Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
TIẾT 25 – BÀI 17. SILIC VÀ HỢP CHẤT CỦA SILIC
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức
– Học sinh nêu được tính chất vật lí của Si, của SiO2, của H2SiO3, tính tan của muối silicat.
– Học sinh rút ra được:
+ Si vừa có tính khử và tính oxi hóa.
+ SiO2 là oxit axit nhưng không tan trong nước, tan được trong dung dịch HF.
+ H2SiO3 là axit yếu, yếu hơn H2CO3, không tan trong nước, dễ bị mất nước khi đun nóng.
– Học sinh nêu được trạng thái tự nhiên, ứng dụng của Si, SiO2, silicagen và thủy tinh lỏng.
– Học sinh nêu được các ảnh hưởng của Si và hợp chất của Si đến môi trường.
2. Về kĩ năng
– Học sinh viết được phương trình phản ứng minh họa tính chất của Si, SiO2 và H2SiO3.
– Học sinh so sánh được tính chất hóa học của C, Si; của CO2 và SiO2, của H2SiO3 và H2CO3.
– Tự tìm hiểu và thực hiện nhiệm vụ được giao một cách độc lập và hợp tác tại các góc.
– Trình bày kết quả thực hiện và đánh giá.
3. Về tình cảm, thái độ
– Có ý thức tích cực trong hoạt động, độc lập trong tư duy.
– Thái độ hợp tác trong làm việc nhóm.
– Tạo hứng thú và niềm yêu thích môn hóa học.
– Giáo dục ý thức bảo vệ sức khỏe và môi trường.
4. Năng lực hướng tới
– Năng lực chuyên môn hóa học: Học sinh hiểu Si vừa có tính khử và tính oxi hóa, SiO2 là oxit axit, H2SiO3 là axit yếu, viết được phương trình hóa học minh họa các tính chất của Si và hợp chất của Si.
– Năng lực tự học, tự nghiên cứu: Học sinh tự đọc SGK, giáo viên giao nhiệm vụ thực hiện các dự án học top, các em tìm tòi để lĩnh hội kiến thức.
– Năng lực hợp tác:Thông qua làm việc nhóm, các em biết hợp tác để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
– Năng lực cá nhân: Học sinh được rèn luyện kĩ năng lắng nghe tích cực và phản hồi tích cực, kĩ năng hợp tác ứng xử, giao tiếp khi thảo luận, kĩ năng giải quyết các tình huống trong học tập, kĩ năng phản xạ nhanh, kĩ năng thuyết trình.
– Năng lực tư duy, sáng tạo: Thông qua thực hiện nhiệm vụ học tập, học sinh phát triển khả năng tư duy để giải quyết nhiệm vụ học tập mà giáo viên giao.
– Năng lực giải quyết tình huống thực tiễn: Học sinh vận dụng được kiến thức về tính chất của silic và một số hợp chất của chúng để:
+ Phòng tránh được bụi, đặc biệt là bụi Silic.
+ Đề ra được biện pháp bảo vệ môi trường: đất, nước, không khí và bảo vệ sức khỏe, ứng phó biến đổi khí hậu.
II. TRỌNG TÂM
– Tính chất hóa học của Si và hợp chất của Si.
– Ứng dụng quan trọng của Si và hợp chất.
III. PHƯƠNG PHÁP
– Phương pháp góc.
– Phương pháp hợp tác nhóm nhỏ.
– Phương pháp đàm thoại gợi mở.
– Phương pháp trực quan.
IV. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên
– Giáo án word và powerpoint.
– Phiếu học tập cho các góc học tập (Phụ lục)
2. Chuẩn bị của học sinh
– Ôn tập về C và hợp chất của cacbon
– Đọc trước bài “Silic và hợp chất”
– Nghiên cứu tài liệu và chuẩn bị các nội dung học tập . Cụ thể như sau:
+ Tìm hiểu về tính chất vật lí, thái tự nhiên, ứng dụng của Si.
+ Tìm hiểu về tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên và ứng dụng của SiO2.
+ Tìm hiểu về tính chất, ứng dụng của silicagen, thủy tinh lỏng và một số muối silicat khác.
IV. TIẾN TRÌNH GIỜ HỌC
1. Ổn định tổ chức (1 phút)
– Yêu cầu lớp trưởng báo cáo sĩ số lớp.
