Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
Bài giảng Sinh học 11 Bài 35: Hoocmon thực vật
Tiết 36 Bài 35: HOOC MÔN THỰC VẬT
1.Kiến thức: Sau bài này học sinh phải:
– Trình bày được khái niệm về hooc môn thực vật.
– Kể tên 5 loại hooc môn thực vật, trình bày tác động đặc trưng từng loại hooc môn.
– Nêu ứng dụng trong nông nghiệp đối với từng loại hooc môn.
– Rèn luyện kỷ năng quan sát tranh, phân tích, tổng hợp.
3.Thái độ:
– Biết cách ứng dụng vào sản xuất đạt kết quả cao.
a/ Năng lực kiến thức:
– HS xác định được mục tiêu học tập chủ đề là gì
– Rèn luyện và phát triển năng lực tư duy phân tích, khái quát hoá.
– HS đặt ra được nhiều câu hỏi về chủ đề học tập
b/ Năng lực sống:
– Năng lực thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
– Năng lực trình bày suy nghĩ/ý tưởng; hợp tác; quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm, trong hoạt động nhóm.
– Năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin.
– Quản lí bản thân: Nhận thức được các yếu tố tác động đến bản thân: tác động đến quá trình học tập như bạn bè phương tiện học tập, thầy cô…
– Xác định đúng quyền và nghĩa vụ học tập chủ đề…
– Quản lí nhóm: Lắng nghe và phản hồi tích cực, tạo hứng khởi học tập…
1.Phương pháp dạy học
– Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề…
– Phương pháp dạy học theo nhóm, pp kiểm chứng
2.Kĩ thuật dạy học
-Kỹ thuật tia chớp, kỹ thuật thông tin phản hồi trong dạy học, kỹ thuật động não.
III. CHUẨN BỊ
– Tranh hình H.35.1; 35.2; 35.3; 34.5 /SGK
– Nghiên cứu SGK, sách giáo viên và tài liệu tham khảo.
Đọc sách giáo khoa ở nhà.
V.Tiến trình bài giảng:
– Phân loại ST sơ cấp và ST thứ cấp.
– GV nhận xét và hoàn chỉnh, đánh giá
– Giải thích hiện tượng mọc vống của TV trong bóng tối?
– GV nhận xét, hoàn chỉnh, đánh giá.
Họat động của giáo viên |
Họat động của học sinh |
Nội dung |
|||
A. KHỞI ĐỘNG * Mục tiêu : – Kích thích học sinh hứng thú tìm hiểu bài mới – Rèn luyện năng lực tư duy phê phán cho học sinh. * Phương pháp: trò chơi, gợi mở.. * Định hướng năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực nhận thức |
|||||
– Hiện tượng mọc vống của TV trong bóng tối là do lượng chất kích thích (Auxin) nhiều hơn lượng chất ức chế (Axit abxixic). – Các chất kích thích và ức chế đó gọi là hooc môn thực vật. Vậy hooc môn TV là gì? Vai trò của nó như thế nào? Chúng ta cùng nghiên cứu bài 35. ó SP cần đạt sau khi kết thúc hoạt động: Học sinh tập trung chú ý; Suy nghĩ về vấn đề được đặt ra; Tham gia hoạt động đọc hiểu để tìm câu trả lời của tình huống khởi động, Từ cách nêu vấn đề gây thắc mắc như trên, giáo viên dẫn học sinh vào các hoạt động mới: Hoạt động hình thành kiến thức. ĐVĐ: GV giới thiệu sơ lược chương trình sinh 12. |
|||||
B: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC * Mục tiêu : – Trình bày được khái niệm về hooc môn thực vật. – Kể tên 5 loại hooc môn thực vật, trình bày tác động đặc trưng từng loại hooc môn. – Nêu ứng dụng trong nông nghiệp đối với từng loại hooc môn. * Phương pháp: Thuyết trình , phân tích, giảng bình * Định hướng năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực nhận thức |
|||||
|
I. Hoạt động 1: Tìm hiểu KN hooc môn TV: ? Bản chất của Auxin là chất gì? Tạo ra ở đâu,có tác dụng gì? – Từ đó phát biểu KN hooc môn thực vật – GV hoàn chính. ? Có mấy loại hooc môn, hãy kể tên?
