mạnh không chứa protein.
Câu 82 trang 40 sách bài tập Sinh học 11: Ống thận không có chức năng nào sau đây?
A. Lọc máu.
B. Tái hấp thụ nước.
C. Tiết các chất độc và một số ion dư thừa vào dịch lọc.
D. Tái hấp thụ các ion cần thiết.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
Ống thận không có chức năng lọc máu, chức năng lọc máu là của cầu thận. Ống thận có chức năng tái hấp thụ lại vào máu các chất cần thiết và bài tiết tiếp các chất không cần thiết và chất có hại để tạo thành nước tiểu chính thức.
Câu 83 trang 40 sách bài tập Sinh học 11: Giai đoạn nào sau đây không thuộc về quá trình tạo nước tiểu?
1. Lọc máu.
2. Nước tiểu chảy từ bể thận xuống lưu trữ ở bàng quang.
3. Tái hấp thụ nước và các chất dinh dưỡng.
4. Tiết chất độc và chất dư thừa.
5. Nước tiểu được ống góp hấp thụ bớt nước.
Phương án trả lời đúng là
A. 4.
B. 5.
C. 3.
D. 2.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
Các giai đoạn của quá trình tạo nước tiểu:
– Lọc máu.
– Tái hấp thụ nước và các chất dinh dưỡng.
– Tiết chất độc và chất dư thừa.
Câu 84 trang 41 sách bài tập Sinh học 11: Khi nói về cân bằng nội môi, ý nào sau đây sai?
A. Khi ở trạng thái cân bằng nội môi, các điều kiện lí hoá của môi trường trong được duy trì ổn định.
B. Khi ở trạng thái cân bằng nội môi, các chỉ số như huyết áp, nhiệt độ cơ thể, lượng đường trong máu,… là một hằng số.
C. Cân bằng nội môi là trạng thái cân bằng động.
D.Trạng thái cân bằng nội môi được duy trì nhờ hệ thống điều hoà cân bằng nội môi.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
B. Sai. Cân bằng nội môi là trạng thái cân bằng động nên khi ở trạng thái cân bằng nội môi, các chỉ số như huyết áp, nhiệt độ cơ thể, lượng đường trong máu,… có xu hướng thay đổi và dao động xung quanh một khoảng giá trị xác định chứ không phải là một hằng số.
Câu 85 trang 41 sách bài tập Sinh học 11: Trong hệ thống điều hoà cân bằng nội môi, bộ phận nào giữ chức năng chuyển tín hiệu thần kinh hoặc hormone đến bộ phận thực hiện?
A. Bộ phận liên lạc.
B. Bộ phận đáp ứng.
C. Bộ phận trung gian.
D. Bộ phận điều khiển.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
Bộ phận điều khiển là trung ương thần kinh hoặc tuyến nội tiết, có chức năng chuyển tín hiệu thần kinh hoặc hormone đến bộ phận thực hiện.
Câu 86 trang 41 sách bài tập Sinh học 11: Cơ quan nào sau đây giữ chức năng điều hoà nồng độ glucose trong huyết tương?
A. Thận.
B. Gan.
C. Phổi.
D. Mật.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Gan là cơ quan có vai trò quan trọng trong điều hoà nồng độ glucose trong huyết tương:
Câu 87 trang 41 sách bài tập Sinh học 11: Mỗi giai đoạn trong quá trình chuyển hoá năng lượng trong sinh giới có sự tham gia của những nhóm sinh vật nào? Những sinh vật đó đóng vai trò gì trong quá trình chuyển hoá năng lượng?
Lời giải:
– Những nhóm sinh vật tham gia vào quá trình chuyển hoá năng lượng trong sinh giới:
Giai đoạn trong trong quá trình chuyển hoá năng lượng trong sinh giới |
Những nhóm sinh vật tham gia |
Giai đoạn tổng hợp |
Nhóm sinh vật tự dưỡng, chủ yếu là thực vật. |
Giai đoạn phân giải |
Tất cả các nhóm sinh vật. |
Giai đoạn huy động năng lượng |
Tất cả các nhóm sinh vật. |
– Vai trò của các nhóm sinh vật trong quá trình chuyển hoá năng lượng:
+ Vai trò của nhóm sinh vật tự dưỡng: Nhóm sinh vật quang tự dưỡng có vai trò chuyển hoá quang năng thành hoá năng tích luỹ trong các liên kết hoá học ở các phân tử hữu cơ, cung cấp năng lượng cho các sinh vật khác.
+ Vai trò của nhóm sinh vật dị dưỡng: Tiếp tục chuyển hoá hoá năng được nhóm sinh vật tự dưỡng tổng hợp.
Câu 88 trang 41 sách bài tập Sinh học 11: Ghép tên các cấu trúc ở cột A với chức năng tương ứng của chúng ở cột B.
Cột A – Cấu trúc |
Cột B – Chức năng |
1. Khí khổng |
a) Là tế bào biểu bì rễ kéo dài, thực hiện quá trình hấp thụ nước và khoáng. |
2. Mạch ống |
b) Là thành phần của mạch gỗ, tham gia vào quá trình vận chuyển nước và khoáng. |
3. Tế bào ống rây |
c) Là khe hở trên bề mặt biểu bì lá, giữ chức năng thoát hơi nước ở thực vật. |
4. Lông hút |
d) Là thành phần của mạch rây, tham gia vào quá trình vận chuyển sản phẩm quang hợp đến cơ quan dự trữ. |
Lời giải:
1 – c: Khí khổng là khe hở trên bề mặt biểu bì lá, giữ chức năng thoát hơi nước ở thực vật.
2 – b: Mạch ống là thành phần của mạch gỗ, tham gia vào quá trình vận chuyển nước và khoáng.
3 – d: Tế bào ống rây là thành phần của mạch rây, tham gia vào quá trình vận chuyển sản phẩm quang hợp đến cơ quan dự trữ.
4 – a: Lông hút là tế bào biểu bì rễ kéo dài, thực hiện quá trình hấp thụ nước và khoáng.
Câu 89 trang 41 sách bài tập Sinh học 11: Ngoài các loại phân bón được bón trực tiếp vào đất, con người có thể sử dụng các loại phân bón qua lá để bổ sung dinh dưỡng cho cây trồng. Nếu bón phân qua lá, cây trồng sẽ hấp thụ dinh dưỡng thông qua con đường nào? Phân bón lá có đặc điểm gì khác so với phân bón rễ và khi sử dụng phân bón lá cần lưu ý những gì?
Lời giải:
– Nếu bón phân qua lá, cây trồng sẽ hấp thụ dinh dưỡng thông qua con đường hấp thu trực tiếp thông qua các khí khổng.
– Phân bón lá có đặc điểm khác so với phân bón rễ:
+ Chất dinh dưỡng ở phân bón lá cung cấp cho cây trồng qua hệ thống khí khổng ở bề mặt lá mà không qua bộ rễ.
+ Trong thành phần chất dinh dưỡng của phân bón lá ngoài các nguyên tố đa lượng như đạm, lân, kali còn có các nguyên tố trung lượng và vi lượng như sắt, kẽm, đồng,…
+ Phân bón lá có tác dụng đặc biệt trong những trường hợp cần bổ sung khẩn cấp đạm, lân, kali hay các nguyên tố trung lượng, vi lượng.
– Khi sử dụng phân bón lá cần lưu ý:
+ Trước khi phun qua lá thì tạm thời không bón qua rễ.
+ Sử dụng phân bón lá phải đúng nồng độ thích hợp theo hướng dẫn in trên bao bì.
+ Nên phun lên bề mặt lá có nhiều khí khổng nhất: Với những cây hai lá mầm như cà chua, cam, quýt,… thì nên phun tập trung mặt dưới của lá; với những cây như lúa, ngô thì phun đều cả hai mặt lá.
+ Phun phân bón lá vào lúc khí khổng đang mở: Nên phun khi nhiệt độ từ 10 – 30oC; trời không nắng, không mưa, không có gió khô. Thời gian phun phù hợp nhất: từ 9–10 giờ sáng và 2–3 giờ chiều về mùa đông; 7–8 giờ sáng hoặc 5–6 giờ chiều về mùa hè.
+ Khi phun bón lá có thể thêm chất trải có nguồn gốc silicon để tăng hiệu quả hấp thụ, đặc biệt là đối với lá có lớp cutin dày.
Câu 90 trang 42 sách bài tập Sinh học 11: Hiện tượng ứ giọt (các giọt nước thoát ra ngoài qua các lỗ thuỷ khổng có trên mép lá) thường quan sát thấy trong điều kiện nào? Hiện tượng này chứngminh cho sự tồn tại của động lực nào của dòng mạch gỗ?
