Tác giả tác phẩm: Cái chúc thư – Ngữ văn 8
I. Tác giả Vũ Đình Long
– Vũ Đình Long (19 tháng 12 năm 1896 – 14 tháng 8 năm 1960)
– Quê tại thôn Mục Xá, xã Cao Dương, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông (cũ), nay thuộc thành phố Hà Nội.
– Ông là nhà viết kịch Việt Nam. Ông còn là chủ nhà in, nhà xuất bản Tân Dân và nhiều tờ báo như Tiểu thuyết thứ bảy, Phổ thông bán nguyệt san, Ích hữu…
– Vũ Đình Long bắt đầu sáng tác kịch ngay từ khi còn trẻ. Vở kịch nổi tiếng Chén thuốc độc, 3 hồi, đăng trên tạp chí Hữu Thanh số 4,5 vào tháng 9 năm 1921, được coi là tác phẩm đầu tiên của văn học kịch Việt Nam.
II. Tìm hiểu tác phẩm Cái chúc thư
1. Thể loại: Hài kịch
2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác
– Do Vũ Đình Long phóng tác từ vở hài kịch Lê-ga-tê Uy-ni-xéc-xen của Ra-nha.
– In trong Tuyển tập kịch Vũ Đình Long, NXN Hội nhà văn,200)
3. Phương thức biểu đạt
Văn bản Cái chúc thư có phương thức biểu đạt là tự sự.
4. Bố cục bài Cái chúc thư
Gồm: 2 phần
+ Phần 1: Từ đầu đến “làm việc ám muội này” – Chuẩn bị màn kịch trước khi viên công chứng tới.
+ Phần 2: Còn lại – Vở kịch khi công viên chứng tới.
5. Tóm tắt bài Cái chúc thư
Văn bản nói về cụ Di Lung lâm bệnh nặng, có nguy cơ không qua khỏi. Gia tài của cụ chưa biết sẽ để cho ai, Hy Lạc, Khiết và Lý bàn mời công chứng đến nhà lập chúc thư giả. Khiết cải trang làm ông Di Lung lừa bịp công chứng viên.
6. Giá trị nội dung
– Tác giả muốn phê phán mãnh liệt bản chất giả dối và sự lố lăng, đồi bại của xã hội ngày ấy. Vì tiền mà bất chấp tất cả bất chấp tình thương, tình cảm anh em chỉ để trục lợi cho mình. Điều này được thể hiện qua các tình huống kịch.
7. Giá trị nghệ thuật
– Xây dựng những chi tiết mâu thuẫn trào phúng ấn tượng trong đoạn trích.
– Nghệ thuật xây dựng và phát triển các tình huống.
– Ngòi bút miêu tả sắc sảo: Những nét riêng của từng nhân vật trong đoạn trích.
III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Cái chúc thư
1. Nhân vật Hy Lạc
– Hành động kịch qua lời đối thoại:
+ Cảm ơn và trấn an Khiết vì đóng giả bác…
+ Làm việc này vì tình yêu
+ Muốn ở bên cạnh Khiết để xem xét
+ Giả vờ buồn khi Khiết bảo sẽ để lại cho gia tài
+ Tức tối khi Khiết muốn để tiền cho mình
– Hành động kịch qua lời độc thoại:
+ Tức tối và chửi thầm Khiết vì tự ý để tiền cho mình
+ Muốn biết Khiết có ý gì
– Hành động kịch qua cử chỉ, hành vi:
+ Chửi thầm
+ Tức giận
+ Bất ngờ
+ Vui mừng
= > Nhhận xét:
– Là người tham tiền tài, hám của, dám làm mọi chuyện để trục lời cho mình. Tuy nhiên lại không biết tính toán nên khi Khiết trục lợi cho mình nên chỉ biết chấp nhận.
2. Nhân vật Khiết
– Hành động kịch qua lời đối thoại:
+ Sợ bị phát hiện khi đóng giả nhưng vẫn liều
+ Cho đóng cửa và bảo Hy Lạc ngồi cạnh vì sợ bị phát hiện
+ Cho Hy Lạc và Lý ở cạnh
+ Đóng giả và muốn chết tiết kiệm
+ Tự ý để tiền cho mình
– Hành động kịch qua cử chỉ, hành vi:
+ Vui mừng
= > Nhận xét:
Khiết là một người tham vật chất nhưng vẫn sợ bị phát hiện, biết cách hưởng lợi cho mình.
2. Nhân vật Lý
– Hành động kịch qua lời đối thoại:
+ Giúp khiết đóng giả bác
+ Muốn ở bên cạnh Khiết để xem xét
+ Giả vờ cảm ơn khi Khiết bảo sẽ để lại cho gia tài
+ Vui mừng khi được để cho hai trăm ngàn đồng
– Hành động kịch qua lời độc thoại:
+ Sợ Khiết quên mình
+ Mừng khi việc làm giả hoàn thành
– Hành động kịch qua cử chỉ, hành vi:
+ Bất ngờ
+ Vui mừng
= > Nhận xét:
Ngồi không hưởng lợi, vui mừng khi được lợi mà không mất gì.