– Động viên học sinh tích cực học tập.
2. Tiến trình dạy học
Đặt vấn đề: Gv trình chiếu thí nghiệm viết chữ lên thủy tinh? Vì sao ta có thể viết chữ lên thủy tinh bằng dung dịch HF, bây giờ chúng ta sẽ tìm hiểu bài học ngày hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN |
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
NỘI DUNG BÀI | THỜI GIAN |
Hoạt động 1. Tìm hiểu tính chất vật lí của Si và hợp chất của silic |
5 phút | ||
– GV: Các em quan sát một số hình ảnh của silic và hợp chất của silic kết hợp với kiến thức các em đã học ở lớp 9. – GV: Nêu tính chất vật lí của Si và hợp chất của Si.
– GV đưa ra một số câu hỏi trắc nghiệm về tính chất vật lí của Si, SiO2, H2SiO3 và muối silicat.
|
– HS quan sát hình ảnh và nêu tính chất vật lí của Si, SiO2, H2SiO3 và muối silicat.
-HS trả lời câu hỏi.
|
||
Hoạt động 2. Tìm hiểu tính chất hóa học của Si và hợp chất của silic |
28phút |
||
* Giáo viên giới thiệu phương pháp dạy học theo góc và tổ chức hoạt động tại các góc. – Chia lớp thành 3 nhóm làm nhiệm vụ tại 3 góc học tập. Nêu mục tiêu và cách thực hiện nhiệm vụ theo góc, thời gian mỗi góc là 5 phút. – Hướng dẫn học sinh thực hiện các góc học tập theo nhóm và trật tự. * GV cho học sinh treo bảng, trình bày sản phẩm học tập. – Yêu cầu đại diện nhóm lên trình bày sản phẩm học tập. – Yêu cầu các học sinh khác lắng nghe, đánh giá các sản phẩm học tập của nhóm mình và nhóm khác. – Giáo viên trình chiếu đáp án để học sinh so sánh và tự đánh giá. – Hướng dẫn học sinh chuẩn kiến thức và chốt lại kiến thức cần học. |
– Học sinh bắt buộc phải trải qua Góc vận dụng, Góc quan sát và Góc phân tích. Thực hiện nhiệm vụ theo nhóm. – Tự giác nghiên cứu cá nhân trước khi làm việc theo nhóm. – Thực hiện nghiêm túc theo đúng hướng dẫn với những thí nghiệm học sinh. – Luân chuyển góc học tập trong trật tự. – Học sinh trưng bày sản phẩm học tập, đại diện nhóm lên trình bày.
– Các học sinh khác lắng nghe, đánh giá. – Học sinh cùng giáo viên chốt lại kiến thức trọng tâm của bài, ghi bài vào vở.
|
||
Hoạt động 3. Tìm hiểu về trạng thái tự nhiên, ứng dụng của Si và hợp chất | 7 phút | ||
– GV đưa hình ảnh về trạng thái tự nhiên, ứng dụng của Si và hợp chất của Si. – Các em quan sát hình ảnh nêu trạng thái tự nhiên và ứng dụng của Si và hợp chất của Si. – GV đưa ra một số câu hỏi trắc nghiệm về trạng thái tự nhiên, ứng dụng của silic và hợp chất của silic.
– GV giao nhiệm vụ học tập cho 3 nhóm: + Nhóm 1: Tìm hiểu về thực trạng sử dụng pin mặt trời ở địa phương và thế giới. + Nhóm 2: Tìm hiểu về khai thác cát trái phép và những ảnh hưởng của nó tới môi trường. + Nhóm 3: Tìm hiểu về sản xuất gốm sứ ở Việt Nam. |
Học sinh quan sát hình ảnh trả lời để biết trạng thái tự nhiên, ứng dụng của silic và hợp chất. -HS áp dụng kiến thức đac học trả lời câu hỏi. – Học sinh tiếp thu nhiệm vụ học tập |
|
|
Hoạt động 4: Củng cố và dặn dò | 5 phút | ||
– GV củng cố lại kiến thức .
