Giải SBT Lịch Sử 8 Bài 7: Khởi nghĩa nông dân ở đàng ngoài thế kỉ XVIII
A. Trắc nghiệm
Bài tập 1 trang 31 SBT Lịch Sử 8: Hãy xác định chỉ một phương án đúng.
Câu 1.1 trang 31 SBT Lịch Sử 8: Vào giữa thế kỉ XVIII, tình hình chính quyền phong kiến Đàng Ngoài có điểm gì nổi bật?
A. Lâm vào khủng hoảng sâu sắc.
B. Chính quyền được củng cố về mọi mặt.
C. Vua Lê nắm thực quyền.
D. Chúa Trịnh thực hiện các cải cách.
Lời giải:
Chọn đáp án A
Câu 1.2 trang 31 SBT Lịch Sử 8: Tình trạng “có người vì thuế sơn sống mà chặt cây sơn; vì thuế vải lụa mà phá khung cửi, vì thuế cá tôm mà cất giấu chài lưới,…” mô tả điều gì về tình hình kinh tế nước ta giữa thế kỉ XVIII?
A. Nông nghiệp kém phát triển vì tô thuế nặng nề.
B. Thủ công nghiệp, thương nghiệp sa sút.
C. Nông nghiệp, thủ công nghiệp sa sút vì tô thuế nặng nề.
D. Thương nghiệp kém phát triển.
Lời giải:
Chọn đáp án C
Câu 1.3 trang 31 SBT Lịch Sử 8: Bối cảnh lịch sử nào đã dẫn đến bùng nổ phong trào nông dân Đàng Ngoài giữa thế kỉ XVIII?
A. Cuộc sống của nông dân khó khăn về mọi mặt.
B. Chính quyền phong kiến đàn áp nhân dân.
C. Quan lại ngạo mạn, hách dịch. lớn.
D. Nông dân phải đi xây nhiều chùa
Lời giải:
Chọn đáp án A
Câu 1.4 trang 31 SBT Lịch Sử 8: Cuộc khởi nghĩa do Hoàng Công Chất lãnh đạo đã xây dựng căn cứ ở đâu?
A. Sơn Tây.
B. Thanh Hoá.
C. Điện Biên.
D. Vĩnh Phúc.
Lời giải:
Chọn đáp án C
Câu 1.5 trang 31 SBT Lịch Sử 8: Điểm nổi bật của cuộc khởi nghĩa do Hoàng Công Chất lãnh đạo là gì?
A. Góp phần bảo vệ vùng biên giới Tây Bắc.
B. Lật đổ được chính quyền vua Lê, chúa Trịnh.
C. Chia ruộng đất cho nhân dân.
D. Uy hiếp kinh thành Thăng Long.
Lời giải:
Chọn đáp án A
Câu 1.6 trang 31 SBT Lịch Sử 8: Cuộc khởi nghĩa do ai lãnh đạo đã xây dựng căn cứ ở Tam Đảo (Vĩnh Phúc) rồi mở rộng hoạt động ra các trấn Sơn Tây, Tuyên Quang?
A. Nguyễn Dương Hưng.
B. Nguyễn Hữu Cầu.
C. Hoàng Công Chất.
D. Nguyễn Danh Phương.
Lời giải:
Chọn đáp án D
Câu 1.7 trang 31 SBT Lịch Sử 8: Cuộc khởi nghĩa nông dân nào diễn ra trong 10 năm (1741 – 1751) có địa bàn hoạt động chính là ở Đồ Sơn, Vân Đồn và tấn công uy hiếp kinh thành Thăng Long?
A. Nguyễn Dương Hưng.
B. Nguyễn Hữu Cầu.
C. Hoàng Công Chất.
D. Nguyễn Danh Phương.
Lời giải:
Chọn đáp án B
Câu 1.8 trang 31 SBT Lịch Sử 8: Kết quả chung của phong trào nông dân ở Đàng Ngoài giữa thế kỉ XVIII là gì?
