Chỉ từ 400k mua trọn bộ Giáo án Lịch sử 8 Kết nối tri thức bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại ():
B1: – (QR)
B2:
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Giáo án Lịch sử 8 Bài 9: Tình hình kinh tế, văn hoá, tôn giáo trong các thế kỉ XVI – XVIII
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
– Nêu được những nét chính về tình hình kinh tế.
– Mô tả và nhận xét được những nét chính về sự chuyển biến văn hoá và tôn giáo ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII.
2. Năng lực
* Năng lực chung:
– Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực để thực hiện các nhiệm vụ được giao của cá nhân/nhóm.
– Giao tiếp và hợp tác: Lắng nghe, phản hồi tích cực trong giao tiếp; nhận biết được ngữ cảnh giao tiếp và đặc điểm, thái độ của đối tượng giao tiếp; Xác định được nhiệm vụ của nhóm và tích cực thể hiện trách nhiệm, năng lực của cá nhân đối với nhiệm vụ được giao.
* Năng lực chuyên biệt:
– Phát triển năng lực tìm hiểu lịch sử
Khai thác và sử dụng được thông tin của một số tư liệu lịch sử 1,2 và hình ảnh trong SGK (9.1, 9.2, 9.3, 9.4) dưới sự hướng dẫn của GV đế nhận thức những vấn đề cơ bản của bài học.
– Phát triển năng lực nhận thức và tư duy lịch sử
+ Trình bày được những nét chính về tình hình nông nghiệp ở Đàng Ngoài và Đàng Trong trong các thế kỉ XVI – XVIII, sự phát triển của thủ công nghiệp Đại Việt trong các thế kỉ XVI-XVIII, tình hình thương nghiệp của Đại Việt trong các thế kỉ XVI-XVIII.
+ Trình bày và nhận xét được những nét chính về sự chuyển biến văn hoá, tôn giáo ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI-XVII
– Phát triển năng lực Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:
+ Lập được bảng tóm tắt nét chính về tình hình kinh tế, văn hoá, tôn giáo ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII theo các tiêu chỉ sau: lĩnh vực, sự chuyển biến.
+ Liên hệ được các làng thủ công nào ở Việt Nam được hình thành từ các thế kỉ XVI – XVIII và vẫn tồn tại, phát triển đến ngày nay và đưa ra các đề xuất giải pháp để bảo tồn các làng nghề đó.
+ Kể được những con đường, ngôi trường, nào mang tên những danh nhân tiêu biểu của Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII.
3. Phẩm chất
– Chăm chỉ:
+ Luôn cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập. Có ý thức vận dụng kiến thức, kỹ năng học được ở nhà trường, trong sách báo và các nguồn tin cậy khác vào học tập và đời sống hàng ngày.
+ HS sưu tầm tranh ảnh, tài liệu liên quan phục vụ bài học.
– Trách nhiệm: HS có trách nhiệm trong quá trình học tập như đóng góp ý kiến khi cùng làm việc nhóm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
– SGK, SGV. Bài trình chiếu, hình ảnh, video liên quan đến bài học.
– Máy chiếu, máy tính
– Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm. Phiếu học tập.
2. Học sinh
SGK, bút,viết, vở ghi, giấy A4, bảng nhóm. Thiết bị truy cập internet, 4G.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Giúp khơi gợi tính tò mò của HS, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
b. Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức về tình hình kinh tế, văn hóa Đại Việt trong các thế ki XVI-XVIII.
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập.
Ở các thế kỉ XVI – XVIII, trong dân gian phổ biến những câu sau:
Ước gì anh lấy được nàng
Để anh mua gạch Bát Tràng về xây,
Thứ nhất Kinh Kì
Thứ nhì Phố Hiến.
Những câu trên nhắc đến các địa danh nào và phản ánh nội dung gì? Từ đó, hãy chia sẻ thêm những hiểu biết của em về tình hình kinh tế, văn hóa Đại Việt trong các thế kỉ XVI-XVIII.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập.
– HS trả lời câu hỏi.
– GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động
– GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi.
– GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá, chuẩn kiến thức
GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, bổ sung, chuyển sang nội dung bài mới.
Dự kiến sản phẩm:
– Các địa danh được nhắc đến trong 2 câu thơ trên là: làng gốm Bát Tràng (Hà Nội); Kinh Kì (Thăng Long – Hà Nội); Phố Hiến (Hưng Yên)….
– 2 câu thơ trên phản ánh về sự phát triển của lĩnh vực thủ công nghiệp và thương nghiệp của Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII.
– Chia sẻ hiểu biết: trong các thế kỉ XVI – XVIII, đất nước diễn ra nhiều biến động chính trị lớn, tuy nhiên, nhân dân Đại Việt vẫn đạt được nhiều thành tựu trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa và tôn giáo.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Tìm hiểu tình hình kinh tế trong các thế kỉ XVI – XVIII
a. Mục tiêu: Trình bày được tình hình kinh tế trong các thế kỉ XVI – XVIII.
b. Nội dung: Dựa thông tin trong SGK, thảo luận cặp đôi để hoàn thiện thông tin phiếu học tập số 1.
c. Sản phẩm: Thông tin phản hồi phiếu học tập số 1
…………………………………………
…………………………………………
…………………………………………
Tài liệu có 8 trang, trên đây trình bày tóm tắt 2 trang của Giáo án Lịch sử 8 Kết nối tri thức Bài 9: Tình hình kinh tế, văn hoá, tôn giáo trong các thế kỉ XVI – XVIII.
Xem thêm các bài giáo án Lịch sử 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Giáo án Bài 8: Phong trào Tây Sơn
Giáo án Bài 9: Tình hình kinh tế, văn hoá, tôn giáo trong các thế kỉ XVI – XVIII
Giáo án Bài 10: Sự hình thành chủ nghĩa đế quốc ở các nước Âu – Mỹ (cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX)
Giáo án Bài 11: Phong trào công nhân từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XX và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học
Giáo án Bài 12: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) và cách mạng tháng mười Nga năm 1917
Giáo án Lịch sử 8 Kết nối tri thức năm 2023 mới nhất, Mua tài liệu có đáp án, ấn vào đây