Lời giải:
– Hiện tượng ứ giọt thường quan sát thấy trong điều kiện độ ẩm không khí bão hoà: Khi độ ẩm không khí bão hoà, nước bị đẩy theo mạch gỗ từ rễ lênlákhông thoát ra thành hơi mà đọng lại thành các giọt ở mép lá. Hiện tượng ứ giọt thường xảy ra ở các cây bụi, thân thảo vào buổi sáng sớm.
– Hiện tượng ứ giọt chứng minh cho sự tồn tại của áp suất rễ: Hiện tượng ứ giọt là hiện tượng các giọt nước ứ ra trên mép lá trong điều kiện không khí bão hoà hơi nước tức là không có thoát hơi nước kéo nước lên, chỉ do áp suất rễ đẩy nước lên và ứ ra trên mép lá.
Câu 91 trang 42 sách bài tập Sinh học 11: Khi tiến hành di chuyển cây gỗ từ vị trí này sang trồng ở vị trí khác người ta thường cắt và tỉa bỏ bớt cành và lá của cây đó. Giải thích ý nghĩa của việc làm này dựa trên hiểu biết về quá trình trao đổi nước ở thực vật.
Lời giải:
Khi tiến hành di chuyển cây gỗ từ vị trí này sang trồng ở vị trí khác, việc cắt và tỉa bỏ bớt cành và lá của cây đónhằm hạn chế sự thoát hơi nước quá mạnh ở lá trong khi rễ cây bị đứt gãy và chưa thể hấp thu được nước ngay.Điều này đảm bảo cân bằng về lượng nước rễ hút vào và lá thoát ra, giúp cây có thời gian phục hồi và phát triển.
Câu 92 trang 42 sách bài tập Sinh học 11: Khi chiết rút sắc tố ra khỏi lá cây bằng dung môi hữu cơ, dịch sắc tố sẽ được sử dụng để chạy sắc kí.Các sắc tố thành phần sẽ được tách thành4 vạch (hình bên).Cho biết tên các sắc tố thành phần tươngứng với các số trong hình. Giải thích.
Lời giải:
– Tên các sắc tố thành phần tương ứng với các số trong hình:
– Giải thích: Giấy sắc kí được làm từ cenlluose – một chất phân cực, do đó, khi chạy sắc kí, chất càng phân cực sẽ càng liên kết với giấy cellulose nhanh hơn, kết quả là chất đó không di chuyển xa được. Mà dung dịch sắc tố của lá cây chứa nhiều loại sắc tố khác nhau, trong đó, độ phân cực của các sắc tố theo thứ tự tăng dần là: caroten, xanthophyll, diệp lục a, diệp lục b. Do đó, sau khi chạy sắc tố, các vạch sắc tố sẽ phân bố theo thứ tự từ dưới lên trên gồm diệp lục b, diệp lục a, xanthophyll, caroten.
Câu 93 trang 42 sách bài tập Sinh học 11: Vì sao tiêu chảy là một trong những nguyên nhân gây suy dinh dưỡng dẫn tới tử vong ở trẻ? Cần làm gì để phòng tránh tiêu chảy?
Lời giải:
– Tiêu chảy là một trong những nguyên nhân gây suy dinh dưỡng dẫn tới tử vong ở trẻ vì:
+ Khi bị tiêu chảy, trẻ ăn ít đi trong khi khả năng hấp thu chất dinh dưỡng cũng bị giảm một phần khiến tình trạng suy dinh dưỡng trở nên tồi tệ hơn. Trẻ chết vì tiêu chảy phần lớn đều bị suy dinh dưỡng.
+ Đồng thời, khi bị tiêu chảy, nước và chất điện giải bị mất qua phân lỏng, nôn mửa, mồ hôi, nước tiểu và thở. Nếu những mất mát này không được thay thế có thể gây co giật, tổn thương não, thậm chí tử vong.
– Biện pháp phòng tránh tiêu chảy:
+ Tăng cường vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường: thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch, đặc biệt là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh; nhà vệ sinh hợp vệ sinh; đảm bảo vệ sinh nhà cửa và môi trường xung quanh;…
+ Bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm: chọn mua thức ăn có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng; ăn chín; các thức ăn đã nấu chín hoặc còn dư từ bữa trước sang bữa sau phải được bảo quản tốt;…
+ Bảo vệ nguồn nước và dùng nước sạch.
+ Xử trí khi có người bị tiêu chảy cấp: Phải đưa ngay người bị tiêu chảy cấp đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Câu 94 trang 42 sách bài tập Sinh học 11: Giải thích vì sao những người bị viêm loét dạ dày mạn tính thường gầy yếu. Cần làm gì để phòng tránh bệnh viêm loét dạ dày?
Lời giải:
– Những người bị viêm loét dạ dày mạn tính thường gầy yếu vì: Khi mắc bệnh viêm loét dạ dày, lớp niêm mạc dạ dày bị tổn thương và có dấu hiệu viêm, loét dẫn đến lớp mô phía dưới không còn được niêm mạc bảo vệ, che chắn và rất dễ gây ra tình trạng xuất huyết tiêu hóa. Điều này dẫn đến những người bị viêm loét dạ dày mạn tính bị suy giảm chức năng tiêu hoá thức ăn kéo dài khiến cơ thể bị suy nhược, gầy yếu.
– Biện pháp phòng tránh bệnh viêm loét dạ dày:
+ Có chế độ ăn uống lành mạnh: nên ăn thức ăn mềm, dễ tiêu; hạn chế sử dụng các chất kích thích, thức ăn chiên xào, đồ mặn; không sử dụng gia vị cay quá mức, ăn thức ăn quá nóng, quá lạnh hoặc quá chua; bổ sung vào bữa ăn hằng ngày các loại rau xanh có màu đậm;…
+ Xây dựng thói quen ăn uống khoa học: ăn đúng bữa, nhai kĩ, không ăn quá no và vận động nhiều ngay sau khi ăn,…
+ Giữ vệ sinh ăn uống: ăn chín, uống sôi; rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh; sử dụng nguồn thực phẩm an toàn; bảo quản thực phẩm đúng cách;…
+ Giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng.
+ Sử dụng thuốc giảm đau, kháng viêm theo chỉ dẫn của bác sĩ.
+ Khi có các biểu hiện đau tức thượng vị, ợ hơi, ợ chua,… nên đi khám tại các cơ sở y tế để được hướng dẫn điều trị đúng cách, không nên tự ý dùng thuốc để tránh các biến chứng của bệnh.
+ Nếu trong gia đình có người bị bệnh dạ dày do vi khuẩn HP, các dụng cụ dùng trong ăn, uống hằng ngày nên rửa sạch, sát trùng bằng nước nước đun sôi (vì vi khuẩn HP lây theo đường ăn uống).
Câu 95 trang 42 sách bài tập Sinh học 11:Vì sao những người mắc bệnh về mật thường có biểu hiện chán ăn vàsợ mỡ?<
Lời giải:
Những người mắc bệnh về mật thường có biểu hiện chán ăn và sợ mỡ vì: Dịch mật chứa trong túi mật được gan tổng hợpsẽ đổ vào tá tràng, xuống ruột non và hỗ trợ tiêu hóa các chất béo và các vitamin tan trong chất béo như vitamin K, D, A, E,… Những người mắc bệnh về mật sẽ khiến khả năng tiết mật bị ảnh hưởng, dẫn đến các chất béo và vitamin tan trong chất béo khó được tiêu hoá và hấp thụ. Kết quả, bệnh nhân sẽ có biểu hiện chán ăn vàsợ mỡ.
Câu 96 trang 42 sách bài tập Sinh học 11: Ruột non có cấu tạo phù hợp với chức năng tiêu hoá và hấp thụ chất dinh dưỡng như thế nào?
Lời giải:
– Ruột non có cấu tạo phù hợp với chức năng tiêu hoá:
+ Ruột non là cơ quan dài nhất trong ống tiêu hóa → Thức ăn được lưu trữ trong ruột non trong thời gian dài đảm bảo đủ thời gian tiêu hóa.
+ Nhờ lớp cơ ở thành ruột co dãn tạo nhu động thấm đều dịch tiêu hóa, đẩy thức ăn xuống các phần khác của ruột.
