Giới thiệu về tài liệu:
– Số trang: 7 trang
– Số câu hỏi trắc nghiệm: 15 câu
– Lời giải & đáp án: có
Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Trắc nghiệm Axit nitric và muối nitrat có đáp án – Hóa học lớp 11:
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM HÓA HỌC LỚP 11
Bài giảng Hóa học 11 Bài 9: Axit nitric và muối nitrat
Trắc nghiệm Axit nitric và muối nitrat có đáp án – Hóa học lớp 11
Bài 1: Hòa tan 23,2 gam hỗn hợp X gồm Fe3O4 và CuO có cùng khối lượng vào dung dịch HNO3 vừa đủ chứa 0,77 mol HNO3 thu được bằng dung dịch Y và khí Z gồm NO và NO2. Khối lượng mol trung bình của Z bằng
A. 42. B. 38. C. 40,667. D. 35,333.
Đáp án: C
mFe3O4 = mCuO = 11,6 gam ⇒ nFe3O4 = 0,05 mol; nCuO = 0,145 mol
nNO = x mol; nNO2 = y mol
Bảo toàn e ta có: nFe3O4 = 3x + y = 0,05 (1)
Bảo toàn nguyên tố N: nHNO3 = 3nFe(NO3)3 + 2 nCu(NO3)2 + nNO + nNO2
0,77 = 3.0,15 + 2.0,145 + x + y ⇒ x + y = 0,03 mol (2)
Từ (1)(2) ⇒ x = 0,01 mol; y = 0,02 mol
Bài 2: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm 0,2 mol Mg và 0,03 mol MgO trong V lít dung dịch HNO3 0,5M vừa đủ thu được dung dịch Y và 0,896 lít (đktc) khi N2O duy nhất. Giá trị của V và tổng khối lượng muối thu được trong Y lần lượt là
A. 1,12 và 34,04 gam. B. 4,48 và 42,04 gam.
C. 1,12 và 34,84 gam. D. 2,24 và 34,04 gam.
Đáp án: C
nN2O = 0,04 mol
MgO + 2HNO3 → Mg(NO3)2 + H2O
4Mg + 10HNO3 → 4Mg(NO3)2 + N2O + 5H2O
4Mg + 10HNO3 → 4Mg(NO3)2 + NH4NO3 + 3H2O
nHNO3 = 0,06 + 0,4 + 0,1 = 0,56 mol
V = 1,12l
mmuối = 0,23.148 + 0,01.80 = 34,84 (gam)
Bài 3: Hòa tan m gam hỗn hợp gồm FeO, Fe(OH)2,FeCO3, Fe3O4 (trong đó Fe3O4 chiếm 1/4 tổng số mol hỗn hợp) tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thu được 15,68 lít hỗn hợp khí X gồm NO và CO2 (đktc) có tỉ kh so với H2 là 18 và dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được (m + 280,80) gam muối khan. Giá trị của m là
A. 148,80. B. 173,60. C. 154,80. D. 43,20.
Đáp án: C
nNO + nCO2 = 0,7 mol.
Gọi x, y là số mol của NO và CO2, ta có:
30x + 44y = 18.2.0,7
x + y = 0,7
⇒ x = 0,4 mol; y = 0,3 mol
Coi Fe3O4 là một hỗn hợp FeO.Fe2O3, ta có:
Fe+2 → Fe+3 + 1e
N+5 + 3e → N+2
Theo bảo toàn electron ⇒ tổng số mol trong hỗn hợp chất rắn là 1,2 mol
nFe3O4 0,3 mol, nFe2+ trong dung dịch Y = 1,2 + 0,3.2 = 1,8 (mol)
⇒ m + 280,8 = 1,8.242 ⇒ m = 154,8 gam
Bài 4: Nung nóng AgNO3 được chất rắn X và khí Y. Dẫn khí Y vào cốc nước được dung dịch Z. Cho toàn bộ X vào Z thấy X tan một phần và thoát ra khí NO duy nhất. Giả thiết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Thành phần phần trăm khối lượng của X không tan trong Z là
A. 20%. B. 25%. C. 30%. D. 40%.
Đáp án: B
2AgNO3 (x) –toC→ 2Ag (x) + 2NO2 (x mol) + O2
dd Z: HNO3 x mol
3Ag + 4HNO3 → 3AgNO3 + NO + 2H2O
Ag dư = x – 3/4x = 1/4x
⇒ %mkhông tan = 25%
Bài 5: Cho 30,6 gam hỗn hợp Cu, Fe, Zn tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thu được dung dịch chứa 92,6 gam muối khan ( không chứa muối amoni ). Nung hỗn hợp muối đến khối lượng không đổi, thu được m gam rắn. Giá trị của m là
A. 38,6. B. 46,6. C. 84,6. D. 76,6.
Đáp án: A
mNO3– = 92,6 – 30,6 = 62 gam
⇒ nNO3– = 1 mol
Bảo toàn điện tích ta có: nO2- = 1/2. nNO3– = 0,5 mol
⇒ m = mKL + mO2- = 30,6 + 0,5.16 = 38,6 gam
Bài 6: Nhận định nào sau đây là sai ?
