Giải SBT Hóa học 11 Bài 2: Axit, bazơ và muối
Bài 2.1 trang 4 SBT Hóa học 11: Theo A-rê-ni-ut chất nào dưới đây là axit ?
A. Cr(NO3)3 B. HBrO3
C. CdSO4 D. CsOH
Lời giải:
Axit là chất khi tan trong nước phân li ra cation H+
=> Chọn B
Bài 2.2 trang 4 SBT Hóa học 11: Hiđroxit nào sau đây không phải là hiđroxit lưỡng tính?
A. Zn(OH)2 B. Pb(OH)2
C. Al(OH)3 D. Ba(OH)2
Lời giải:
+) Hiđroxit lưỡng tính là hiđroxit khi tan trong nước vừa có thể phân li như axit vừa có thể phân li như bazơ
+) Các Hiđroxit thường gặp là Zn(OH)2, Al(OH)3, Sn(OH)2, Pb(OH)2
=> Chọn D
Bài 2.3 trang 4 SBT Hóa học 11: Axit mạnh HNO3 và axit yếu HNO2 có cùng nồng độ 0,1 mol/l và ở cùng nhiệt độ. Sự so sánh nồng độ mol ion nào sau đây là đúng ?
A. [H+]HNO3 < [H+]HNO2
B. [H+]HNO3 > [H+]HNO2
C. [H+]HNO3 =[H+]HNO2
D. []HNO3 < []HNO2
Phương pháp giải:
Axit mạnh cho nồng độ ion H+ lớn hơn axit yếu
Lời giải:
HNO3 là axit mạnh sẽ điện li hoàn toàn còn axit yếu HNO2 điện li không hoàn toàn => HNO3 sẽ cho nồng độ ion H+ lớn hơn
=> Chọn B
Bài 2.4 trang 4 SBT Hóa học 11: Có bao nhiêu dung dịch chỉ chứa một chất được tạo thành từ các ion ?
A. 4
B. 3
C. 2
D. 1
Phương pháp giải:
Điều kiện để các ion cùng tồn tại trong một dung dịch là: các ion kết hợp với nhau không được tạo thành ít nhất một trong các chất sau:
+ Chất kết tủa
+ Chất điện li yếu
+ Chất khí
Lời giải:
Lấy lần lượt các ion dương kết hợp với các ion âm ta được các chất sau:
BaSO4 ; MgSO4 ; BaCl2 ; MgCl2
Trong 4 chất trên có BaSO4 là chất kết tủa => loại
Vậy có 3 chất thỏa mãn đề bài
=> Chọn B
Bài 2.5 trang 4 SBT Hóa học 11: Các muối thường gọi là “không tan”, ví dụ BaSO4 , AgCl có phải là các chất điện li mạnh không ? Giải thích, biết rằng ở 25°C độ hoà tan trong nước của BaSO4 là 1,0.10-5 mol/l, của AgCl là 1,2.10-5 mol/l. Dung dịch các muối này chỉ chứa các ion, không chứa các phân tử hoà tan.
Phương pháp giải:
Định nghĩa chất điện li mạnh: “Chất điện li mạnh là chất khi tan trong nước, các phân tử hòa tan đều phân li ra ion”
Chú ý: Tất cả các chất đều ít nhiều tan trong nước.
Lời giải:
BaSO4 và AgCl là các chất điện li mạnh, vì các phân tử hoà tan của chúng đều phân li ra ion.
Bài 2.6 trang 4 SBT Hóa học 11: Hai chất điện li mạnh A và B khi tan trong nước phân li ra a mol Mg2+, b mol Na+, c mol SO42- và d mol Cl–:
1. Biết a = 0,0010 ; b = 0,010 ; c = 0,0050 ; vậy d bằng bao nhiêu ?
2. Viết công thức phân tử của A và B.
Phương pháp giải:
Áp dụng định luật bảo toàn điện tích
Lời giải:
1. Trong dung dịch, điện tích của các cation bằng điện tích của các anion, nên :
2a + b = 2c + d
0,001.2 + 0,01 = 0,005.2 + d
d = 0,002
2. Công thức của hai chất là: MgCl2 và Na2SO4.
Bài 2.7* trang 5 SBT Hóa học 11: Trong một dung dịch CH3COOH , người ta xác định được nồng độ H+ bằng 3.10-3M và nồng độ CH3COOH bằng 3,97.10-1M. Tính nồng độ mol ban đầu của CH3COOH.
Phương pháp giải:
+) Viết phương trình điện li:
+) Tính toán theo phương trình => nồng độ mol ban đầu của CH3COOH
Lời giải:
Gọi C là nồng độ mol ban đầu của CH3COOH, ta có :
(C – 3.10-3)M 3.10-3M 3.10-3M
C – 3.10-3 = 3,97.10-1 = 397.10-3
C = 397.10-3 + 3.10-3 = 400.10-3
C = 0,4M.