+ Đoạn tá tràng có ống dẫn chung của dịch tụy và dịch mật đổ vào ruột, lớp niêm mạc ruột (đoạn sau tá tràng) có nhiều tuyến ruột tiết dịch ruột → Ruột non có đầy đủ các loại enzyme tiêu hóa tất cả các chất dinh dưỡng trong thức ăn thành các chất dinh dưỡng đơn giản có thể hấp thụ được.
– Ruột non có cấu tạo phù hợp với chức năng hấp thụ chất dinh dưỡng:
+ Ruột non là cơ quan dài nhất trong ống tiêu hóa → Thức ăn được lưu trữ trong ruột non trong thời gian dài đảm bảo đủ thời gian hấp thụ chất dinh dưỡng triệt để.
+ Niêm mạc ruột có nhiều nếp gấp, trên đó có nhiều lông ruột, mỗi lông ruột lại có vô số lông ruột cực nhỏ → Ruột non có diện tích bề mặt lớn đã làm tăng diện tích tiếp xúc giữa niêm mạc với thức ăn.
+ Màng ruột non là màng thấm có tính chọn lọc chỉ hấp thụ vào máu những chất cần thiết cho cơ thể.
+ Trong lông ruột có hệ thống mạng lưới mao mạch máu và mạch bạch huyết dày đặc tạo điều kiện cho sự hấp thụ và vận chuyển các chất được nhanh chóng.
Câu 97 trang 42 sách bài tập Sinh học 11: Ghép mỗi hoạt động tiêu hoá thức ăn ở cột A với cơ quan diễn ra hoạt động đó ở cột B.
Cột A – Hoạt động tiêu hoá |
Cột B – Cơ quan tiêu hoá |
1. Các enzyme biến đổi tinh bột, các đường đôi thành các đường đơn. |
a) Khoang miệng |
2. Enzyme amylase thuỷ phân tinh bột thành đường maltose. |
b) Ruột non |
3. Các enzyme protease phân giải protein, peptide thành các amino acid. |
c) Dạ dày |
4. Enzyme pepsin phân giải protein thành các peptide. |
|
5. Enzyme lipase phân giải lipid thành acid béo, glycerol. |
Lời giải:
a – 2: Ở khoang miệng, enzyme amylase thuỷ phân tinh bột thành đường maltose.
b – 1, 3, 5: Ở ruột non, các enzyme biến đổi tinh bột, các đường đôi thành các đường đơn các enzyme protease phân giải protein, peptide thành các amino acid; enzyme lipase phân giải lipid thành acid béo, glycerol.
c – 4: Ở dạ dày, enzyme pepsin phân giải protein thành các peptide.
Câu 98 trang 43 sách bài tập Sinh học 11: Lấy ví dụ chứng minh chế độ ăn thiếu cân đối có thể gây hại cho hệ tiêu hoá.
Lời giải:
Ví dụ chứng minh chế độ ăn thiếu cân đối có thể gây hại cho hệ tiêu hoá:
– Ăn vặt thường xuyên và sử dụng nhiều đồ ăn uống có đường làm tăng khả năng bị sâu răng.
– Ăn quá nhiều đồ cay, nóng, chua làm tăng khả năng bị viêm loét dạ dày.
– Ăn quá nhiều chất béo bão hoà, uống quá nhiều rượu bia làm tăng khả năng tổn thương gan.
– Ăn quá nhiều tinh bột, protein nhưng ít chất xơ làm tăng khả năng bị táo bón, nếu tình trạng kéo dài có thể dẫn đến ung thư đại tràng.
Câu 99 trang 43 sách bài tập Sinh học 11: Vì sao ống tiêu hoá ở động vật là môi trường sống của nhiều vi sinh vật sống cộng sinh?
Lời giải:
Ống tiêu hoá ở động vật là môi trường sống của nhiều vi sinh vật sống cộng sinh vì ống tiêu hoá ở động vật là môi trường giàu chất dinh dưỡng, nguồn chất dinh dưỡng này là nguồn cung cấp nguyên liệu và năng lượng cho các vi sinh vật cộng sinh sinh trưởng và phát triển.
Câu 100 trang 43 sách bài tập Sinh học 11: Để giảm cân, một số người đã cắt giảm hoàn toàn chất béo và tinh bột khỏi khẩu phần ăn hằng ngày. Chế độ ăn như vậy đã khoa học chưa? Giải thích.
Lời giải:
– Chế độ ăn cắt giảm hoàn toàn chất béo và tinh bột để giảm cân là chưa khoa học.
– Giải thích:
+ Không nên cắt giảm hoàn toàn chất béo vì: Chất béo không chỉ là nguồn sinh năng lượng quan trọng mà còn đóng vai trò là dung môi để hòa tan các vitamin thiết yếu cho cơ thể như A, D, E, K,… và các acid béo như omega 3, omega 6,… Bên cạnh đó, chất béo cũng tham gia vào cấu tạo các tế bào, đặc biệt là các tổ chức não bộ. Bởi thế, nếu thiếu hụt chất béo trong chế độ dinh dưỡng thì việc hấp thu các vitamin tan trong dầu bị ảnh hưởng đồng thời thiếu hụt nguyên liệu để xây dựng cấu trúc tế bào,… dẫn đến ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
+ Không nên cắt giảm hoàn toàn tinh bột một cách đột ngột vì: Trong khẩu phần ăn hằng ngày, tinh bột cung cấp 2/3 tổng năng lượng cho cơ thể. Giảm lượng tinh bột quá nhiều sẽ khiến cơ thể cảm thấy cạn kiệt năng lượng, mệt mỏi, choáng váng, đau đầu. Vì vậy,muốn cắt giảm lượng tinh bột, cần phải cắt giảm từ từ để cơ thể mỗi người thích nghi.Khi giảm lượng tinh bột, luôn cần phải lắng nghe cơ thể mình (mệt mỏi, choáng váng, đau đầu) để điều chỉnh kịp thời.
Câu 101 trang 43 sách bài tập Sinh học 11: Ghép tên các giai đoạn trong quá trình hô hấp của người và Thú ở cột A với diễn biến tương ứng ở cột B trong bảng dưới đây:
Cột A – Giai đoạn hô hấp |
Cột B – Diễn biến |
1. Thông khí |
a) O2 hoà tan trong máu khuếch tán qua thành mao mạch vào dịch mô, rồi từ dịch mô khuếch tán qua màng tế bào vào tế bào; đồng thời CO2 từ tế bàokhuếch tán vào dịch mô, rồi từ dịch mô khuếch tán qua thành mao mạch vào máu. |
2. Trao đổi khí ở phổi |
b) Trong tế bào, O2 oxy hoá phân tử hữu cơ tạo ra CO2, nước và giải phóng năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống. |
3. Vận chuyển khí O2 và CO2 |
c) O2 từ phổi, theo dòng máu đến các tế bào, đồng thời CO2 từ các tế bào theo máu về phổi. |
4. Trao đổi khí ở mô |
d) Khí O2trong không khí đi vào phổi qua hoạt động hít vào và khí CO2 từ phổi đi ra ngoài môi trường qua hoạt động thở ra. |
5. Hô hấp tế bào |
e) O2 trong không khí khuếch tán vào máu qua thành mao mạch của phế nang, đồng thời CO2 trong máu khuếch tán qua thành mao mạch vào phế nang. |
Lời giải:
1 – d: Thông khí: Khí O2 trong không khí đi vào phổi qua hoạt động hít vào và khí CO2 từ phổi đi ra ngoài môi trường qua hoạt động thở ra.
2 – e: Trao đổi khí ở phổi: O2 trong không khí khuếch tán vào máu qua thành mao mạch của phế nang, đồng thời CO2 trong máu khuếch tán qua thành mao mạch vào phế nang.
3 – c: Vận chuyển khí O2 và CO2: O2 từ phổi, theo dòng máu đến các tế bào, đồng thời CO2 từ các tế bào theo máu về phổi.
4 – a: Trao đổi khí ở mô: O2 hoà tan trong máu khuếch tán qua thành mao mạch vào dịch mô, rồi từ dịch mô khuếch tán qua màng tế bào vào tế bào; đồng thời CO2 từ tế bàokhuếch tán vào dịch mô, rồi từ dịch mô khuếch tán qua thành mao mạch vào máu.
5 – b: Hô hấp tế bào: Trong tế bào, O2 oxy hoá phân tử hữu cơ tạo ra CO2, nước và giải phóng năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống.
Câu 102 trang 43 sách bài tập Sinh học 11: Ghép tên sinh vật ở cột A với bề mặt trao đổi khí tương ứng ở cột B.