A. HNO3 phản ứng với tất cả bazơ.
B. HNO3 (loãng, đặc, nóng) phản ứng với hầu hết kim loại trừ Au, Pt.
C. Tất cả các muối amoni khi nhiệt phân đều tạo khí amoniac.
D. Hỗn hợp muối nitrat và hợp chất hữu cơ nóng chảy có thể bốc cháy.
Đáp án: C
Bài 7: Có các mệnh đề sau :
(1) Các muối nitrat đều tan trong nước và đều là chất điện li mạnh.
(2) Ion NO có tính oxi hóa trong môi trường axit.
(3) Khi nhiệt phâm muối nitrat rắn ta đều thu được khí NO2
(4) Hầu hết muối nitrat đều bền nhiệt.
Trong các mệnh đè trên, những mệnh đề đúng là
A. (1) và (3). B. (2) và (4). C. (2) và (3). D. (1) và (2).
Đáp án: D
Bài 8: Để điều chế 5 lít dung dịch HNO3 21% (D = 1,2g/ml) bằng phương pháp oxi hóa NH3 với hiệu suất toàn quá trình là 80%, thể tích khí NH3 (đktc) tối thiểu cần dùng là
A. 336 lít. B. 560 lít. C. 672 lít. D. 448 lít.
Đáp án: B
nNH3 = nHNO3 = 21%. 5. 103. 1,2 : 63 = 20 mol
H = 80% ⇒ VNH3 = 20. 22,4 : 80% = 560l
Bài 9: Cho 11,6 gam muối FeCO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch HNO3 được hỗn hợp khí CO2, NO và dung dịch X. Khi thêm dung dịch HCl (dư) vào dung dịch X, thì dung dịch thu được hòa tan tối đa bao nhiêu bột đồng kim loại, biết rằng có khí NO bay ra?
A. 14,4 gam. B. 7,2 gam. C. 16 gam. D. 32 gam.
Đáp án: D
nFeCO3 = 0,1 mol ⇒ Fe(NO3)3 = 0,1 mol ⇒ nNO3– = 0,3 mol
3Cu + 8H+ + 2NO3– → Cu2+ + 2NO + 4H2O
nCu = 3/2. nNO3– = 0,45 mol
Cu + 2Fe3+ → Cu2+ + 2Fe2+
nCu = 1/2. nFe3+ = 0,05
⇒ ∑nCu = 0,5 ⇒ mCu = 32 gam
Bài 10: Chia 20 gam hỗn hợp gồm Mg, Al, Zn thành hai phần bằng nhau. Đốt cháy hoàn toàn phần một trong O2 dư thu được 21 gam hỗn hợp oxit. Phần hai hòa tan trong dung dịch HNO3 đặc, nóng dư thu được V (lít) NO2 (sản phẩm khử duy nhất, (đktc)). Giá trị của V là
A. 44,8. B. 89,6. C. 22.4. D. 30,8.
Đáp án: D
mKL + mO2 = moxit
⇒ mO2 = 21 – 10 = 11g
⇒ nO2 = 0,34375 mol
ne (O2)nhận = ne kim loại nhường = ne (N+5) nhận
O2 + 4e → 2O2-
N5+ + 1e → N+4
V = 1,375.22,4 = 30,8 (lít)
Bài 11:Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế HNO3 từ
A. NH3 và O2 B. NaNO2 và H2SO4 đặc.
C. NaNO3 và H2SO4 đặc. D. NaNO2 và HCl đặc.
Đáp án: C
Bài 12: Trong các phản ứng sau, phản ứng nào HNO3 không đóng vai trò chất oxi hóa ?
A. ZnS + HNO3(đặc nóng) B. Fe2O3 + HNO3(đặc nóng)
C. FeSO4 + HNO3(loãng) D. Cu + HNO3(đặc nóng)
Đáp án: B
Bài 13: Chỉ sử dụng dung dịch HNO3 loãng, có thể nhận biết được bao nhiêu chất rắn riêng biệt sau : MgCO3, Fe3O4, CuO, Al2O3 ?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Đáp án: D
Bài 14: HNO3 phản ứng với tất cả các chất trong nhóm nào sau đây ?
A. NH3, Al2O3, Cu2S, BaSO4.
B. Cu(OH)2, BaCO3, Au, Fe2O3.
C. CuS,Pt, SO2, Ag.
D. Fe(NO3)2, S, NH4HCO3, Mg(OH)2.
Đáp án: D
Bài 15: Khi nhiệt phân, nhóm các muối nitrat cho sản phẩm kim loại, khí NO2, O2 là
A. Cu(NO3)2 , Pb(NO3)2. B. Ca(NO3)2 , Hg(NO3)2, AgNO3.
C. Zn(NO3)2, AgNO3, LiNO3. D. Hg(NO3)2 , AgNO3.
Đáp án: D
Bài 16: Nhiệt phân hoàn toàn Fe(NO3)2 trong không khí thu được sản phẩm gồm
A. FeO, NO2, O2. B. Fe2O3, NO2.
C. Fe, NO2, O2. D. Fe2O3, NO2 , O2.
Đáp án: D