Giới thiệu về tài liệu:
– Số trang: 7 trang
– Số câu hỏi trắc nghiệm: 18 câu
– Lời giải & đáp án: có
Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Trắc nghiệm Hợp chất của cacbon có đáp án – Hóa học lớp 11:
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM HÓA HỌC LỚP 11
Bài giảng Hóa học 11 Bài 16: Hợp chất của cacbon
Trắc nghiệm Hợp chất của cacbon có đáp án – Hóa học lớp 11
Bài 1: Cho bốn chất rắn sau : NaCl, Na2CO3, CaCO3, BaSO4. Chỉ dùng thêm một cặp chất nào dưới đây có thể nhận biết được bốn chất rắn trên ?
A. H2O và CO2 B. H2O và NaOH
C. H2O và HCl D. H2O và BaCl2
Đáp án: C
Bài 2: Hấp thụ hết 1,792 lít (đktc) khí CO2 vào 1 lít dung dịch NaOH aM thu được dung dịch X . Cho X vào dung dịch BaCl2 dư thu được 7,88 gam kết tủa. Giá trị của a là
A. 0,08 B. 0,12
C. 0,16 D. 0,10.
Đáp án: B
nCO2 = 0,08 mol; nNa2CO3 = nCO32- = nBaCO3 = 0,04 < nCO2
⇒ Trong X có HCO3–
Bảo toàn C ⇒ nNaHCO3 = nHCO3– = 0,08 – 0,04 = 0,04
Bảo toàn Na: nNaOH = 2nNa2CO3 + nNaHCO3 = 0,12 mol ⇒ a = 0,12
Bài 3: hấp thụ hoàn toàn 3,584 lít CO2 (đktc) vào 2 lít dung dịch Ca(OH)2 0,05M được kết tủa X và dung dịch Y. So với dung dịch Ca(OH)2 ban đâì thì khối lượng dung dịch Y
A. tăng 7,04 gam. B. giảm 3,04 gam.
C. giảm 4 gam. D. tăng 3,04 gam.
Đáp án: D
nCO2 = 0,16 mol; nOH– = 0,2 mol
⇒ Tạo 2 muối, nHCO3– = 0,12 mol; nCO32- = 0,04 mol
mCO2 = 7,04g; mCaCO3 = 4g
⇒ mdung dịch tăng = 7,04 – 4 = 3,04 gam
Bài 4: Sục V lít CO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch X gồm Ba(OH)2 1M và NaOH 1M. Sau phản ứng thu được 19,7 gam kết tủa. Giá trị của V là
A. 2,24 hoặc 4,48 B. 2,24 hoặc 11,2
C. 6,72 hoặc 4,48 D. 5,6 hoặc 11,2.
Đáp án: B
nBa(OH)2 = nNaOH = 0,2; nBaCO3 = 0,1
Trường hợp 1: CO2 hết, Ba(OH)2 dư ⇒nCO2 = nBaCO3 = 0,1 ⇒ V = 2,24 lít
Trường hợp 2: CO2 hết, Ba(OH)2 hết
⇒ nCO2 = nOH– – 0,1 = 0,6 – 0,1 = 0,5 ⇒ V = 11,2 lít
Bài 5: Cho từ từ 100 ml dung dịch HCl 1,5M vào 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm Na2CO3 1M và KHCO3 1M, thu được V lít khí CO2 (đktc). Giá trị của V là
A. 1,12. B. 3,36
C. 1,68 D. 2,24
Đáp án: D
Nhỏ từ từ H+ vào HCO3– và CO32-, sẽ phản ứng đồng thời theo tỉ lệ của 2 muối.
3H+ + HCO3– + CO32- → 2CO2 + 2H2O
nHCl = 0,15 mol; nCO32- = nHCO3– = 0,1 mol
⇒ H+ hết, nCO2 = 0,1 mol ⇒ V = 2,24 lít
Bài 6: Trong bình kín chứa 0,5 mol CO và m gam Fe3O4. Đun nóng bình cho tới khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì khí trong bình có tỉ khối so với khí CO ban đầu là 1,457. Giá trị của m là
A. 17,4. B. 11,6. C. 22,8. D. 23,2.
Đáp án: D
Khí trong bình sau phản ứng có CO2 và CO ( dư)
CO + [O] → CO2
x → x → x (mol)
Sau phản ứng: nCO = 0,5 – x; nCO2 = x ⇒ nkhí sau = 0,5 mol
Ta có: mCO2 + mCO = 44x + 28(0,5 – x) = 1,457.28.0,5
⇒ x = 0,4 ⇒ nO(Fe3O4) = 0,4 ⇒ nFe3O4 = 0,1 mol
⇒ m = 23,2 gam
Bài 7: Cho hơi nước đi qua than nóng đỏ được hỗn hợp khí X gồm CO2, CO và H2. Toàn bộ lượng X khử vừa hết 48 gam Fe2O3 thành Fe và thu được 10,8 gam H2O. thành phần phần trăm thể tích CO2 trong X là