Cột A – Tên sinh vật |
Cột B – Bề mặt trao đổi khí |
1. Đỉa |
Phổi |
2. Nhện |
Da |
3. Cá heo |
Mang |
4. Ốc |
Hệ thống ống khí |
5. Ếch |
Bề mặt cơ thể |
Lời giải:
1. Đỉa trao đổi khí qua bề mặt cơ thể.
2. Nhện trao đổi khí qua hệ thống ống khí.
3. Cá heo trao đổi khí qua phổi.
4. Ốc trao đổi khí qua mang.
5. Ếch trao đổi khí qua phổi và da.
Câu 103 trang 43 sách bài tập Sinh học 11: Lập bảng phân biệt các hình thức trao đổi khí ở động vật.
Lời giải:
Phân biệt các hình thức trao đổi khí ở động vật:
Đặc điểm |
Hô hấp qua bề mặt cơ thể |
Hô hấp bằng hệ thống ống khí |
Hô hấp bằng mang |
Hô hấp bằng phổi |
Bề mặt hô hấp |
Bề mặt tế bào hoặc bề mặt cơ thể |
Ống khí |
Mang |
Phổi |
Đại diện |
Động vật nguyên sinh, đa bào bậc thấp (ruột khoang, giun dẹp), một số động vật có cơ quan trao đổi khí chuyên hoá như Giun đốt, ếch,… |
Côn trùng và một số chân khớp. |
Cá, chân khớp (tôm, cua), thân mềm (trai, ốc), nòng nọc lưỡng cư,… |
Bò sát, Chim và Thú. |
Đặc điểm của bề mặt hô hấp |
Mỏng và ẩm ướt giúp khí khuếch tán qua dễ dàng. Có nhiều mao mạch và máu có sắc tố hô hấp. |
Hệ thống ống khí phân nhánh nhỏ dần và tiếp xúc trực tiếp với tế bào. |
Các cung mang, gồm phiến mang mỏng và chứa rất nhiều mao mạch máu. Mao mạch trong mang song song và ngược chiều với chiều chảy của dòng nước. |
Phổi có nhiều phế nang, phế nang có bề mặt mỏng và mạng lưới mao mạch máu dày đặc. Phổi chim không có phế nang, có thêm hệ thống túi khí. |
Cơ chế hô hấp |
Khí O2 và CO2 được khuếch tán qua bề mặt cơ thể hoặc bề mặt tế bào. |
Khí O2 và CO2 đi qua hệ thống ống khí trao đổi với tế bào. |
Khí O2 trong nước khuếch tán qua mang vào máu và khí CO2 khuếch tán từ máu qua mang vào nước. |
Khí O2 và CO2 được trao đổi qua bề mặt phế nang hoặc bề mặt phổi. |
Hoạt động thông khí |
Sự thông khí được thực hiện nhờ sự thay đổi thể tích khoang thân phối hợp với đóng, mở các van lỗ thở. |
Sự thông khí được thực hiện nhờ sự thay đổi thể tích khoang miệng và khoang mang. |
Sự thông khí chủ yếu nhờ các cơ hô hấp làm thay đổi thể tích phổi và thể tích khoang thân (bò sát), khoang bụng (chim), lồng ngực (thú) hoặc nhờ sự nâng lên, hạ xuống của thềm miệng (lưỡng cư).
|
Câu 104 trang 44 sách bài tập Sinh học 11:Thế nào là hiện tượng dòng chảy song song và ngược chiều? Hiện tượng này gặp ở những nhóm động vật nào và có ý nghĩa như thế nào đối với các nhóm động vật đó?
Lời giải:
– Hiện tượng dòng chảy song song và ngược chiều là hiện tượng chiều máu chảy trong các mao mạch máu song song và ngược chiều với dòng không khí lưu thông trong các cơ quan trao đổi khí.
– Hiện tượng này gặp ở những nhóm động vật như Cá xương (dòng máu trong mao mạch chảy song song và ngược chiều với dòng nước đi qua phiến mang), Chim (dòng máu chảy trong các mao mạch máu song song và ngược chiều với dòng không khí lưu thông trong các mao mạch khí).
– Ý nghĩa của hiện tượng dòng chảy song song và ngược chiều đối với các nhóm động vật: Hiện tượng dòng chảy song song và ngược chiều làm tăng hiệu quả cho quá trình trao đổi khí O2 và CO2 giữa máu chảy trong các mao mạch với dòng không khí ra, vào cơ quan trao đổi khí của động vật. Nhờ đó, đáp ứng được nhu cầu trao đổi khí ở động vật, đảm bảo cho động vật có thể tồn tại, sinh trưởng và phát triển trong môi trường.
Câu 105 trang 44 sách bài tập Sinh học 11: Tại sao nói chim là động vật ở cạn trao đổi khí hiệu quả nhất?
Lời giải:
Chim là động vật ở cạn trao đổi khí hiệu quả nhất vì:
– Sự thông khí ở phổi chim được thực hiện nhờ hoạt động của cơ hô hấp làm thay đổi thể tích khoang thân và thể tích các túi khí → đảm bảo sự thông khí tại phổi (thông khí nhờ áp suất âm), tạo điều kiện thuận lợi cho sự trao đổi khí.
– Mặc dù phổi của chim không có phế nang nhưng phổi của chim lại thông với hệ thống túi khí. Nhờ sự phối hợp giữa hệ thống túi khí và phổi nên khi hít vào và khi thở ra đều có không khí giàu O2 đi qua phổi theo một chiều, liên tục và không có khí cặn: Khi hít vào, không khí giàu O2 đi vào phổi và vào nhóm túi khí sau, khi thở ra không khí giàu O2 từ nhóm túi khí sau lại đi vào phổi.Ngoài ra, trong phổi của chim, chiều máu chảy trong các mao mạch máu song song và ngược chiều với dòng không khí lưu thông trong các mao mạch khí. Những đặc điểm này làm tăng hiệu quả cho quá trình trao đổi khí O2 và CO2 giữa máu chảy trong các mao mạch với dòng không khí ra, vào phổi.
Câu 106 trang 44 sách bài tập Sinh học 11: Hãy giải thích vì sao phụ nữ có thai và trẻ em cần tránh những chỗ đôngngười, đặc biệt là vào mùa hè nắng nóng?
Lời giải:
Phụ nữ có thai và trẻ em có tốc độ hô hấp tế bào cao nhằm đáp ứng nhu cầu về vật chất và năng lượng (phụ nữ có thai cần nhiều vật chất và năng lượng để đáp ứng nhu cầu phát triển của thai nhi, trẻ con cần nhiều vật chất và năng lượng để đáp ứng nhu cầu sinh trưởng và phát triển nhanh chóng). Do đó, phụ nữ có thai và trẻ em có nhu cầu trao đổi khí (lấy O2 và thải CO2) cao. Trong khi đó, những chỗ đông người đặc biệt là vào mùa hè nắng nóng (nhiệt độ cao sẽ làm tăng tốc độ hô hấp tế bào của con người) sẽ gây khó khăn cho việc trao đổi khí, dẫn đến ảnh hưởng tới sức khoẻ của phụ nữ có thai và trẻ em. Bởi vậy, phụ nữ có thai và trẻ em cần tránh những chỗ đôngngười, đặc biệt là vào mùa hè nắng nóng.
Câu 107 trang 44 sách bài tập Sinh học 11: Vì sao rèn luyện thể dục, thể thao, tập hít thở sâu lại giúp cơ thể nâng cao hiệu quả trao đổi khí? Cần làm gì để cơ thể trao đổi khí hiệu quả?
Lời giải:
– Rèn luyện thể dục, thể thao, tập hít thở sâu lại giúp cơ thể nâng cao hiệu quả trao đổi khí vì: Rèn luyện thể dục, thể thao, tập hít thở sâu có tác động rõ rệt đến hệ hô hấp giúp các cơ hô hấp phát triển hơn (to hơn, săn chắc hơn, co khoẻ hơn), dẫn đến tăng thể tích khí lưu thông (thể tích khí khi hít vào hoặc khi thở ra bình thường), tăng thông khí phổi/phút (thể tích khí lưu thông nhân với nhịp thở). Nhờ đó giúp nâng cao hiệu quả trao đổi khí.
