Giải Chuyên đề Hóa học 11 Bài 6: Điều chế glucosamine hydrochloride từ vỏ tôm
Mở đầu trang 43 Chuyên đề Hóa 11: Hợp chất glucosamine hydrochloride có tác dụng cải thiện quá trình tái tạo sụn khớp, hạn chế sự thoái hoá dẫn đến viêm khớp và đau khớp.
Hãy tìm hiểu công thức và nguồn nguyên liệu điều chế hợp chất này.
Lời giải:
– Công thức của glucosamine hydrochloride:
– Trong các loài thuỷ sản đặc biệt là trong vỏ tôm, cua, ghẹ, hàm lượng chitin khá cao (khoảng 14 – 35% so với khối lượng khô), vì vậy, đây là nguồn nguyên liệu chính để sản xuất glucosamine hydrochloride.
I. Một số vấn đề về điều chế Glucosamine Hydrochloride
Câu hỏi 1 trang 43 Chuyên đề Hóa 11: Hãy tìm hiểu và cho biết các nguồn tự nhiên chứa chitin.
Lời giải:
Chitin là một loại polymer thiên nhiên với trữ lượng rất lớn (đứng thứ hai sau cellulose).
Trong tự nhiên, chitin tồn tại trong cả động vật và thực vật.
+ Trong động vật: chitin là một thành phần cấu trúc quan trọng trong vỏ của một số loại động vật không xương sống như: giáp xác (tôm, cua, …), côn trùng, nhuyễn thể, giun tròn, …
+ Trong thực vật, chitin có ở thành tế bào nấm họ Zygenmyetes, trong nấm mốc, một số loài tảo, …
II. Hoạt động trải nghiệm: Thực hành điều chế Glucosamine Hydrochloride từ vỏ tôm
Đề xuất vấn đề 1 trang 46 Chuyên đề Hóa 11: Em hãy nên ứng dụng của glucosamine hydrochloride.
Lời giải:
Ứng dụng của glucosamine hydrochloride: được sử dụng phổ biến trong hỗ trợ điều trị viêm xương khớp.
Đề xuất vấn đề 2 trang 46 Chuyên đề Hóa 11: Em hãy tìm hiểu nguồn nguyên liệu vỏ tôm ở địa phương.
Lời giải:
– Học sinh tìm hiểu và trả lời theo tình hình thực tế của địa phương sinh sống.
Đề xuất vấn đề 3 trang 46 Chuyên đề Hóa 11: Từ nguồn nguyên liệu vỏ tôm trên, có thể điều chế glucosamine hydrochloride bằng cách nào?
Lời giải:
Thuỷ phân chitin/ chitosan (có trong vỏ tôm) trong môi trường hydrochloric acid thu được glucosamine hydrochloride.
Xây dựng giả thuyết 1 trang 46 Chuyên đề Hóa 11: Trình bày quy trình điều chế glucosamine hydrochloride (dụng cụ, dung môi, nguyên liệu, thời gian …)
Lời giải:
– Nguyên liệu: vỏ tôm (thu gom từ bếp ăn, cửa hàng, chợ, siêu thị …)
– Hoá chất: dung dịch HCl 10% và 36%, dung dịch NaOH 5%, dung dịch H2O2 1%, cồn 96o, than hoạt tính, giấy quỳ tím.
– Dụng cụ: bếp đun, bình cầu, ống sinh hàn, cân, máy xay, ống đong, cốc, đũa thuỷ tinh, phễu lọc, giấy lọc.
– Thời gian dự kiến: 20 – 24 giờ.
– Quy trình:
Xây dựng giả thuyết 2 trang 46 Chuyên đề Hóa 11: Trong các tiêu chí đánh giá sản phẩm ở mục I.4, em có thể sử dụng được tiêu chí nào để đánh giá sản phẩm? Làm thế nào để đánh giá được các tiêu chí đó?
Lời giải
Tiêu chí đánh giá sản phẩm:
– Màu của sản phẩm: đánh giá bằng quan sát.
– Mùi của sản phẩm: đánh giá bằng ngửi.
– Độ khô của sản phẩm: đánh giá bằng quan sát, sờ thử.