– GV dặn dò: + Học sinh làm bài tập 4, 5, 6/ trang 79 SGK. + Lập sơ đồ tư duy về C, Si và hợp chất của chúng. |
-Ghi nhớ kiến thức củng cố và ghi chép. |
PHỤ LỤC
PHIẾU HỌC TẬP BÀI SILIC VÀ HỢP CHẤT CỦA SILIC
PHẦN TÍNH CHẤT HÓA HỌC
GÓC PHÂN TÍCH
(Thời gian thực hiện tối đa 5 phút)
1. Mục tiêu
Từ gợi ý học sinh có thể dự đoán tính chất hóa học Si, SiO2, H2SiO3.
2. Nhiệm vụ
Học sinh thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu học tập số 1.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
* Si có các mức oxi hóa sau: -4, 0, +2 (ít gặp), +4. Dựa vào số oxi hóa của Si, dự đoán tính chất hóa học của Si.
* Dựa vào thành phần nguyên tố của SiO2, dự đoán tính chất hóa học của SiO2.
* So sánh tính axit của H2SiO3 và H2CO3. Viết phương trình phản ứng minh họa.
GÓC QUAN SÁT
(Thời gian thực hiện tối đa 5 phút)
1. Mục tiêu
– Quan sát clip thí nghiệm về SiO2, Na2SiO3 để hiểu được SiO2 là một oxit axit, tác dụng được với dung dịch HF và tính axit yếu của axit H2SiO3.
– Rèn luyện kĩ năng quan sát thí nghiệm và làm việc theo nhóm
2. Nhiệm vụ.
– Chú ý quan sát một số thí nghiệm theo yêu cầu
– Thảo luận làm việc nhóm để hoàn thành phiếu học tập số 2.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Xem các clip các thí nghiệm sau:
+ SiO2 tác dụng với dung dịch NaOH đặc, nóng.
+ SiO2 tác dụng với dung dịch HF.
+ Cho dung dịch HCl tác dụng với Na2SiO3 lỏng.
Quan sát hiện tượng, viết phương trình phản ứng rút ra kết luận về tính chất hóa học của SiO2 và H2SiO3
GÓC VẬN DỤNG.
(Thời gian thực hiện tối đa 5 phút)
1. Mục tiêu
Nghiên cứu nội dung sách giáo khoa để hiểu được tính chất hóa học cơ bản của Si, SiO2, H2SiO3, viết được các phương trình hóa học minh họa.
2. Nhiệm vụ
– Cá nhân nghiên cứu sách giáo khoa về tính chất hóa học cơ bản của Si, SiO2, H2SiO3.
– Làm việc theo nhóm để hoàn thành phiếu học tập số 3
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Nghiên cứu SGK, nêu tính chất hóa học của Si, SiO2, H2SiO3. Viết phương trình phản ứng.
Câu hỏi trắc nghiệm phần tính chất vật lí
Câu 1. Silic tinh thể có tính chất vật lí nào sau đây?
A. Chất bột màu nâu hoặc đen.
B. Màu xám, có ánh kim, có tính bán dẫn.
C. Chất rắn, dạng tinh thể, tan trong nước.
D. Chất rắn dạng keo, không tan trong nước.
Câu 2. Silic đioxit là
A. Chất bột màu nâu hoặc đen.
B. Màu xám, có ánh kim, có tính bán dẫn.
C. Chất rắn, dạng tinh thể, không tan trong nước.
D. Chất rắn dạng keo, không tan trong nước.
Câu 3. Tính chất vật lí nào sau đây là của H2SiO3?
A. Màu nâu đen hoặc hung.
B. Màu xám, có ánh tím.
C. Chất rắn, vô định hình, tan trong nước.
D. Chất dạng keo, không tan trong nước.
Câu hỏi trắc nghiệm phần trạng thái tự nhiên, ứng dụng
Câu 1: Silic thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với chất nào sau đây?
A. O2. B. Mg. C. F2. D. Dung dịch NaOH.
Câu 2: Oxit nào sau đây không tác dụng được với dung dịch NaOH loãng?
A. CO2. B. SO2. C. SiO2. D. P2O5.
Câu 3: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Si tinh thể được dùng để chế tạo pin mặt trời, bộ chỉnh lưu….
B. Dung dịch HF có thể đựng trong lọ thủy tinh.
C. Silicagen được dùng làm chất hút ẩm trong các thùng đựng hàng hóa.
D. Thủy tinh lỏng được dùng để chế tạo keo dán thủy tinh, gốm sứ.
Xem thêm