Giải SBT Lịch Sử & Địa Lí 8 Chủ đề chung 2: Bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông
Câu 1 trang 85 SBT Địa Lí 8: Ghép tên các vịnh, biển, đảo, quần đảo sau đây với các số tương ứng trong hình 2.
A. Biển Đông. |
B. Vịnh Thái Lan. |
C. Vịnh Bắc Bộ. |
D. Đảo Lý Sơn. |
E. Đảo Cồn Cỏ. |
G. Đảo Phú Quý. |
H. Đảo Phú Quốc. |
I. Quần đảo Côn Sơn. |
K. Quần đảo Nam Du. |
L. Đảo Bạch Long Vĩ. |
M. Quần đảo Hoàng Sa |
N. Quần đảo Trường Sa |
Lời giải:
Ghép các thông tin theo thứ tự sau:
1 – A |
2-C |
3-B |
4-E |
5-D |
6-G |
7-H |
8-M |
9-N |
10-K |
11 – I |
12 – L |
Câu 2 trang 86 SBT Địa Lí 8: Vùng biển nào của nước ta tập trung nhiều đảo và quần đảo gần bờ nhất?
A. Vùng biển đông bắc.
B. Vùng biển tây nam.
C. Vùng ven biển Nam Trung Bộ.
D. Vùng ven biển Bắc Trung Bộ.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
Vùng biển đông bắc của nước ta tập trung nhiều đảo và quần đảo gần bờ nhất
Câu 3 trang 86 SBT Địa Lí 8: Môi trường biển đảo Việt Nam có đặc điểm đặc trưng nào sau đây?
A. Sinh vật suy thoái và nước biển ô nhiễm.
B. Nước biển sạch và không khí trong lành.
C. Nhiệt độ và độ ẩm không khí nhiều biến động.
D. Các chỉ số về chất lượng môi trường vượt giới hạn cho phép.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Môi trường biển đảo Việt Nam có đặc điểm đặc trưng là: nước biển sạch và không khí trong lành.
Câu 4 trang 86 SBT Địa Lí 8: Hoàn thành bảng theo mẫu sau đây vào vở để thể hiện những thuận lợi, khó khăn đối với phát triển các ngành kinh tế biển ở nước ta.
Các ngành kinh tế biển |
Thuận lợi |
Khó khăn |
Giao thông vận tải |
|
|
Du lịch biển |
|
|
Khai thác, nuôi trồng thủy sản; khai thác khoáng sản |
|
|
Phát triển nghề làm muối |
|
|
Lời giải:
Các ngành kinh tế biển |
Thuận lợi |
Khó khăn |
Giao thông vận tải |
– Vùng biển rộng, bờ biển dài, nhiều vũng, vịnh, đầm, phá,… Nước biển ấm, nhiều vịnh nước sâu. – Vùng biển nằm trên con đường hàng hải quốc tế quan trọng, nối liền Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương. |
– Có nhiều thiên tai như: bão, áp thấp nhiệt đới,… – Tình trạng ô nhiễm môi trường biển, sự suy giảm đa dạng sinh học và cạn kiệt tài nguyên khoáng sản. |
Du lịch biển |
– Có nhiều bãi biển đẹp, các vườn quốc gia và khu dự trữ sinh quyển ở ven biển, trên các đảo,… – Nước biển ấm. |
|
Khai thác, nuôi trồng thủy sản; khai thác khoáng sản |
– Có nguồn tài nguyên sinh vật, khoáng sản phong phú. – Nhiều vũng vịnh, rừng ngập mặn ven biển. |
|
Phát triển nghề làm muối |
– Nước biển có độ muối cao, số giờ nắng nhiều. |
Câu 5 trang 86 SBT Địa Lí 8: Nêu những thuận lợi, khó khăn trong việc bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.
Lời giải:
– Thuận lợi:
+ Việt Nam đã kí kết phê chuẩn tham gia Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982. Đây là cơ sở pháp lí để các quốc gia khẳng định và bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp trên biển.
+ Năm 2012, Việt Nam đã ban hành Luật Biển Việt Nam để phục vụ cho việc: sử dụng, quản lí, bảo vệ các vùng biển, đảo và phát triển kinh tế biển; tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hội nhập quốc tế, tăng cường hợp tác với các nước trong khu vực và quốc tế.
+ Việt Nam đã kí kết Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) năm 2002, tích cực tham gia xây dựng Bộ quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC).
+ Việt Nam đã kí kết nhiều hiệp định, điều ước quốc tế với các nước hữu quan về phân định biên giới trên biển nhằm xây dựng khu vực Biển Đông hoà bình, ổn định, hợp tác, phát triển.
+ Môi trường và tài nguyên biển đảo nước ta rất phong phú, đa dạng đã thu hút nguồn nhân lực lớn tham gia phát triển kinh tế biển.
+ Đông Nam Á là khu vực hoà bình, ổn định về chính trị và an ninh đã tạo điều kiện thuận lợi để các nước hợp tác, phát triển kinh tế – xã hội, bảo vệ chủ quyền biển đảo trên Biển Đông.
– Khó khăn: Biển Đông là khu vực rộng lớn, có liên quan tới nhiều quốc gia. Hiện nay, vẫn còn tồn tại một số vấn đề vi phạm chủ quyền, tranh chấp chủ quyền giữa một số quốc gia trong khu vực.
Câu 6 trang 86 SBT Địa Lí 8: Viết một đoạn văn ngắn để tuyên truyền về việc bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam.
Lời giải:
(*) Bài viết tham khảo:
Biển đảo là một phần máu thịt thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam. Quá trình khai thác và xác lập quyền, chủ quyền biển đảo đã được cha ông ta nối tiếp nhau thực hiện qua hàng ngàn năm lịch sử. Việc bảo vệ chủ quyền biển đảo luôn là trách nhiệm lớn lao trong công cuộc dựng nước và giữ nước của dân tộc ta.
Trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, biết bao nhiêu người con đất Việt đã ngã xuống để giữ vững biển trời, giữ màu xanh yêu thương của biển. Không chỉ là các chiến sỹ hải quân mà cả ngư dân, những con người lao động bình dị ấy cũng là những tấm gương sáng về tinh thần dân tộc. Họ đã dũng cảm vươn khơi bám biển, bám trụ với các ngư trường truyền thống cha ông để làm ăn và cũng để bảo vệ chủ quyền vùng biển thiêng liêng của Tổ Quốc.
Trong bối cảnh hiện nay, khó khăn lớn nhất mà chúng ta đang phải đối mặt là tình trạng chồng lấn giữa vùng biển đảo của nhiều quốc gia đã dẫn đến những tranh chấp, ảnh hưởng đến tình hình an ninh trên Biển Đông. Thực tiễn đó đòi hỏi chúng ta cần bình tĩnh, khôn khéo để giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.
Mỗi người dân Việt hãy luôn tự hào, hãy luôn cố gắng gìn giữ và bảo vệ chủ quyền biển đảo bằng những việc làm thiết thực, phù hợp, ví dụ như: cách học tập tốt, lao động tốt, trở thành một người công dân tốt để cống hiến tài, đức của mình góp phần xây dựng cho đất nước ngày càng giàu, mạnh hơn. Hãy cùng chung tay ủng hộ sức người sức của, hướng triệu trái tim về biển đảo để lắng nghe: “Tổ Quốc gọi tên mình”.