Giải Chuyên đề Sinh học 11 Bài 7: Các biện pháp phòng chống bệnh dịch ở người
Mở đầu trang 33 Chuyên đề Sinh học 11: Em và người thân đã từng mắc bệnh dịch nào? Những biện pháp nào em và người thân đã thực hiện để nhanh khỏi bệnh và tránh lây nhiễm cho những người xung quanh?
Lời giải:
– Em và người thân đã từng mắc bệnh dịch: Bệnh Covid-19.
– Những biện pháp nào em và người thân đã thực hiện để nhanh khỏi bệnh:
+ Uống các thuốc điều trị triệu chứng theo chỉ dẫn của bác sĩ.
+ Vệ sinh mũi, họng bằng nước muỗi sinh lí hằng ngày nhằm ức chế, tiêu diệt mầm bệnh.
+ Nâng cao sức đề kháng của cơ thể giúp chống lại mầm bệnh bằng cách thực hiện lối sống lành mạnh: ăn uống đủ chất, đủ lượng; ngủ đủ giấc; luyện tập thể dục, thể thao đều đặn; giảm căng thẳng, lo lắng; không sử dụng chất gây nghiện như ma tuý, thuốc lá hoặc lạm dụng rượu, bia,…
– Những biện pháp nào em và người thân đã thực hiện để tránh lây nhiễm cho những người xung quanh:
+ Tự cách li, đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người khác, che miệng khi ho và hắt hơi.
+ Thường xuyên vệ sinh đồ dùng và phòng ở của bản thân.
+ Rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
+ Thực hiện tiêm phòng vaccine phòng bệnh.
I. Biện pháp phòng, chống bệnh lây truyền qua đường hô hấp
Dừng lại và suy ngẫm trang 34 Chuyên đề Sinh học 11: Vẽ sơ đồ khái quát các biện pháp phòng chống bệnh dịch lây qua đường hô hấp.
Lời giải:
Sơ đồ khái quát các biện pháp phòng chống bệnh dịch lây qua đường hô hấp:
II. Biện pháp phòng, chống bệnh lây truyền qua đường tiêu hoá
Dừng lại và suy ngẫm trang 34 Chuyên đề Sinh học 11: Tại sao diệt ruồi, gián, chuột và cải thiện tình trạng vệ sinh môi trường có thể góp phần phòng tránh được các bệnh lây qua đường tiêu hoá?
Lời giải:
– Diệt ruồi, gián, chuột có thể góp phần phòng tránh được các bệnh lây truyền qua đường tiêu hoá vì chúng là những động vật trung gian truyền mầm bệnh khi chúng tiếp xúc với thức ăn không được che đậy.
– Cải thiện vệ sinh môi trường giúp ngăn chặn sự sinh sôi, phát triển và phát tán mầm bệnh từ phân, rác thải, nước cống rãnh, nguồn nước ô nhiễm xâm nhập trực tiếp hoặc gián tiếp vào thực phẩm, thức ăn, đồng thời, cũng ngăn chặn mầm bệnh có thể bám trên các bề mặt vật dụng khiến người khoẻ mạnh vô tình chạm vào và đưa lên mũi, miệng.
-
III. Biện pháp phòng, chống bệnh lây truyền qua đường máu
Dừng lại và suy ngẫm 1 trang 35 Chuyên đề Sinh học 11: Dựa vào sơ đồ Hình 7.2, trình bày các biện pháp phòng, chống bệnh lây truyền qua đường máu.
Lời giải:
Các biện pháp phòng, chống bệnh lây truyền qua đường máu:
– Diệt muỗi và bọ gậy: Phun hoá chất diệt muỗi; diệt bọ gậy bằng hoá chất, dầu,…; loại bỏ nơi muỗi đẻ trứng (các dụng cụ đọng nước, các vũng nước đọng,…);…
– Tránh để bị muỗi đốt: Ngủ màn, sử dụng lưới chắn muỗi, bôi kem đuổi muỗi, mặc quần áo dài tránh muỗi đốt vào sáng sớm và chiều tối,…
– Truyền máu an toàn.
– Không dùng chung bơm, kim tiêm; dụng cụ châm cứu, xăm da; bàn chải đánh răng;…
-
Dừng lại và suy ngẫm 2 trang 35 Chuyên đề Sinh học 11: Tại sao AIDS và bệnh sốt rét có chung con đường lây nhiễm nhưng biện pháp phòng, chống có những điểm khác nhau?
Lời giải:
Mặc dù AIDS và bệnh sốt rét đều lây nhiễm qua đường máu nhưng cách thức lây nhiễm của mầm bệnh vào cơ thể người lại có sự khác nhau dẫn đến biện pháp phòng, chống HIV/AIDS và bệnh sốt rét có những điểm khác nhau. Cụ thể:
– Kí sinh trùng sốt rét từ người bệnh truyền sang người khoẻ mạnh qua trung gian truyền bệnh là muỗi Anopheles, vì vậy có thể phòng chống bằng cách diệt bọ gậy, diệt muỗi, không để muỗi đốt và truyền máu an toàn.