– Biện pháp giúp cơ thể trao đổi khí hiệu quả:
+ Phòng tránh các tác nhân có hại xâm nhập và gây hại cho đường hô hấp: rửa tay thường xuyên, vệ sinh mũi họng bằng dung dịch sát khuẩn phù hợp theo chỉ dẫn của bác sĩ; tiêm phòng vaccine phòng bệnh hô hấp; không hút thuốc lá; vệ sinh môi trường để ngăn cản sự phát triển của mầm bệnh; giảm sự lây lan nguồn bệnh như hạn chế tiếp xúc với người bệnh, sử dụng khẩu trang đúng cách, hạn chế tập trung nơi đông người, che miệng và mũi khi ho hay hắt hơi;…
+ Đảm bảo môi trường trao đổi khí thuận lợi: Tạo sự thông thoáng khí, kiểm soát độ ẩm, trồng cây xanh, thực hiện các biện pháp ngăn chặn ô nhiễm môi trường đặc biệt là ô nhiễm không khí,…
+ Tập thể dục thể thao thường xuyên, tập hít thở sâu,…
+ Bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể và nghỉ ngơi hợp lí.
Câu 108 trang 44 sách bài tập Sinh học 11: Ếch là động vật có phổi, tuy nhiên chúng không hoàn toàn sống trên cạn được mà vẫn phải sống ở những nơi ẩm ướt gần nguồn nước. Vì sao?
Lời giải:
Ếch là loài động vật có phổi nhưng phổi của ếch còn khá đơn giản, ít phế nang chưa đáp ứng được nhu cầu trao đổi khí của ếch. Do đó, trao đổi khí ở ếch diễn ra chủ yếu qua da. Mà để đảm bảo cho sự trao đổi khí qua da diễn ra thuận lợi, bề mặt da phải luôn giữ được sự ẩm ướt. Đó là lí do tại sao ếch không hoàn toàn sống trên cạn mà vẫn sống ở những nơi ẩm ướt gần nguồn nước.
Câu 109 trang 44 sách bài tập Sinh học 11: Cần làm gì để bảo vệ hệ hô hấp, phòng tránh các bệnh về hô hấp?
Lời giải:
Biện pháp bảo vệ hệ hô hấp, phòng tránh các bệnh về hô hấp:
– Phòng tránh các tác nhân có hại xâm nhập vào cơ thể thông qua các biện pháp như: rửa tay thường xuyên, vệ sinh mũi họng bằng dung dịch sát khuẩn phù hợp theo chỉ dẫn của bác sĩ,…
– Tăng cường sức đề kháng như: bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, nghỉ ngơi hợp lí, tiêm phòng vaccine, tập thể dục,…
– Ngăn cản sự phát triển của mầm bệnh như giữ vệ sinh môi trường, tạo sự thông thoáng không khí, kiểm soát độ ẩm, trồng cây xanh,…
– Giảm sự lây lan nguồn bệnh như hạn chế tiếp xúc với người bệnh, sử dụng khẩu trang đúng cách, hạn chế tập trung nơi đông người, che miệng và mũi khi ho hay hắt hơi,…
Câu 110 trang 44 sách bài tập Sinh học 11: Ghép mỗi pha co dãn của tim ở cột A với chức năng tương ứng ở cột B sau đó sắp xếp các hoạt động của tim theo đúng trình tự một chu kì tim.
Cột A – Pha co dãn |
Cột B – Chức năng tương ứng |
1. Tâm nhĩ co |
a) Đẩy máu từ tâm thất vào động mạch. |
2. Tâm thất co |
b) Hút máu từ tâm nhĩ xuống tâm thất. |
3. Tâm nhĩ dãn |
c) Đẩy máu từ tâm nhĩ xuống tâm thất. |
4. Tâm thất dãn |
d) Thu máu từ tĩnh mạch chủ và tĩnh mạch phổi. |
Lời giải:
1 – c: Tâm nhĩ co đẩy máu từ tâm nhĩ xuống tâm thất.
2 – a: Tâm thất co đẩy máu từ tâm thất vào động mạch.
3 – d: Tâm nhĩ dãn thu máu từ tĩnh mạch chủ và tĩnh mạch phổi.
4 – b: Tâm thất dãn hút máu từ tâm nhĩ xuống tâm thất.
Câu 111 trang 44 sách bài tập Sinh học 11: Xác định tính đúng, sai của các phát biểu trong bảng sau bằng cách đánhdấu X vào ô thích hợp.
Phát biểu |
Đúng |
Sai |
1. Vận tốc máu là tốc độ máu chảy trong động mạch trong một giây. |
||
2. Vận tốc máu biến động trong hệ thống động mạch, tĩnh mạch và mao mạch, trong đó vận tốc máu cao nhất là ở động mạch. |
||
3. Vận tốc máu trong hệ mạch tỉ lệ thuận với tổng tiết diện của mạch máu. |
||
4. Vận tốc máu trong hệ mạch tỉ lệ thuận với huyết áp. |
||
5. Vận tốc máu giảm dần trong động mạch từ lớn đến nhỏ, thấp nhất ở mao mạch và tăng dần trong tĩnh mạch từ nhỏ đến lớn. |
Lời giải:
Phát biểu |
Đúng |
Sai |
1. Vận tốc máu là tốc độ máu chảy trong động mạch trong một giây. |
S |
|
2. Vận tốc máu biến động trong hệ thống động mạch, tĩnh mạch và mao mạch, trong đó vận tốc máu cao nhất là ở động mạch. |
Đ |
|
3. Vận tốc máu trong hệ mạch tỉ lệ thuận với tổng tiết diện của mạch máu. |
S |
|
4. Vận tốc máu trong hệ mạch tỉ lệ thuận với huyết áp. |
Đ |
|
5. Vận tốc máu giảm dần trong động mạch từ lớn đến nhỏ, thấp nhất ở mao mạch và tăng dần trong tĩnh mạch từ nhỏ đến lớn. |
Đ |
Câu 112 trang 45 sách bài tập Sinh học 11: Ghép mỗi nội dung ở cột A với một nội dung tương ứng ở cột B trong bảng dưới đây:
Cột A |
Cột B |
1. Tâm nhĩ trái |
a) Đẩy máu vào động mạch chủ. |
2. Tâm nhĩ phải |
b) Nhận máu đỏ tươi từ tĩnh mạch phổi và đẩy máu xuống tâm thất trái. |
3. Tâm thất trái |
c) Đẩy máu vào động mạch phổi. |
4. Tâm thất phải |
d) Nhận máu đỏ thẫm từ tĩnh mạch chủ và đẩy máu xuống tâm thất phải. |
5. Van hai lá |
e. Ngăn giữa tâm thất phải và tâm nhĩ phải. |
6. Van ba lá |
g. Ngăn giữa tâm thất trái với động mạch chủ. |
7. Van động mạch phổi |
h. Ngăn giữa tâm thất phải với động mạch phổi. |
8. Van động mạch chủ |
i. Ngăn giữa tâm thất trái và tâm nhĩ trái. |
Lời giải:
1 – b: Tâm nhĩ trái nhận máu đỏ tươi từ tĩnh mạch phổi và đẩy máu xuống tâm thất trái.
2 – d: Tâm nhĩ phải nhận máu đỏ thẫm từ tĩnh mạch chủ và đẩy máu xuống tâm thất phải.
3 – a: Tâm thất trái đẩy máu vào động mạch chủ.
4 – c: Tâm thất phải đẩy máu vào động mạch phổi.
5 – i: Van hai lá ngăn giữa tâm thất trái và tâm nhĩ trái.
6 – e: Van ba lá ngăn giữa tâm thất phải và tâm nhĩ phải.
7 – h: Van động mạch phổi ngăn giữa tâm thất phải với động mạch phổi.
8 – g: Van động mạch chủ ngăn giữa tâm thất trái với động mạch chủ.
Câu 113 trang 45 sách bài tập Sinh học 11: Bạn An nói rằng cao huyết áp là bệnh di truyền. Theo em, bạn nói có chính xác không? Giải thích. Làm thế nào để phòng tránh bệnh cao huyết áp?
Lời giải:
– Có rất nhiều yếu tố nguy cơ gây nên tình trạng tăng huyết áp và chúng được chia thành 2 nhóm: yếu tố nguy cơ thay đổi được (chế độ ăn,tình trạng tâm lí, một số bệnh lí,…) và yếu tố nguy cơ không thay đổi được (di truyền). Nếu bố mẹ khỏe mạnh, có huyết áp bình thường, con cái có khoảng 3% nguy cơ bệnh cao huyết áp; Nếu cả bố lẫn mẹ đều bị cao huyết áp thì con cái có nguy cơ mắc bệnh lên đến 45%.