– Khối lượng glucosamine hydrochloride
Lập kế hoạch thực hiện trang 46 Chuyên đề Hóa 11: Tìm hiểu quy trình và thiết kế quy trình điều chế glucosamine hydrochloride từ vỏ tôm. Phân tích tiêu chí của sản phẩm để:
– Xây dựng sơ đồ các bước thực hiện quy trình điều chế glucosamine hydrochloride từ vỏ tôm; nguyên liệu, hoá chất; dụng cụ thí nghiệm; cách bố trí và phương thức thí nghiệm.
– Lập kế hoạch triển khai thí nghiệm điều chế glucosamine hydrochloride từ vỏ tôm.
Lời giải:
Học sinh lập kế hoạch, tham khảo:
– Nguyên liệu: vỏ tôm (thu gom từ bếp ăn, cửa hàng, chợ, siêu thị …)
– Hoá chất: dung dịch HCl 10% và 36%, dung dịch NaOH 5%, dung dịch H2O2 1%, cồn 96o, than hoạt tính, giấy quỳ tím.
– Dụng cụ: bếp đun, bình cầu, ống sinh hàn, cân, máy xay, ống đong, cốc, đũa thuỷ tinh, phễu lọc, giấy lọc.
– Thời gian dự kiến: 20 – 24 giờ.
– Quy trình:
Quy trình điều chế glucosamine hydrochloride từ vỏ tôm khô:
– Bước 1: Lấy 10 gam vỏ tôm khô cho vào bình cầu 250 mL. Cho nước ngập tôm và đun cách thuỷ trong 2 giờ. Rửa sạch để loại bỏ thịt tôm còn bám trên vỏ.
– Bước 2: Cho vỏ tôm vừa rửa sạch ở trên vào bình cầu 250 mL, rồi thêm 60 mL dung dịch HCl 5%. Đun cách thuỷ trong 2 giờ để loại khoáng (nếu không đun có thể để qua đêm), sau đó rửa bằng nước đến pH = 7.
– Bước 3: Cho vỏ tôm thu được ở bước 2 vào bình cầu 250 mL, đổ ngập vỏ tôm bằng dung dịch NaOH 5% rồi đun cách thuỷ (duy trì ở nhiệt độ 90 – 95 oC) trong 4 giờ. Rửa bằng nước đến pH = 7 và đem sấy khô. Chitin thu được có màu trắng phớt hồng, mềm và không còn vị tanh.
– Bước 4: Lấy chitin thu được ở bước 3 vào bình cầu, rồi thêm khoảng 80 mL dung dịch HCl 35 – 36%. Đun cách thuỷ trong 4 giờ (duy trì ở nhiệt độ 90 – 100 oC). Để hạn chế sự bay ra của hydrochloride, cần lắp bình cầu vào sinh hàn hồi lưu. Sau khi đun, nếu thấy sản phẩm có màu thì tẩy màu bằng than hoạt tính. Sau đó, lọc loại bỏ than hoạt tính, để nguội, tinh thể glucosamine hydrochloride sẽ tách ra. Sấy khô ở nhiệt độ 60oC, thu được glucosamine hydrochloride có màu trắng.
Báo cáo kết quả trang 47 Chuyên đề Hóa 11:
Lời giải:
BÁO CÁO THỰC HÀNH
ĐIỀU CHẾ GLUCOSAMINE HYDROCHLORIDE TỪ VỎ TÔM
1. Mục tiêu
Thu được glucosamine hydrochloride từ vỏ tôm.
2. Nguyên liệu, dụng cụ, hoá chất
– Nguyên liệu: vỏ tôm (thu gom từ bếp ăn, cửa hàng, chợ, siêu thị …)
– Hoá chất: dung dịch HCl 10% và 36%, dung dịch NaOH 5%, dung dịch H2O2 1%, cồn 96o, than hoạt tính, giấy quỳ tím.
– Dụng cụ: bếp đun, bình cầu, ống sinh hàn, cân, máy xay, ống đong, cốc, đũa thuỷ tinh, phễu lọc, giấy lọc.
3. Cách tiến hành
– Bước 1: Lấy 10 gam vỏ tôm khô cho vào bình cầu 250 mL. Cho nước ngập tôm và đun cách thuỷ trong 2 giờ. Rửa sạch để loại bỏ thịt tôm còn bám trên vỏ.
