Giải SBT Địa lí 8 Bài 3: Khoáng sản Việt Nam
Câu 1 trang 13 SBT Địa Lí 8: Lựa chọn đáp án đúng.
a) trang 13 SBT Địa Lí 8: Khoáng sản Việt Nam có đặc điểm nổi bật:
A. chủ yếu là khoáng sản năng lượng.
B. chủ yếu là khoáng sản kim loại.
C. chủ yếu là khoáng sản phi kim loại.
D. khá phong phú và đa dạng.
Trả lời:
Đáp án đúng là: D
b) trang 13 SBT Địa Lí 8: Phần lớn các mỏ khoáng sản ở Việt Nam có trữ lượng
A. khá lớn và trung bình.
B. rất lớn.
C. trung bình.
D. trung bình và nhỏ.
Trả lời:
Đáp án đúng là: D
c) trang 13 SBT Địa Lí 8: Trên lãnh thổ Việt Nam đã thăm dò được bao nhiêu loại khoáng sản?
A. Hơn 60.
B. Hơn 70.
C. Hơn 80.
D. Hơn 90.
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
d) trang 13 SBT Địa Lí 8: Khoáng sản ở Việt Nam phân bố tập trung chủ yếu ở
A. vùng ven biển.
B. miền Bắc, miền Trung và Tây Nguyên.
C. các vùng địa hình hiểm trở.
D. vùng đồng bằng sông Hồng và vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
e) trang 13 SBT Địa Lí 8: Nước ta có nhiều loại khoáng sản do nằm liền kề các vành đai sinh khoáng, đồng thời
A. có lịch sử phát triển địa chất lâu dài và phức tạp.
B. nằm ở nơi diễn ra nhiều động đất, núi lửa.
C. tiếp giáp với vùng biển rộng lớn.
D. hoạt động phong hoá diễn ra mạnh mẽ.
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
g) trang 13 SBT Địa Lí 8: Tổng trữ lượng than đá của nước ta khoảng bao nhiêu tỉ tấn?
A. 7.
B. 8
C. 9,6.
D. 10.
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
Câu 2 trang 14 SBT Địa Lí 8: Hoàn thành sơ đồ theo mẫu sau về sự phân loại khoáng sản.
Trả lời:
Câu 3 trang 14 SBT Địa Lí 8: Ghép các ô bên trái với các ô bên phải cho phù hợp về nơi hình thành các nhóm khoáng sản.
Trả lời:
Ghép các thông tin theo thứ tự sau:
1 – A)
2 – B), C)
Câu 4 trang 14 SBT Địa Lí 8: Dựa vào hình 3.3 trang 111 SGK, hoàn thành bảng theo mẫu sau:
MỘT SỐ KHOÁNG SẢN CHÍNH Ở VIỆT NAM
Khoáng sản |
Phân bố |
Tên một số mỏ |
Than đá |
||
Dầu mỏ và khí tự nhiên |
||
Bô-xít |
||
Sắt |
||
A-pa-tít |
||
Ti-tan |
||
Đá vôi |
Trả lời:
Khoáng sản |
Phân bố |
Tên một số mỏ |
Than đá |
Chủ yếu ở bể than Quảng Ninh |
Vàng Danh, Cẩm Phả,… |
Dầu mỏ và khí tự nhiên |
Chủ yếu ở vùng thềm lục địa phía đông nam |
– Mỏ dầu: Hồng Ngọc, Rạng Đông, Bạch Hổ,… – Mỏ khí tự nhiên: Lan Tây, Lan Đỏ,… |
Bô-xít |
Tập trung ở Tây Nguyên (Đắk Nông, Lâm Đồng, Gia Lai, Kon Tum,…), ngoài ra còn có ở một số tỉnh phía bắc (Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang,…) |
Măng Đen, Krông Búk, Di Linh,… |
Sắt |
Chủ yếu ở khu vực Đông Bắc (Thái Nguyên, Lào Cai, Hà Giang),… và Bắc Trung Bộ (Hà Tĩnh) |
Trại Cau, Tòng Bá, Trấn Yên,… |
A-pa-tít |
Tập trung ở Lào Cai |
Cam Đường… |
Ti-tan |
Rải rác ở ven biển từ Quảng Ninh đến Bà Rịa – Vũng Tàu |
Phú Vang… |
Đá vôi |
Chủ yếu ở vùng núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ |
Tam Điệp, Bỉm Sơn,… |
Câu 5 trang 15 SBT Địa Lí 8: Hoàn thành sơ đồ theo mẫu sau để thấy sự đa dạng của khoáng sản Việt Nam.
