SBT Địa lí 11 Bài 9 Tiết 2: Các ngành kinh tế và các vùng kinh tế
Câu 1 trang 58 SBT Địa lí 11: Công nghiệp là sức mạnh của nền kinh tế Nhật Bản, biểu hiện ở
A. giá trị sản lượng công nghiệp đứng thứ hai thế giới. Nhiều sản phẩm công nghiệp đứng vị trí hàng đầu trên thế giới.
B. khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm khoảng 31% giá trị GDP (năm 2004).
C. sản xuất công nghiệp phân bố với mức độ tập trung rất cao.
D. tất cả đều đúng.
Trả lời:
Công nghiệp là sức mạnh của nền kinh tế Nhật Bản, biểu hiện ở:
Giá trị sản lượng công nghiệp đứng thứ hai thế giới. Nhiều sản phẩm công nghiệp đứng vị trí hàng đầu trên thế giới, khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm khoảng 31% giá trị GDP (năm 2004). Sản xuất công nghiệp phân bố với mức độ tập trung rất cao.
Chọn: D
Câu 2 trang 58 SBT Địa lí 11: Hoàn thành sơ đồ sau
Trả lời:
Câu 3 trang 59 SBT Địa lí 11: Dựa vào lược đồ công nghiệp Nhật Bản để hoàn thành bảng dưới đây:
CÁC TRUNG TÂM CÔNG NGHIỆP RẤT LỚN CỦA NHẬT BẢN
Phương pháp giải:
Kĩ năng khai thác lược đồ/bản đồ.
Trả lời:
CÁC TRUNG TÂM CÔNG NGHIỆP RẤT LỚN CỦA NHẬT BẢN
Câu 4 trang 60 SBT Địa lí 11: Dựa vào bảng số liệu và lược đồ dưới đây, viết báo cáo ngắn về tình hình sản xuất lúa gạo của Nhật Bản
TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LÚA GẠO
TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LÚA GẠO CỦA NHẬT BẢN
a) Về diện tích trồng
b) Về năng suất
c) Về tổng sản lượng
d) Về phân bố
Phương pháp giải:
Kĩ năng tính toán, nhận xét bản số liệu và khai thác bản đồ/lược đồ.
Trả lời:
TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LÚA GẠO CỦA NHẬT BẢN
a) Về diện tích trồng
– Diện tích đất trồng lúa gạo rất ít, có xu hướng giảm từ năm 1985 đến năm 2014. Diện tích đất trồng lúa năm 1985 là: 2342 nghìn ha, đến năm 2014 giảm còn 1575 nghìn ha. Tức là giảm 767 nghìn ha.
– Nguyên nhân: Do điều kiện tự nhiên không thích hợp và sự chuyển đổi mục đích sử dụng đất (đất trồng lúa chuyển sang trồng cây công nghiệp, cây ăn quả,…).
b) Về năng suất
– Năng suất cao, trung bình trên 6 tấn/ha. Nhìn chung có xu hướng tăng nhưng không ổn định. Năm 1985 năng suất lúa gạo là 6,2 tạ/ha. Năm 2014 tăng thêm 0,5tạ/ha thành 6,7 tạ/ha.
– Nguyên nhân: Do áp dụng các biện pháp thâm canh tăng vụ, khoa học kĩ thuật hiện đại vào sản xuất.
c) Về tổng sản lượng
Tổng sản lượng lúa gạo cao. Tuy nhiên do diện tích quá ít và điều kiện canh tác khó khăn, nên có xu hướng giảm nhẹ. Năm 2014, tổng sản lượng lúa gạo là 10549 nghìn tấn và giảm 4029 nghìn tấn so với năm 1985.
d) Về phân bố
– Sản xuất lúa gạo phân bố không đồng đều trên lãnh thổ, chiếm 1 diện tích nhỏ, hẹp.
– Phân bố theo diện tích nhỏ hẹp ở các đồng bằng duyên hải ven biển. Nhiều nhất là các đồng bằng ven biển trên đảo Hônsu.
Câu 5 trang 61 SBT Địa lí 11: Nối ô bên trái với ô bên phải sao cho phù hợp.
Trả lời:
Câu 6 trang 62 SBT Địa lí 11: “Có diện tích rộng nhất, dân số đông nhất, kinh tế phát triển nhất” của Nhật Bản là vùng kinh tế
A. Kiu-xiu. B. Hôn-su.
C. Xi-cô-cư. D. Hô-cai-đô.
Trả lời:
Hôn-su là vùng có diện tích rộng nhất, dân số đông nhất, kinh tế phát triển nhất.
Chọn B.
Câu 7 trang 62 SBT Địa lí 11: Vùng kinh tế có đặc điểm “Diện tích nhỏ nhất trong các vùng kinh tế, nông nghiệp đóng vai trò chính trong hoạt động kinh tế” là
A. Kiu-xiu. B. Hôn-su.
C. Xi-cô-cư. D. Hô-cai-đô.
Trả lời:
Kiuxiu là đảo có diện tích nhỏ nhất và là đảo có nền nông nghiệp đóng vài trò chính cho sự phát triển kinh tế.
Chọn A
Câu 8 trang 62 SBT Địa lí 11: Vùng kinh tế có đặc điểm “Rừng bao phủ phần lớn diện tích. Dân cư thưa thớt” là
A. Kiu-xiu. B. Hôn-su.
C. Xi-cô-cư. D. Hô-cai-đô.
Trả lời:
Hô-cai-đô là vùng có rừng bao phủ phần lớn diện tích. Dân cư thưa thớt.
Chọn D.