– Trong khi đó, HIV/AIDS lây nhiễm theo nhiều con đường khác nhau như quan hệ tình dục không an toàn, lây nhiễm qua đường máu từ người nhiễm HIV (truyền máu không an toàn, ghép cơ quan, thụ tinh nhân tạo, dùng chung kim tiêm, dụng cụ châm cứu, xăm da, bản chải đánh răng,…), lây truyền từ mẹ sang con (trong thời kì mang thai, trong khi đẻ và qua sữa mẹ) nên biện pháp phòng, chống đa dạng hơn như: thực hiện quan hệ tình dục an toàn (sống chung thuỷ một vợ một chồng, sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục,…), không dùng chung bơm kim tiêm và các đồ dùng cá nhân khác, truyền máu an toàn, người bị nhiễm HIV không nên mang thai và sinh con,…
Luyện tập và vận dụng 1 trang 35 Chuyên đề Sinh học 11: Tại sao các bệnh do vi sinh vật gây ra dễ phát triển thành dịch và việc ngăn chặn các bệnh này thường gặp nhiều khó khăn?
Lời giải:
Các bệnh do virus, vi khuẩn, kí sinh trùng, nấm dễ phát triển thành dịch là do:
– Mầm bệnh (vi sinh vật gây bệnh) có khả năng lan truyền từ người này sang người khác hoặc từ động vật sang người theo nhiều con đường khác nhau như đường hô hấp (thông qua các giọt bắn nhỏ li ti khi người bệnh thở, nói chuyện, ho, hắt hơi,…), đường tiêu hoá (mầm bệnh xâm nhập vào thực phẩm, thức ăn, nước uống,…), đường máu (qua động vật trung gian truyền bệnh, qua quan hệ tình dục, qua tiêm chích,…), qua da (tiếp xúc trực tiếp với mầm bệnh như nấm).
– Các mầm bệnh này thường có thời gian ủ bệnh không triệu chứng gây khó khăn cho việc kiểm soát sự lây lan.
– Các mầm bệnh này có tốc độ biến chủng nhanh gây khó khăn cho việc phòng ngừa, điều trị.
– Thời tiết nóng ẩm ở nước ta là điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh phát triển nhanh.
Luyện tập và vận dụng 2 trang 35 Chuyên đề Sinh học 11: Hãy nêu các biện pháp mà em thực hiện để phòng, chống các bệnh dịch và giải thích lí do sử dụng các biện pháp đó.
Lời giải:
Một số biện pháp để phòng, chống các bệnh dịch và giải thích lí do sử dụng các biện pháp đó:
Biện pháp
phòng, chống các bệnh dịch
|
Giải thích
lí do sử dụng biện pháp
|
Tiêm phòng vaccine
|
Đây là biện pháp giúp tạo miễn dịch chủ động hiệu quả để phòng chống các bệnh dịch.
|
Nâng cao sức đề kháng của cơ thể bằng các biện pháp ăn uống lành mạnh, tập thể dục thể thao thường xuyên, vệ sinh cá nhân sạch sẽ,…
|
Đây là biện pháp giúp tăng cường sự khoẻ mạnh của hệ miễn dịch giúp phòng chống các bệnh miễn dịch.
|
Vệ sinh nơi ở và môi trường công cộng xung quanh
|
Đây là biện pháp giúp ngăn chặn sự phát sinh, phát triển và phát tán của các mầm bệnh.
|
Diệt các loài trung gian truyền bệnh như ruồi, muỗi, gián, chuột,…
|
Đây là biện pháp giúp ngăn chặn sự phát tán của mầm bệnh trực tiếp hoặc gián tiếp từ những loài trung gian này.
|
Thường xuyên đeo khẩu trang khi ra ngoài và hạn chế tụ tập nơi đông người
|
Đây là biện pháp giúp phòng chống hiệu quả những bệnh lây truyền qua đường hô hấp.
|
Không dùng chung đồ cá nhân
|
Đây là biện pháp hiệu quả để ngăn chặn sự phát tán mầm bệnh từ người này sang người khác.
|
Giữ vệ sinh ăn uống: không sử dụng thức ăn ôi thiu; rau quả tươi rửa sạch; ăn chín, uống sôi;…
|
Đây là biện pháp giúp ngăn chặn sự lây nhiễm của các mầm bệnh thông qua đường tiêu hoá.
|
-
Xem thêm các bài giải chuyên đề học tập Sinh học lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 6: Nguyên nhân lây nhiễm bệnh dịch ở người
Bài 7: Các biện pháp phòng, chống bệnh dịch ở người
Bài 9: Khái quát về vệ sinh an toàn thực phẩm
Bài 10: Ngộ độc thực phẩm
Bài 11: Dự án: Điều tra về hiện trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm tại địa phương