– Biện pháp phòng tránh bệnh cao huyết áp: Có chế độ ăn uống khoa học (hạn chế sử dụng thức ăn mặn, dầu mỡ; tăng cường rau xanh và hoa quả); hạn chế sử dụng chất kích thích như rượu, bia; luyện tập thể dục, thể thao vừa sức; kiểm soát cân nặng; tránh lo âu, căng thẳng, nghỉ ngơi hợp lí; khám sức khỏe định kì để phát hiện sớm những mối nguy cơ có thể điều chỉnh được;…
Câu 114 trang 45 sách bài tập Sinh học 11: Tại sao tim bị cắt rời ra khỏi cơ thể vẫn còn đập thêm một thời gian nếu được đặt trong dung dịch sinh lí giống như môi trường trong cơ thể? Trong hệ dẫn truyền tim, xung điện từ nút xoang nhĩ và tâm nhĩ truyền tới tâm thất bị chậm lại do phải truyền qua nút nhĩ thất. Theo em, điều này có ý nghĩa gì trong hoạt động của tim?
Lời giải:
– Tim bị cắt rời ra khỏi cơ thể vẫn còn đập thêm một thời gian nếu được đặt trong dung dịch sinh lí giống như môi trường trong cơ thể vì tim có khả năng tự co dãn (tính tự động của tim) nhờ hệ dẫn truyền tim: Nút xoang nhĩ tự động phát xung điện, cứ sau một khoảng thời gian nhất định, nút xoang nhĩ lại phát xung điện. Xung điện lan ra khắp cơ tâm nhĩ và làm 2 tâm nhĩ co, tiếp đó xung điện lan đến nút nhĩ thất, bó His, rồi theo mạng Purkinje lan ra khắp cơ tâm thất, làm 2 tâm thất co.
-Trong hệ dẫn truyền tim, xung điện từ nút xoang nhĩ và tâm nhĩ truyền tới tâm thất bị chậm lại do phải truyền qua nút nhĩ thất. Điều này có ý nghĩatốiưuhóacung lượng tim ở mọi tần số tim.
Câu 115 trang 45 sách bài tập Sinh học 11: Nguyên nhân nào làm máu chảy trong mao mạch chậm hơn so với động mạch và tĩnh mạch? Điều này có ý nghĩa gì?
Lời giải:
– Vận tốc máu trong hệ mạch tỉ lệ nghịch với tổng tiết diện mạch máu. Mà trong hệ mạch, mao mạch có tổng tiết diện lớn nhất. Do đó, máu chảy trong mao mạch chậm hơn so với động mạch và tĩnh mạch.
– Máu chảy trong mao mạch với tốc độ chậm có ý nghĩa đảm bảo thời gian thích hợp để thực hiện sự trao đổi chất giữa tế bào và máu qua thành mao mạch và dịch mô (dịch giữa các tế bào).
Câu 116 trang 45 sách bài tập Sinh học 11: Tại sao nói hoạt động của hệ tuần hoàn được điều hoà theo cơ chế thần kinh – thể dịch? Lấy ví dụ minh hoạ.
Lời giải:
– Nói hoạt động của hệ tuần hoàn được điều hoà theo cơ chế thần kinh – thể dịch vì hoạt động của hệ tuần hoàn chịu sự chi phối của cả 2 cơ chế là cơ chế thần kinh (theo nguyên tắc phản xạ) và cơ chế thể dịch (thực hiện nhờ các hormone):
+ Theo cơ chế thần kinh: Dựa trên thông tin truyền về từ thụ thể áp lực hoặc thụ thể hoá học (thụ thể O2 và CO2) ở xoang động mạch cảnh và gốc cung động mạch chủ, trung khu điều hoà tim mạch tăng hay giảm xung thần kinh trên dây thần kinh giao cảm hoặc đối giao cảm, qua đó ảnh hưởng đến hoạt động của tim và mạch máu.
+ Theo cơ chế thể dịch: Một số hormone ảnh hưởng đến hoạt động tim mạch như adrenalin và noradrenalin, thyroxine,…
– Ví dụ: Khi huyết áp giảm, thụ thể áp lực ở xoang động mạch cảnh và gốc cung động mạch chủ gửi xung thần kinh về trung khu điều hoà tim mạch ở hành não. Trung khu điều hoà tim mạch tăng tần số xung thần kinh trên dây giao cảm, làm tim đập nhanh, mạnh và các mạch máu nhỏ co lại. Xung thần kinh còn theo dây giao cảm đến tuyến trên thận, làm tuyến này tăng tiết adrenalin và noradrenalin vào máu. Hai hormone này làm tim đập nhanh, mạnh và các mạch máu nhỏ co lại. Tim đập nhanh, mạnh kèm theo mạch máu co làm huyết áp tăng trở lại. Ngược lại, khi huyết áp tăng cao, trung khu điều hoà tim mạch lại tăng tần số xung thần kinh trên dây đối giao cảm, làm tim giảm nhịp và làm các mạch máu ngoại vi dãn, nhờ đó huyết áp trở lại bình thường.
Câu 117 trang 45 sách bài tập Sinh học 11: Khi bị kẻ thù rượt đuổi, hoạt động của tim mạch ở động vật đã được điều hoà như thế nào để đảm bảo cho cơ xương hoạt động tốt nhằm thoát khỏi mối nguy hiểm?
Lời giải:
Khi bị kẻ thù rượt đuổi, hormone adrenaline (hormone tuyến thượng thận) ở động vật được tiết ra nhiều hơn. Hormone adrenaline làm tăng nhịp tim, tăng hoạt động cơ tim, gây co mạch máu tới hệ tiêu hoá, hệ bài tiết và làm dãn mạch máu tới cơ xương (cơ vân). Điều đó giúp tăng cường vận chuyển chất dinh dưỡng và O2 đến các tế bào cơ xương để thực hiện hô hấp tế bào tạo năng lượng cho cơ xương tăng cường hoạt động. Nhờ đó, động vật có thể chạy nhanh hơn để thoát khỏi sự rượt đuổi của kẻ thù.
Câu 118 trang 45 sách bài tập Sinh học 11: Vì sao việc duy trì cân nặng phù hợp, sinh hoạt điều độ, tinh thần ổn định, năng vận động, hạn chế muối, đường, chất béo và rượu bia lại có tác dụng phòng tránh các bệnh về tim, mạch?
Lời giải:
– Béo phì làm gia tăng quá mức các chất béo trong cơ thể làm mở rộng tâm nhĩ, tâm thất và xơ vữa động mạch, góp phần trực tiếp gây ra bệnh tim mạch.
– Tinh thần căng thẳng (stress) trực tiếp ảnh hưởng đến lượng hormone trong cơ thể như cortisol và adrenaline tăng cao và kéo dài liên tục, đây là một tác dụng có hại đối với hệ tim mạch. Stress cũng có thể làm cơ thể dễ hình thành huyết khối gây tắc nghẽn mạch máu, dẫn đến nhồi máu cơ tim hay đột quỵ.
– Thiếu vận động khiến năng lượng tích tụ lại thành mỡ, lượng cholesterol xấu tăng lên và cholesterol tốt hạ xuống, dẫn đến tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.
– Chế độ ăn nhiều muối làm tăng huyết áp – một yếu tố nguy cơ khác của bệnh tim. Chế độ ăn nhiều đường, chất béo làm tăng nguy cơ béo phì góp phần trực tiếp gây ra bệnh tim mạch.
– Uống nhiều rượu, bia sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc và chức năng của tim, làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ; làm tăng huyết áp, triglyceride trong máu và cân nặng dẫn đến các bệnh về tim mạch.
→ Việc duy trì cân nặng phù hợp, sinh hoạt điều độ, tinh thần ổn định, năng vận động, hạn chế muối, đường, chất béo và rượu bia lại có tác dụng phòng tránh các bệnh về tim, mạch.
Câu 119 trang 45 sách bài tập Sinh học 11:Vẽ sơ đồ thể hiện trình tự các đáp ứng của hệ miễn dịch cơ thể chống lại sự xâm nhập của vi sinh vật gây bệnh
Lời giải:
Sơ đồ thể hiện trình tự các đáp ứng của hệ miễn dịch cơ thể chống lại sự xâm nhập của vi sinh vật gây bệnh:
Câu 120 trang 45 sách bài tập Sinh học 11:Phân biệt miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào, miễn dịch nguyên phát và miễn dịch thứ phát.