II/ Hoạt động 2: Tìm hiểu HM kích thích: * GV treo tranh phóng to H.35.1 SGK ? Dựa vào kích thước 3 quả Dâu tây ở H. 35.1, nêu ảnh hưởng của Auxin đến ST của quả? ? HS nghiên cứu SGK hoàn thành các mục: a. Nơi sản sinh b. Sự phân bố c. Tác động sinh lý. d. Ứng dụng
– GV hoàn chỉnh
– Nồng độ thích hợp nhất của Auxin cho sự ST của: thân: 10-7 – 10-6 M/l; rễ: 10-12 – 10-10 M/l
? Theo em, sử dụng Auxin như thế nào cho có hiệu quả cao trong sản xuất?
* GV treo tranh H. 35.2 ? HS quan sát H. 35.2, hãy nêu ảnh hưởng của GA đối với ST của cây?
– HS nghiên cứu SGK hoàn chỉnh các mục như ở phần trên.
? Giberelin được ứng dụng như thế nào trong sản xuất nông nghiệp?
– GV hoàn chỉnh
* GV treo tranh H. 35.3 Yêu cầu HS quan sát H. 35.3. ? Cho biết vai trò của Xitokinin trong sự hình thành chồi trong mô Callus?
? Xitokinin kìm hãm sự hoá già và rụng lá như thế nào?
– GV: Xitokinin duy trì hàm lượng protein và clorophin trong thời gian lâu hơn và lá duy trì màu xanh lâu hơn.
? Trong công tác tạo giống cây trồng thì Xitokinin được ứng dụng như thế nào?
III/ Hoạt động 3: Tìm hiểu Hooc môn ức chế:
– Phát phiếu học tập cho HS – GV chia lớp học làm 6 nhóm: + Nhóm 1,2,3 hoàn chỉnh Hooc môn Êtylen + Nhóm 4,5,6 hoàn chỉnh Hooc môn Axit abxixic
– GV dùng bản phụ phiếu học tập để hoàn chỉnh nội dung
? Xếp quả chín và quả xanh gần nhau làm gì?
IV/ Hoạt động 4: Đặc điểm chung của Hoocmôn
? Vậy đặc điểm chung của hooc môn thực vật là gì? V/ Hoạt động 5: Tìm hiểu tương quan giữa các hooc môn: ? Giữa các hooc môn có quan hệ như thế nào? Ví dụ. |
– Học sinh trả lời. – HS nhận xét, bổ sung.
– Học sinh trả lời. – HS nhận xét, bổ sung.
– Học sinh quan sát tranh và trả lời. – HS bổ sung.
– Học sinh trả lời. – HS bổ sung.
– HS trả lời
– HS quan sát tranh và trả lời
– HS nghiên cứu SGK và trả lời. – HS bổ sung.
– HS trả lời
– HS quan sát tranh và trả lời
– HS trả lời. – HS bổ sung.
– HS trả lời. – HS bổ sung.
– HS nghiên cứu SGK và thảo luận theo nhóm. Cử đại diện nhóm lên báo cáo. – Nhóm 1, 4 lên bảng hoàn thành. – Các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung. – HS trả lời
– HS trả lời – HS bổ sung – HS trả lời – HS bổ sung |
I/ Khái niệm: 1. KN hooc môn TV: – Là các chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra có tác dụng điều tiết hoạt động sống của cây.
2. Các loại hooc môn: – Căn cứ vào mức độ biểu hiện tính kích thích hay ức chế ST để phân loại hooc môn: + HM kích thích + HM ức chế.
II. Hooc môn kích thích: 1. Auxin: – Loại phổ biến AIA a. Nơi sản sinh: – Tế bào đang phân chia trong mô phân sinh đỉnh, lá. b. Sự phân bổ: – Chồi, hạt đang nẩy mần, lá đang ST, tầng phân sinh bên đang hoạt động, nhị, hoa. c. Tác động sinh lý: * Mức tế bào: + Kích thích qúa trình NP + Kéo dài tế bào * Mức cơ thể: + Tạo ưu thế đỉnh. + Kích thích hạt nảy mầm. + Kích thích ra rễ phụ + Tham gia vào hoạt động sống như hướng động, ứng động
d. Ứng dụng: – Kích thích ra rễ ở cành giâm, chiết. – Tăng tỉ lệ thụ quả, tạo quả không hạt. – Nuôi cấy mô TV. * Không dùng Auxin nhân tạo đối với nông phẩm được sử dụng trực tiếp làm thức ăn.