A. Đều thất bại, nhiều thủ lĩnh bị bắt.
B. Đều giành được thắng lợi.
C. Thu hút nông dân cả nước tham gia.
D. Lật đổ được chính quyền vua Lê.
Lời giải:
Chọn đáp án A
Câu 1.9 trang 31 SBT Lịch Sử 8: Nội dung nào sau đây không thể hiện đúng ý nghĩa lịch sử của phong trào nông dân Đàng Ngoài giữa thế kỉ XVIII?
A. Thu hút đông đảo nhân dân tham gia.
B. Thể hiện ý chí đấu tranh chống áp bức.
C. Làm cho chính quyền Lê – Trịnh sụp đổ.
D. Giáng đòn mạnh mẽ vào chính quyền phong kiến.
Lời giải:
Chọn đáp án C
Câu 1.10 trang 31 SBT Lịch Sử 8: Phong trào nông dân đã có tác động gì đến chính quyền phong kiến Đàng Ngoài thế kỉ XVIII
A. Buộc chúa Trịnh phải thực hiện một số chính sách tiến bộ.
B. Buộc vua Lê phải trao lại quyền hành cho người dân.
C. Chấm dứt cục diện vua Lê – chúa Trịnh.
D. Chấm dứt tình trạng khủng hoảng của nhà nước phong kiến.
Lời giải:
Chọn đáp án A
Câu 1.11 trang 31 SBT Lịch Sử 8: Phong trào nông dân Đàng Ngoài có ý nghĩa gì đối với Đại Việt thế kỉ XVIII?
A. Đời sống nhân dân được nâng cao về mọi mặt.
B. Chuẩn bị “mảnh đất” thuận lợi cho phong trào Tây Sơn phát triển ra Đàng Ngoài.
C. Chấm dứt thời kì khủng hoảng sâu sắc, toàn diện của chế độ phong kiến.
D. Đất nước bước sang một giai đoạn mới phát triển hơn trước.
Lời giải:
Chọn đáp án B
Bài tập 2 trang 33 SBT Lịch Sử 8: Hãy lựa chọn những nội dung phù hợp để hoàn thiện sơ đồ dưới đây về một số cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII.
Lời giải:
Điền các thông tin theo thứ tự sau:
(1) Hoàng Công Chất; |
(2) 30 năm; |
(3) Nguyễn Hữu Cầu; |
(4) 10 năm; |
(5) Nguyễn Danh Phương; |
(6) 11 năm. |
Bài tập 3 trang 33 SBT Lịch Sử 8: Hãy xác định câu đúng hoặc sai về nội dung lịch sử.
1. Vào giữa thế kỉ XVIII, vua Lê chỉ còn là “cái bóng mờ trong cung cấm, chúa Trịnh nắm giữ mọi quyền hành.
2. Vào giữa thế kỉ XVIII, chính quyền phong kiến Đàng Ngoài được phục hồi và phát triển mạnh mẽ.
3. Vào thế kỉ XVIII, phong trào nông dân Đàng Ngoài bùng nổ mạnh mẽ và rộng khắp các trấn đồng bằng, vùng Thanh – Nghệ.
4. Phong trào nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII bùng nổ là do mâu thuẫn gay gắt với địa chủ phong kiến.
5. Hoàng Công Chất là người tập hợp dân nghèo khởi nghĩa, xây dựng căn cứ ở Điện Biên và được nhân dân Tây Bắc hết lòng ủng hộ.
6. Cuộc khởi nghĩa do Nguyễn Danh Phương lãnh đạo mở rộng địa bàn hoạt động, tiến đánh và uy hiếp kinh thành Thăng Long.
Lời giải:
– Các câu đúng là: 1, 3, 5
– Các câu sai là: 2, 4, 6.