Lời giải:
– Phân biệt miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào:
Miễn dịch dịch thể |
Miễn dịch tế bào |
– Là miễn dịch có sự tham gia của các tế bào B. |
– Là miễn dịch có sự tham gia của các tế bào T độc. |
-Các tế bào T hỗ trợ tiết ra cytokine gây hoạt hoá tế bào B, khởi đầu cho miễn dịch dịch thể. Tế bào B tăng sinh và biệt hoá, tạo ra dòng tương bào và dòng tế bào B nhớ. Các tương bào sản sinh ra kháng thể IgG. Kháng thể lưu hành trong máu và tiêu diệt mầm bệnh trong máu theo nhiều cách khác nhau. |
– Các tế bào T hỗ trợ tiết cytokine còn làm tế bào T độc hoạt hoá, khởi đầu cho miễn dịch tế bào. Để trở nên hoạt hoá, ngoài tế bào T hỗ trợ, tế bào T độc còn cần tương tác với tế bào trình diện kháng nguyên. Tế bào T độc phân chia, tạo ra dòng tế bào T độc hoạt hoá và dòng tế bào T độc nhớ. Các tế bào T độc lưu hành trong máu và tiết ra độc tố tiêu diệt các tế bào nhiễm mầm bệnh. |
– Phân biệt miễn dịch nguyên phát và miễn dịch thứ phát:
Miễn dịch nguyên phát |
Miễn dịch thứ phát |
– Là miễn dịch xuất hiện trong lần đầu tiên tiếp xúc với kháng nguyên. |
– Là miễn dịch xuất hiện khi hệ miễn dịch lại tiếp xúc với chính loại kháng nguyên đã từng tiếp xúc trước đó. |
– Có sự hình thành tế bào nhớ đối với kháng nguyên vừa tiếp xúc. |
– Được kích hoạt nhờ tế bào nhớ đã được hình thành từ miễn dịch nguyên phát. |
– Diễn ra chậm hơn (sau khoảng 7 – 10 ngày). |
– Diễn ra nhanh hơn (sau khoảng 2 – 3 ngày). |
– Số lượng tế bào miễn dịch (tế bào T, tế bào B) và kháng thể tham gia ít hơn và duy trì ở mức thấp hơn. |
– Số lượng tế bào miễn dịch (tế bào T, tế bào B) và kháng thể tham gia ít hơn và duy trì ở mức cao hơn. |
– Tính hiệu quả thấp hơn. |
– Tính hiệu quả cao hơn, giúp người và vật nuôi không bị bệnh hoặc có mắc bệnh thì cũng rất nhẹ. |
Câu 121 trang 46 sách bài tập Sinh học 11: Các tế bào nhớ có vai trò gì đối với khả năng chống lại mầm bệnh của cơ thể khi bị mầm bệnh tấn công lần thứ hai?
Lời giải:
Vai trò của các tế bào nhớ đối với khả năng chống lại mầm bệnh của cơ thể khi bị mầm bệnh tấn công lần thứ hai: Nhờ tế bào nhớ tạo ra ở đáp ứng miễn dịch nguyên phát nên khi cơ thể tiếp xúc với mầm bệnh đó lần thứ 2 sẽ tạo nên đáp ứng miễn dịch thứ phát diễn ra nhanh hơn (2 – 3 ngày so với 7 – 10 ngày), số lượng tế bào miễn dịch (tế bào T, tế bào B) và kháng thể nhiều hơn, đồng thời duy trì ở mức cao lâu hơn, dẫn đến khả năng chống lại mầm bệnh hiệu quả, giúp người và vật nuôi không bị bệnh hoặc có mắc bệnh thì cũng rất nhẹ.
Câu 122 trang 46 sách bài tập Sinh học 11: Người bị rắn độc cắn được điều trị bằng huyết thanh kháng nọc rắn (huyết thanh chứa kháng thể có khả năng trung hoà đặc hiệu một loại nọc rắn lấy được từ huyết thanh ngựa khoẻ mạnh đã được miễn dịch với loại nọc rắn đó hoặc với một số loại nọc rắn). Nếu bị rắn độc cắn lần thứ hai có phải điều trị bằng huyết thanh kháng nọc rắn nữa không? Giải thích.
Lời giải:
Sau khi tiêm huyết thanh kháng nọc rắn (huyết thanh chứa kháng thể có khả năng trung hoà đặc hiệu một loại nọc rắn lấy được từ huyết thanh ngựa khoẻ mạnh đã được miễn dịch với loại nọc rắn đó hoặc với một số loại nọc rắn), kháng thể có thể tồn tại trong máu của bệnh nhân. Do đó, nếu bị đúng loại rắn độc đócắn lần thứ hai, bệnh nhân này có thể không cần phải điều trị bằng huyết thanh kháng nọc rắn nữa.
Câu 123 trang 46 sách bài tập Sinh học 11: Vì sao các triệu chứng bệnh do HIV gây ra ở người được gọi là Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải và được coi là đại dịch rất nguy hiểm đối với loài người?
Lời giải:
– Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải do virus HIV gây ra. Khi vào cơ thể, HIV xâm nhập và tăng sinh trong tế bào T hỗ trợ và tiêu diệt tế bào này, dẫn đến làm suy yếu dần đáp ứng miễn dịch dịch thể và đáp ứng miễn dịch tế bào. Kết quả là khả năng miễn dịch của cơ thể ngày càng suy giảm, bất kì một mầm bệnh nào đều có thể phát triển và gây bệnh (bệnh cơ hội). Thời gian nhiễm HIV càng dài, hệ miễn dịch càng suy giảm, các bệnh cơ hội xuất hiện ngày càng nhiều nên các triệu chứng bệnh do HIV gây ra ở người được gọi là Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải.
– Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải được coi là đại dịch rất nguy hiểm đối với loài người vì:
+ Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải gây ra cái chết không thể tránh khỏi cho người mắc. Hiện tại chưa có thuốc phòng và điều trị hội chứng này.
+ Virus HIV – tác nhân gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải có thể lây nhiễm từ người này sang người khác thông qua nhiều con đường như đường tình dục, đường máu hay mẹ truyền sang con nên tốc độ lây lan của hội chứng này rất nhanh và khó kiểm soát.
Câu 124 trang 46 sách bài tập Sinh học 11: Dị ứng là gì? Vì sao dị ứng có thể gây tử vong ở người?
Lời giải:
– Dị ứng là phản ứng quá mức của cơ thể đối với kháng nguyên nhất định, nghĩa là cơ thể quá mẫn cảm với kháng nguyên.
– Dị ứng có thể gây tử vong vì: Phản ứng dị ứng cấp tính đôi khi đưa đến sốc phản vệ. Sốc phản vệ xảy ra khi dị nguyên gây giải phóng lượng lớn histamin trên diện rộng. Hậu quả là co thắt phế quản, dãn các mạch máu ngoại vi, huyết áp giảm nhanh,… dẫn đến não, tim không nhận đủ máu và O2. Tình trạng thiếu O2 có thể gây tử vong sau vài phút.
Câu 125 trang 46 sách bài tập Sinh học 11: Cơ chế bảo vệ cơ thể của huyết thanh kháng dại và vaccine phòng chống dại khác nhau như thế nào?
Lời giải:
– Cơ chế bảo vệ cơ thể của vaccine phòng chống dại: Vaccine phòng chống dại có khả năng kích hoạt hệ thống miễn dịch của người tiêm, tạo ra các kháng thể chống lại virus dại. Những kháng thể được vaccinedại kích thích tạo ra có cơ chế nhận diệnvirus dại và tiêu diệt chúng, giúp bảo vệ cơ thể người tiêm khỏi sự tấn công của bệnh dại.
– Cơ chế bảo vệ cơ thể của huyết thanh kháng dại: Huyết thanh kháng dại cung cấp ngay lập tức kháng thể (miễn dịch thụ động) cho đến khi hệ miễn dịch chủ động của người bệnh (người đã tiếp xúc/ bị chó, mèo đã xác định hoặc nghi ngờ dại cắn) có thể tạo ra kháng thể qua việc tiêm vaccine (miễn dịch chủ động).Theo đó, kháng thể có trong huyết thanh kháng dại có tác dụng trung hòa và làm chậm sự lan tỏa virus dại, làm cho các virus dại sẽ bị ức chế, từ đó bảo vệ được tính mạng người nghi nhiễm virus dại cho tới khi các kháng thể chống virus dại được sản sinh sau khi tiêm vaccine dại.
Câu 126 trang 46 sách bài tập Sinh học 11: Chú thích tên các bộ phận và các giai đoạn trong quá trình hình thành nước tiểu vào các số trong hình sau. Điều gì sẽ xảy ra nếu quá trình tái hấp thụ trong ống thận kém hiệu quả?