Trả lời:
Câu 6 trang 15 SBT Địa Lí 8: Trong các câu sau, câu nào đúng về khoáng sản ở nước ta?
a) Than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên, sắt,… là các loại khoáng sản có trữ lượng lớn, chất lượng tốt ở nước ta
b) Nước ta có khoáng sản năng lượng và khoáng sản kim loại là chủ yếu, khoáng sản phi kim loại không đáng kể.
c) Khoáng sản là nguồn cung cấp nguyên, nhiên liệu cho nhiều ngành công nghiệp và đảm bảo an ninh năng lượng cho quốc gia.
d) Nước ta có công nghệ khai thác hiện đại, tận dụng tối đa nguồn tài nguyên khoáng sản.
e) Một số khoáng sản ở nước ta có nguy cơ cạn kiệt do bị khai thác quá mức.
Trả lời:
– Câu đúng: a), c), e).
– Câu sai: b), d).
Câu 7 trang 15 SBT Địa Lí 8: Hãy nêu một ví dụ cụ thể về việc khai thác và sử dụng khoáng sản chưa hợp lí ở nước ta.
Trả lời:
(*) Tham khảo:
– Việc khai thác than: từ năm 2000 đến nay sản lượng ngành than đã không ngừng tăng. Song vấn đề bức xúc nhất đối với các mỏ khai thác than về góc độ bảo vệ môi trường là đất đá thải. Để sản xuất 1 tấn than, cần bóc đi từ 8 – 10 m3 đất phủ, thải từ 1 – 3 m3nước thải mỏ. Chỉ tính riêng năm 2006, các mỏ than của Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt nam đã thải vào môi trường tới 182,6 triệu m3 đất đá, khoảng 70 triệu m3 nước thải mỏ, dẫn đến một số vùng của tỉnh Quảng Ninh bị ô nhiễm đến mức báo động như Mạo Khê, Uông Bí, Cẩm Phả…
– Trong khai thác mỏ kim loại, tác động rõ nét nhất là tàn phá mặt đất, ảnh hưởng lớn đến rừng và thảm thực vật. Việc khai thác vật liệu xây dựng, nguyên liệu cho sản xuất phân bón và hóa chất như đá vôi làm ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước nghiêm trọng. Do quy trình khai thác lạc hậu, không có hệ thống thu bụi nên hàm lượng bụi tại những nơi này thường lớn gấp 9 lần so với tiêu chuẩn cho phép.
– Hoạt động khai thác cát diễn ra trên toàn bộ hệ thống sông suối ở nước ta. Tại miền Nam có tới 120 khu vực được UBND các tỉnh cấp phép khai thác cát xây dựng, khối lượng cát đã khai thác từ những con sông lớn như Đồng Nai – Nhà Bè, Sài Gòn, Vàm Cỏ Đông, sông Tiền và sông Hậu… kể từ năm 1990 đến nay lên tới 100 triệu m3. Hậu quả môi trường mà các tỉnh này đang phải gánh chịu là làm đục nước sông, cản trở thuyền bè qua lại và nguy cơ gia tăng tai nạn giao thông đường thủy. Đặc biệt là gây sạt lở nghiêm trọng các bờ sông, nhất là ở sông Đồng Nai và sông Sài Gòn đã và đang sạt lở nặng nề nhất.
Câu 8 trang 15 SBT Địa Lí 8: Theo em tiết kiệm điện trong sinh hoạt hằng ngày có góp phần vào việc sử dụng hợp lí tài nguyên khoáng sản không? Tại sao?
Trả lời:
– Tiết kiệm điện trong sinh hoạt hằng ngày góp phần vào việc sử dụng hợp lí tài nguyên khoáng sản. Vì: điện là loại tài nguyên được chuyển hóa từ nhiều loại tài nguyên không tái tạo sang, ví dụ như: dầu, than, khí đốt tự nhiên,…
Câu 9 trang 15 SBT Địa Lí 8: Hãy vẽ sơ đồ thể hiện một số giải pháp sử dụng hợp lí tài nguyên khoáng sản.
Trả lời:
Xem thêm lời giải Sách bài tập Địa lý lớp 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 2: Địa hình Việt Nam
Bài 3: Khoáng sản Việt Nam
Bài 4: Khí hậu Việt Nam
Bài 5: Thực hành: vẽ và phân tích biểu đồ khí hậu
Bài 6: Thuỷ văn Việt Nam