A. 13,235%. B. 16,135%. C. 28,571%. D. 14,286%.
Đáp án: D
nFe2O3 = 0,3 mol ⇒ nO = 0,9 mol;
nH2O = 0,6 mol; ⇒ nH2 = 0,6 mol ⇒ nH2O ban đầu = 0,6 mol
H2 + [O]Fe3O4 → H2O
CO + [O]Fe3O4 → CO2
Bảo toàn oxi: nO (Fe3O4) = nH2 + nCO = 0,9
⇒ nCO = 0,3 mol
C + [O]H2O → CO
C + [O]H2O → CO2
Bảo toàn oxi: nO(H2O ban đầu) = nO (CO2) + nO (CO) = 0,6
⇒ nCO2 = 0,15 mol
Bài 8: Cho hỗn hợp khí gồm CO2 và CO. dùng chất nào sau đây có thể thu được CO2 tinh khiết hơn ?
A. dung dịch NaOH B. CuO (to cao)
C. O2 D. dung dịch BaCl2
Đáp án: B
Bài 9: Na2CO3 lẫn tạp chất là NaHCO3. Cách nào sau đây có thể thu được Na2CO3 tinh khiết ?
A. hòa tan vào nước rồi lọc
B. nung nóng
C. cho tác dụng với NaOH dư
D. cho tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 dư
Đáp án: B
Bài 10: Từ hai muối X và Y thực hiện các phản ứng sau :
X → Y + CO2 X1 + H2O → X2
X2 + Y → X + Y1 + H2O X2 + 2Y → X + Y2 + 2H2O
Hai muối X, Y tương ứng là
A. CaCO3, NaHSO4. B. BaCO3, Na2CO3 .
C.CaCO3, NaHCO3. D. MgCO3, NaHCO3.
Đáp án: C
Bài 11: Phản ứng nào sau đây được sử dụng để điều chế CO trong phòng thí nghiệm
A. HCOOH (xt H2SO4 đặc) → H2O + CO
B. C + H2O (hơi) → CO + H2
C. C + CO2 → 2CO
D. 2C + O2 → CO
Đáp án: A
Bài 12: Quặng nào sau đây chứa CaCO3 ?
A. dolomit. B. cacnalit. C. pirit. D. xiderit.
Đáp án: A
Bài 13: CO không khử được các oxit trong nhóm nào sau đây ?
A. Fe2O3, MgO B. MgO, Al2O3
C. Fe2O3, CuO D. ZnO, Fe2O3,
Đáp án: B
Bài 14: Nhóm nào sau đây gồm các muối không bị nhiệt phân ?
A. CaCO3, Na2CO3, KHCO3
B. Na2CO3, K2CO3, Li2CO3
C. Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2, KHCO3
D. K2CO3, KHCO3, Li2CO3
Đáp án: B
Bài 15: Phản ứng nào sau đây được sử dụng để điều chế CO2 trong phòng thí nghiệm
A. CaCO3 + HCl B. CaCO3 (to cao)
C. C + O2 (to cao) D. CO + O2 (to cao)
Đáp án: A
Bài 16: Một loại đá vôi chứa 80% CaCO3 còn lại là tạp chất trơ. Nung m gam đá này một thời gian thu được 0,78m gam chất rắn. Hiệu suất phân hủy CaCO3 là
A. 78%. B. 50%. C. 62,5%. D. 97,5%.
Đáp án: C
mCaCO3 = 0,8m
CaCO3 → CaO + CO2
44a = m – 0,78m ⇒ a = 0,005m
Bài 17: Nung 34,6 gam hỗn hợp gồm Ca(HCO3)2, NaHCO3 và KHCO3, thu được 3,6 gam H2O và m gam hỗn hợp các muối cacbonat. Giá trị của m là
A. 31,0. B. 22,2. C. 17,8. D. 26,6.
Đáp án: B
nH2O = nCO2 = 0,2 mol
mmuối cacbonat = mhỗn hợp – mCO2 – mH2O = 34,6 – 0,2.44 – 3,6 = 22,2 gam
Bài 18: Cho 11,6 gam hỗn hợp gồm oxit và muối cacbonat của kim loại kiềm R. Hòa tan hết hỗn hợp trên cần vừa đủ 0,2 mol HCl. Kim loại R là
A. Na. B. Li. C. Cs. D. K.
Đáp án: D
R2O (x mol); R2CO3 (y mol)
⇒ (2R + 16).x + (2R + 60).y = 11,6 (1)
nHCl = 2nR2O + 2nR2CO3 = 0,2 ⇒ x + y = 0,1 mol (2)
Từ (1)(2) ⇒ 2R + 16 < 11,6/0,1 < 2R + 60
⇒ 28 < R < 50 ⇒ R = 39 (Kali)