Lời giải:
– Tên các bộ phận và các giai đoạn trong quá trình hình thành nước tiểu vào các số trong hình trên:
(1) Giai đoạn lọc
(2) Giai đoạn tái hấp thụ
(3) Giai đoạn bài tiết tiếp
(4) Nước tiểu được ống góp hấp thụ bớt nước và chảy vào bể thận, qua niệu quản và lưu trữ ở bàng quang trước khi được thải ra ngoài.
(5) Tiểu động mạch đến
(6) Tiểu động mạch đi
(7) Mao mạch bao quanh ống thận
(8) Nang Bowman
(9) Ống thận
(10) Quản cầu
– Nếu quá trình tái hấp thụ trong ống thận kém hiệu quả thì nước, các chất dinh dưỡng, các ion cần thiết như Na+, HCO3–,… trong dịch lọc sẽ không được hấp thụ trả về máu khiến cơ thể bị mất cân bằng nội môi dẫn đến các tình trạng bệnh lí nguy hiểm cho cơ thể.
Câu 127 trang 47 sách bài tập Sinh học 11: Hoàn thành bảng theo mẫu sau:
Biện pháp chăm sóc, bảo vệ hệ tiết niệu |
Cơ sở khoa học |
Lời giải:
Biện pháp chăm sóc, bảo vệ hệ tiết niệu |
Cơ sở khoa học |
Thường xuyên giữ vệ sinh cho toàn cơ thể cũng như cho hệ bài tiết nước tiểu. |
Việc giữ vệ sinh cơ thể cũng như hệ bài tiết giúp ngăn chặn sự phát triển, xâm nhập của các tác nhân gây bệnh cho cơ thể cũng như hệ bài tiết. |
Chế độ ăn hợp lí: + Không ăn quá nhiều protein, quá mặn, quá chua, quá nhiều chất tạo sỏi. + Không ăn thức ăn ôi thiu và nhiễm chất độc hại. |
+ Chế độ ăn nhiều muối, nhiều dầu mỡ gây tăng huyết áp, huyết áp cao kéo dài dẫn đến tổn thương và suy thận. + Ăn nhiều protein tạo ra nhiều uric acid, tăng thải calcium qua nước tiểu, đưa đến nguy cơ tạo sỏi thận. + Các vi sinh vật trong thức ăn ôi thiu và chất độc hại trong thức ăn làm hệ bài tiết bị tổn thương gây ra các bệnh như viêm cầu thận, viêm ống thận,… |
Uống đủ nước |
Uống đủ nước đảm bảo cho thận thải thuận lợi các chất độc hại và muối dư thừa. Uống quá nhiều nước sẽ tăng áp lực thải nước qua thận, lâu ngày dẫn đến suy thận. Uống quá ít nước khiến cơ thể khó thải hết các chất độc hại, đồng thời tăng nguy cơ hình thành sỏi thận. |
Không uống nhiều rượu, bia |
Rượu bia gây rối loạn chức năng thận, thậm chí gây tổn hại tế bào thận, nếu sử dụng trong thời gian dài sẽ làm suy giảm chức năng lọc và tái hấp thụ các chất của thận. Uống nhiều rượu bia cũng làm tăng huyết áp gây tổn thương thận, suy thận. |
Không sử dụng quá nhiều loại thuốc |
Khi sử dụng quá nhiều loại thuốc, thận sẽ phải tăng cường hoạt động quá mức dẫn đến suy thận. |
Không nhịn tiểu |
Nhịn đi tiểu lâu có hại vì dễ tạo sỏi thận, hạn chế hình thành nước tiểu liên tục và có thể gây viêm bóng đái. |
Câu 128 trang 47 sách bài tập Sinh học 11: Cho các bộ phận tham gia vào cơ chế duy trì huyết áp ở người: Thụ quan áp lực trên mạch máu; Trung tâm điều hoà tim mạch ở hành não; Tim, mạch máu. Vẽ sơ đồ điều hoà cân bằng huyết áp, điền tên các bộ phận vàosơ đồ và giải thích.
Lời giải:
– Sơ đồ điều hoà cân bằng huyết áp:
– Giải thích:
+ Khi huyết áp tăng cao thì thụ quan áp lực trên mạch máu (trên xoang động mạch cảnh và gốc cung động mạch chủ) tiếp nhận và báo về trung tâm điều hoà tim mạch ở hành não. Từ trung khu điều hoà tim mạch ở hành não, xung thần kinh theo dây li tâm đến tim và mạch máu, làm tim giảm nhịp đập, giảm lực co bóp và làm mạch máu dãn rộng. Kết quả là huyết áp giảm xuống và trở lại bình thường. Sự thay đổi huyết áp ở mạch máu lúc này lại được thụ quan áp lực ở mạch máu tiếp nhận và thông báo về trung khu điều hoà tim mạch ở hành não (liên hệ ngược).
+ Khi huyết áp giảm, thụ quan áp lực trên mạch máu (trên xoang động mạch cảnh và gốc cung động mạch chủ) tiếp nhận và báo về trung tâm điều hoà tim mạch ở hành não. Trung khu điều hoà tim mạch ở hành não tăng tần số xung thần kinh trên dây li tâm, làm tim đập nhanh, mạnh và các mạch máu nhỏ co lại. Kết quả là huyết áp tăng lên và trở lại bình thường. Sự thay đổi huyết áp ở mạch máu lúc này lại được thụ quan áp lực ở mạch máu tiếp nhận và thông báo về trung khu điều hoà tim mạch ở hành não (liên hệ ngược).
Câu 129 trang 47 sách bài tập Sinh học 11: Tiểu đường là bệnh rối loạn chuyển hoá đường làm lượng đường trong máu tăng quá mức bình thường khiến một lượng đường được thải qua nước tiểu. Giải thích vì sao tiểu đường kéo dài có thể dẫn tới suy thận?
Lời giải:
Tiểu đường kéo dài có thể dẫn tới suy thận vì:
– Tiểu đường kéo dài gây xơ vữa các mạch máu lớn, trong đó có động mạch thận, làm hẹp tắc mạch máu, hậu quả là gây tăng huyết áp dẫn đến tổn thương các mạch máu nhỏ ở thận và gây suy thận.
– Đồng thời, lượng đường trong máu cao, thận phải làm việc quá tải, nhiều ngày các lỗ lọc to ra gây rò rỉ albumin vi niệu ra ngoài nước tiểu, sau thời gian dài albumin niệu nhiều hơn và xuất hiện cả protein niệu.
– Ngoài ra, với người bệnh đái tháo đường việc truyền tín hiệu thần kinh từ não đến các cơ quan có trục trặc, bàng quang bị giảm kích thích, không có cảm giác khi bàng quang đầy nước tiểu, ứ đọng lâu ngày gây nhiễm trùng đường tiết niệu, vi khuẩn đi ngược lên thận làm tổn thương thận và dẫn tới suy thận.
Câu 130 trang 47 sách bài tập Sinh học 11: Nếu kết quả xét nghiệm urea trong máu của một người cao bất thường thì có thể dự đoán được điều gì? Giải thích.
Lời giải:
Urea luôn tồn tại trong cơ thể và được bổ sung thường xuyên thông qua các chất đạm. Đây là các protein ngoại sinh được chuyển hóa thành axit amin nhờ các protease của đường tiêu hóa. Sau đó được chuyển hóa tiếp và cuối cùng thành CO2 và NH3.Trong đó, NH3 là một chất độc cần được đào thải ra ngoài. Nhiệm vụ của gan là chuyển hóa NH3 thành urea và chuyển đến thận qua đường máu. Khi đó thận sẽ lọc urea và các chất khác để đào thải ra ngoài qua đường tiểu. Chính vì vậy, nếu kết quả xét nghiệm urea trong máu của một người cao bất thường thì có thể dự đoán được một trong số trường hợp sau:
– Chế độ dinh dưỡng hàng ngày có quá nhiều protein.
– Người bị suy thận, tắc nghẽn đường niệu, vô niệu,…
– Người bị ngộ độc thủy ngân.
– Các trường hợp tăng dị hóa protein: suy dinh dưỡng, bỏng, sốt,…
– Nhiễm trùng nặng, xuất huyết tiêu hóa,..
Xem thêm các bài giải SBT Sinh học lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Chương 1: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật
Chương 2. Cảm ứng ở sinh vật
Chương 3: Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật
Chương 4: Sinh sản ở sinh vật
Chương 5: Mối quan hệ giữa các quá trình sinh lí trong cơ thể sinh vật và một số ngành nghề liên quan đến sinh học cơ thể