Bài tập 4 trang 34 SBT Lịch Sử 8: Hãy lựa chọn từ/cụm từ cho sẵn để hoàn thành đoạn thông tin dưới đây: khủng hoảng sâu sắc, khốn cùng, Đàng Ngoài, Nguyễn Danh Phương, thúc đẩy, thất bại, các tầng lớp nhân dân, khuyến khích khai hoang, lún sâu, phong trào Tây Sơn
Vào thế kỉ XVIII, nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân ở …(1)… đã nổ ra, tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa do …(2)…, Nguyễn Hữu Cầu và Hoàng Công Chất,… lãnh đạo. Phong trào nông dân bùng nổ trong bối cảnh chính quyền phong kiến Đàng Ngoài lâm vào …(3)… Đời sống nhân dân khó khăn, …(4)… về mọi mặt đã …(5)… họ đứng lên đấu tranh. Các cuộc khởi nghĩa đã thu hút … (6)… tham gia và kéo dài hàng chục năm nhưng cuối cùng đều …(7)… Do tác động của phong trào, chúa Trịnh buộc phải thực hiện một số chính sách tiến bộ như: …(8)…, đưa nông dân lưu tán về quê làm ăn,… Phong trào nông dân Đàng Ngoài cũng giáng : đòn mạnh mẽ làm cho chính quyền Lê – Trịnh … (9)… vào cuộc khủng hoảng sâu sắc, toàn diện. Nhờ đó, …(10)… có cơ hội thuận lợi để từ Đàng Trong phát triển mạnh mẽ ra Đàng Ngoài vào cuối thế kỉ XVIII.
Lời giải:
Vào thế kỉ XVIII, nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài đã nổ ra, tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa do Nguyễn Danh Phương, Nguyễn Hữu Cầu và Hoàng Công Chất,… lãnh đạo. Phong trào nông dân bùng nổ trong bối cảnh chính quyền phong kiến Đàng Ngoài lâm vào khủng hoảng sâu sắc. Đời sống nhân dân khó khăn, khốn cùng về mọi mặt đã thúc đẩy họ đứng lên đấu tranh. Các cuộc khởi nghĩa đã thu hút các tầng lớp nhân dân tham gia và kéo dài hàng chục năm nhưng cuối cùng đều thất bại. Do tác động của phong trào, chúa Trịnh buộc phải thực hiện một số chính sách tiến bộ như: khuyến khích khai hoang, đưa nông dân lưu tán về quê làm ăn,… Phong trào nông dân Đàng Ngoài cũng giáng : đòn mạnh mẽ làm cho chính quyền Lê – Trịnh lún sâu vào cuộc khủng hoảng sâu sắc, toàn diện. Nhờ đó, phong trào Tây Sơn có cơ hội t
B. Tự luận
Bài tập 1 trang 34 SBT Lịch Sử 8
Câu 1.1 trang 34 SBT Lịch Sử 8: Hãy hoàn thiện sơ đồ (theo mẫu dưới đây) về một số cuộc khởi nghĩa lớn của phong trào nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII.
Lời giải:
HS điền các thông tin sau vào sơ đồ:
– Khởi nghĩa của Hoàng Công Chất
+ Thời gian: 1739 – 1769
+ Địa bàn chính: Mường Thanh (Điện Biên)
+ Phạm vi: vùng Tây Bắc
+ Kết quả: thất bại
– Khởi nghĩa của Nguyễn Danh Phương
+ Thời gian:1740 – 1751
+ Địa bàn chính: Tam Đảo (Vĩnh Phúc)
+ Phạm vi: Sơn Tây, Tuyên Quang.
+ Kết quả: thất bại.
– Khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Cầu
+ Thời gian: 1741 – 1751
+ Địa bàn chính: Đồ Sơn, Văn Đồn…
+ Phạm vi: Kinh Bắc, Thăng Long, Sơn Nam, Thanh Hoá, Nghệ An.
+ Kết quả: thất bại
Câu 1.2 trang 34 SBT Lịch Sử 8: Từ kết quả hoàn thiện sơ đồ trên, hãy nêu nhận xét về điểm chung và nổi bật của các cuộc khởi nghĩa đó. Em có ấn tượng với cuộc khởi nghĩa nào nhất? Vì sao?
Lời giải:
– Nhận xét: Điểm chung của các cuộc khởi nghĩa: tuy kéo dài hàng chục năm song cuối cùng đều thất bại. Điểm nổi bật:
+ Cuộc khởi nghĩa Hoàng Công Chất kéo dài nhất trong 3 cuộc khởi nghĩa, không chỉ chống lại chính quyền phong kiến mà còn góp phần bảo vệ vùng biên giới, giúp dân ổn định cuộc sống.
+ Cuộc khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương phát triển mạnh, uy thế lên cao.