2. Giberelin (GA): a. Nơi sinh sản: Lá, rễ. b. Sự phân bổ: – Lá, hạt củ, chồi dạng nảy mầm, lóng thân, cành đang sinh trưởng. c. Tác động sinh lý: – Ở mức tế bào: + Tăng quá trình NP + Tăng ST kéo dài của mỗi TB – Ở mức cơ thể: + Kích thích sự nảy mầm của hạt, chồi, củ. + Kích thích ST chiều cao, thúc đẩy sự ra hoa, tạo quả không hạt. + Tăng mức độ phân giải tinh bột. d. Ứng dụng: – Kích thích sự nảy mầm – Xử lý các đột biến lùn – Kích thích cây ngày dài ra hoa trong điều kiện ngày ngắn.
3. Xitôkinin: a. Nơi sinh sản: Rễ b. Phân bố: – Lá, rễ, quả, hạt, mô phân sinh đỉnh thân. c. Tác động sinh lý: – Ở mức tế bào: + Kích thích phân chia tếbào + Làm chậm quá trình già của tế bào. – Ở mức cơ thể: + Kìm hãm sự hoá già, rụng lá. + Kích thích quả ST. + Hoạt hoá sự phân hoá phát sinh chồi thân. d. Ứng dụng: – Cùng với Auxin được sử dụng vào công nghệ nuôi cấy tế bào và mô TV, tạo giống cây quý.
III. Hooc môn ức chế:
(Nội dung như ở bảng phụ phiếu học tập).
IV/ Đặc điểm chung:
– Tạo ra ở 1 nơi nhưng gây phản ứng ở 1 nơi khác trong cây. Hooc môn vận chuyển theo mạch gỗ và mạch rây trong cây. – Với nồng độ rất thấp nhưng gây những biến đổi mạnh trong cơ thể. – Tính chuyên hoá thấp hơn so với hooc môn ở động vật bậc cao. V/ Tương quan hooc môn thực vật: – Tương quan giữa HM kích thích và HM ức chế ST: + Ví dụ:
– Tương quan giữa các hooc môn kích thích với nhau.
|
||
C: LUYỆN TẬP Mục tiêu: – – Luyên tập để HS củng cố những gì đã biết . – Rèn luyện năng lực tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề cho HS. Phương pháp dạy học: Giao bài tập Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức. |
|||||
* Giáo dục môi trường: ? Các nhân tố nào bên ngoài ảnh hưởng đên sự sinh trưởng của thực vật, từ đó ảnh hưởng như thế nào đến môi trường sống? |
|||||
D: VẬN DỤNG (8’) Mục tiêu: -Tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến thức và kĩ năng có được vào các tình huống, bối cảnh mới ,nhất là vận dụng vào thực tế cuộc sống. -Rèn luyện năng lực tư duy, phân tích. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. |
|||||
– Hooc môn thực vật là gì? Có mấy loại? – Vai trò hooc môn thực vật? Khi sử dụng cần lưu ý những điều gì? |
|||||
E: MỞ RỘNG (2’) Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học Phương pháp dạy học: Giao nhiệm vụ Định hướng phát triển năng lực: tự chủ-tự học, tìm hiểu tự nhiên và xã hội, giải quyết vấn đề |
|||||
Vẽ sơ đồ tư duy |
|||||
– Học sinh trả lời các câu hỏi cuối bài.
Phiếu học tập
Loại HM |
Nơi sinh sản |
Vai trò |
Ứng dụng |
1. Êtylen
2. Axit Abxixic |
|
|
|
Đáp án phiếu học tập:
Loại HM |
Nơi sinh sản |
Vai trò |
Ứng dụng |
1. êtylen
2. Axit Abxixic |
– Hầu hết các bộ phận trong cây, chủ yếu là quả đang chín.
– Rễ, lá, hoa, quả, củ. |
Thúc đẩy quả chín, rụng lá.
– Điều chỉnh sự ngủ nghĩ của hạt, chồi, đóng mở lỗ khí. – Loại bỏ hiện tượng sinh con.
|
– KT ra hoa trái vụ (dứa, xoài) – KT xuất hiện rễ phụ ở cành giâm
– Kết hợp với GA xử lý hạt nảy mầm
|
Xem thêm