– Bước 2: Cho vỏ tôm vừa rửa sạch ở trên vào bình cầu 250 mL, rồi thêm 60 mL dung dịch HCl 5%. Đun cách thuỷ trong 2 giờ để loại khoáng (nếu không đun có thể để qua đêm), sau đó rửa bằng nước đến pH = 7.
– Bước 3: Cho vỏ tôm thu được ở bước 2 vào bình cầu 250 mL, đổ ngập vỏ tôm bằng dung dịch NaOH 5% rồi đun cách thuỷ (duy trì ở nhiệt độ 90 – 95 oC) trong 4 giờ. Rửa bằng nước đến pH = 7 và đem sấy khô. Chitin thu được có màu trắng phớt hồng, mềm và không còn vị tanh.
– Bước 4: Lấy chitin thu được ở bước 3 vào bình cầu, rồi thêm khoảng 80 mL dung dịch HCl 35 – 36%. Đun cách thuỷ trong 4 giờ (duy trì ở nhiệt độ 90 – 100 oC). Để hạn chế sự bay ra của hydrochloride, cần lắp bình cầu vào sinh hàn hồi lưu. Sau khi đun, nếu thấy sản phẩm có màu thì tẩy màu bằng than hoạt tính. Sau đó, lọc loại bỏ than hoạt tính, để nguội, tinh thể glucosamine hydrochloride sẽ tách ra. Sấy khô ở nhiệt độ 60oC, thu được glucosamine hydrochloride có màu trắng.
4. Thảo luận, đánh giá kết quả
– Màu sắc: trắng.
– Mùi: không mùi.
– Độ khô của sản phẩm: khô.
– Khối lượng glucosamine hydrochloride điều chế được: học sinh cân khối lượng sản phẩm nhóm mình.
5. Kết luận
– Thu được glucosamine hydrochloride từ vỏ tôm.
Bài tập (trang 47)
Bài 1 trang 47 Chuyên đề Hóa 11: Tìm hiểu những ứng dụng thực tế của các sản phẩm khác được điều chế từ vỏ tôm như chitin và chitosan.
Lời giải:
– Chitin có hoạt tính kháng nấm, kháng khuẩn, có khả năng tự phân huỷ sinh học cao, không gây dị ứng, không gây độc hại cho người và động vật. Vì vậy, các sợi làm từ chitin được dùng để sản xuất chỉ khâu tự tan và các loại băng vết thương, chúng có độ bền cao, có khả năng chịu được môi trường khắc nghiệt như bên trong mật, nước tiểu và dịch tuỵ.
– Chitosan có khả năng tạo màng, kết dính niêm mạc, kháng khuẩn, kháng nấm, có tác dụng cầm máu và làm lành vết thương. Ngoài ra, chitosan có khả năng chống oxi hoá, làm giảm cholesterol và lipid máu, chống rối loạn nội tiết, hạ đường huyết…
Bài 2 trang 47 Chuyên đề Hóa 11: Tìm hiểu nguồn nguyên liệu thiên nhiên khác dùng để điều chế glucosamine hydrochloride.
Lời giải:
Ngoài vỏ tôm, một số nguồn nguyên liệu thiên nhiên khác được dùng để điều chế glucosamine hydrochloride như: vỏ cua biển, vỏ cua đồng, vỏ kén côn trùng, thành tế bào nấm, vảy cá …
Xem thêm lời giải bài tập Chuyên đề học tập Hóa học lớp 11 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 5: Chuyển hoá chất béo thành xà phòng
Bài 6: Điều chế glucosamine hydrochloride từ vỏ tôm
Bài 7: Nguồn gốc và phân loại dầu mỏ
Bài 8: Chế biến dầu mỏ
Bài 9: Sản xuất dầu mỏ và nhiên liệu thay thế dầu mỏ
Xem thêm các bài giải Chuyên đề học tập Hóa học lớp 11 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Chuyên đề 11.1: Phân bón
Chuyên đề 11.2: Trải nghiệm, thực hành hoá học hữu cơ
Chuyên đề 11.3: Dầu mỏ và chế biến dầu mỏ