+ Cuộc khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu gây cho quân của chúa Trịnh nhiều khốn đốn.
– Em ấn tượng nhất với cuộc khởi nghĩa của Hoàng Công Chất, vì: cuộc khởi nghĩa này không chỉ chống lại ách áp bức, bóc lột của chính quyền Lê – Trịnh, mà còn đuổi giặc Phẻ (năm 1754) giải phóng Mường Then (Mường Thanh) lập nên các bản mường.
Bài tập 2 trang 35 SBT Lịch Sử 8: Đoạn tư liệu dưới đây giúp em biết thông tin gì về phong trào nông dân Đàng Ngoài giữa thế kỉ XVIII? Em có đồng tình với quan điểm của tác giả nêu ra trong tư liệu? Vì sao?
Tư liệu: Hiện tượng nông dân lưu vong phổ biến là kết quả sự phá sản của nền kinh tế nông nghiệp nói riêng, của nền kinh tế tiểu nông nói chung, chứng tỏ sản xuất nông nghiệp đã bị phá hoại nghiêm trọng. Tình hình đó càng làm cho mâu thuẫn xã hội trở nên gay gắt. Người nông dân chỉ còn một con đường thoát duy nhất là chống lại nhà nước quân chủ chuyên chế mà đại biểu là Triều đình Lê – Trịnh và bộ máy quan liêu tham nhũng, mục nát.
(Theo Nguyễn Phan Quang, Phong trào nông dân Việt Nam thế kỉ XVIII (ở Đàng Ngoài), NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2005, tr. 21)
Lời giải:
– Tư liệu đề cập đến thực trạng sa sút của nền kinh tế nông nghiệp và đời sống đói khổ của người nông dân,… Điều đó đã thúc đẩy họ đứng dậy đấu tranh chống triều đình phong kiến và bộ máy quan lại tham nhũng, mục nát.
– Đồng tình với tác giả khi cho rằng mâu thuẫn xã hội gay gắt và người nông dân chỉ còn một con đường duy nhất là đứng lên đấu tranh chống lại chính quyền Lê – Trịnh. Đó cũng là quy luật tất yếu trong lịch sử: có áp bức có đấu tranh.
Bài tập 3 trang 35 SBT Lịch Sử 8: Hãy chọn một thủ lĩnh của cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII mà em yêu thích nhất và lập thẻ nhớ về nhân vật đó theo gợi ý dưới đây.
Lời giải:
(*) Tham khảo:
– Tên nhân vật: Hoàng Công Chất
– Năm sinh: 1706
– Năm mất: 1767
– Tóm tắt tiểu sử:
+ Xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo ở làng Hoàng Xá, huyện Thư Trì, trấn Sơn Nam Hạ, tỉnh Thái Bình, nay thuộc xã Nguyên Xá, huyện Vũ Thư.
+ Ông là một lãnh tụ nông dân kiệt xuất, dựng cờ khởi nghĩa chống lại chính quyền Lê – Trịnh, cứu giúp dân nghèo.
– Vai trò/ đóng góp của nhân vật:
+ Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa nông dân (ở vùng Tây Bắc) chống lại chính quyền Lê – Trịnh.
+ Đánh đuổi giặc Phẻ, giải phóng Mường Then (Mường Thanh), bảo vệ miền biên giới của Tổ quốc.
– Điểm em yêu thích từ nhân vật: lòng yêu nước, thương dân.
– Dấu ấn của nhân vật đến hiện nay:
+ Di tích Thành Bản Phủ (Điện Biên)
+ Đường Hoàng Công Chất (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội).
Xem thêm lời giải Sách bài tập Lịch sử lớp 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 6: Công cuộc khai phá vùng đất phía nam từ thế kỉ xvi đến thế kỉ XVIII
Bài 7: Khởi nghĩa nông dân ở đàng ngoài thế kỉ XVIII
Bài 8: Phong trào Tây Sơn
Bài 9: Tình hình kinh tế, văn hoá, tôn giáo trong các thế kỉ XVI – XVIII
Bài 10: Sự hình thành chủ nghĩa đế quốc ở các nước Âu – Mỹ (cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX)