Giới thiệu về tài liệu:
– Số trang: 5 trang
– Số câu hỏi trắc nghiệm: 15 câu
– Lời giải & đáp án: có
Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Trắc nghiệm Phân loại phản ứng trong hóa học vô cơ có đáp án – Hóa học 10:
TRẮC NGHIỆM HÓA HỌC 10
Bài 18: Phân loại phản ứng trong hóa học vô cơ
Bài 1: Chất nào sau đây khi bị phân hủy thu được 3 chất?
A. KClO3 C. KMnO4
C. Fe(OH)2 D. CaCO3
Đáp án: C
Bài 2: FeO thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với:
A. Dung dịch HCl
B. Dung dịch HNO3
C. Dung dịch H2SO4 đặc, nóng
D. Khí CO, to
Đáp án: D
Bài 3: Trong phản ứng tổng hợp amoniac: N2 + 3H2 –to→ 2NH3; ΔH < 0
a/ Phản ứng trên thuộc loại phản ứng nào?
A. Phản ứng hóa hợp
B. Phản ứng thế
C. Phản ứng oxi hóa – khử
D. A và C
b/ Đại lượng nhiệt phản ứng (ΔH) cho biết:
A. Phản ứng thu nhiệt
B. Phản ứng tỏa nhiệt
C. Phản ứng xảy ra ở nhiệt độ âm
D. Phản ứng xảy ra ở nhiệt độ dương
Đáp án: b/ B
Bài 4: Qúa trình tổng hợp nước: H2 + 1/2 O2 –to→ H2O; ΔH= -285,83KJ. Để tạo ra 9g H2O phản ứng đã thoát ra một nhiệt lượng là:
A. 285,83KJ B. 571,66KJ
C. 142,915KJ D. 2572,47KJ
Đáp án: C
Tạo 1 mol H2O (18g) nhiệt lượng thoát ra: 285,83KJ
⇒ Tạo 9g H2O nhiệt lượng thoát ra: (9/18). 285,83 = 142,915KJ
Bài 5: Cho phản ứng oxi hóa – khử:
2KMnO4 –to→ K2MnO4 + MnO2 + O2
Nhận xét nào sau đây đúng về phản ứng trên:
A. Phản ứng trên không phải là phản ứng oxi hóa – khử vì chỉ có 1 chất tham gia phản ứng
B. Là phản ứng oxi hóa – khử nội phân tử
C. Là phản ứng tự oxi hóa
D. Là phản ứng tự khử
Đáp án: B
Bài 6: Loại phản ứng nào sau đây luôn là phản ứng oxi hóa – khử?
A. phản ứng hóa hợp
B. phản ứng phân hủy
C. phản ứng thế
D. phản ứng trao đổi
Đáp án: C
Bài 7: Tiến hành phản ứng phân hủy 1kg glixerol trinitrat (C3H5O9N3) thu được V lít hỗn hợp khí CO2, N2, O2 và hơi nước. Biết ở điều kiện phản ứng 1 mol khí có thể tích 50 lít. Giá trị của V là
A. 1596,9 B. 1652,0 C. 1872,2 D. 1927,3
Đáp án: A
nC3H5O9N3 = 1/227 mol
C3H5O9N3 (1/227) → 3CO2 (3/227) + 3/2N2 (3/454) + 1/2O2 (1/454) + 5/2H2O (5/454 mol)
V = (3/227 + 3/454 + 1/454 + 5/454 ). 103. 50 = 1652 lít
Bài 8: Phản ứng tạo NaCl từ Na và Cl2 có ΔH = -98,25 kcal/mol. Nếu tiến hành phản ứng giữa 46 gam Na với 71 gam Cl2 trong bình kín bằng thép, đặt chìm trong một bể chứa 10 lít nước ở 25oC thì sau phản ứng hoàn toàn nhiệt độ của nước trong bể là (biết nhiệt dung riêng của nước là 4,186 J/g.K và nhiệt lượng sinh ra truyền hết cho nước)
A. 5,350oC B. 44,650oC C. 34,825oC D. 15,175oC
Đáp án: B
nNa = 46/23 = 2 (mol)
nCl2 = 71/71 = 1 (mol)
mH2O = V.D = 10.1 = 10kg
Nhiệt tỏa ra khi cho 2 mol Na tác dụng với 1 mol Cl2 là:
Q = 98,25. 2 = 196,5 (kcal)
Q = mC(T2 – T1) = 10.1 (T2 – T1) = 196,5 ⇒ T2 – T1 = 19,65
T2 = 19,65 + 25 = 44,65 oC
Bài 9: Trong các phản ứng dưới đây, phản ứng nào là phản ứng oxi hóa – khử?
A. NaCl + AgNO3 → AgCl + NaNO3
B. FeCl2 + Zn → ZnCl2 + Fe
C. 2Fe(OH)3 –to→ Fe2O3 + 3H2O
D. Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2 + H2O
Đáp án: B
Bài 10: Phản ứng nào sau đây là phản ứng phân hủy
A. Fe + Cl2 →
B. Cu + AgNO3 →
C. Fe(OH)2 –to→
C. Zn + H2SO4 →
Đáp án: C
Bài 11: Phản ứng nào sau đây là phản ứng oxi hóa – khử?
A. Fe2O3 + 6HNO3 → 2Fe(NO3)3 + 3H2O
B. H2SO4 + Na2O → Na2SO4 + 2H2O
C. Fe2O3 + 3CO → 2Fe + 3CO2
D. 2AgNO3 + BaCl2 → Ba(NO3)2 + 2AgCl ↓
Đáp án: C
Bài 12: Phản ứng nào sau đây vừa là phản ứng hóa hợp, vừa là phản ứng oxi hóa – khử?
A. CaO + H2O → Ca(OH)2
B. 2NO2 → N2O4
C. 2NO2 + 4Zn → N2 + 4ZnO
D. 4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3
Đáp án: D
Bài 13: Phản ứng nào sau đây vừa là phản ứng phân hủy, vừa là phản ứng oxi hóa – khử?
A. NH4NO2 → N2 + 2H2O
B. CaCO3 → CaO + CO2
C. 8NH3 + 3Cl2 → N2 + 6NH4Cl
D. 2NH3 + 3CuO → N2 + 3Cu + 3H2O
Đáp án: A
Bài 14: Phản ứng nào sau đây là phản ứng thế?
A. 4S + 8NaOH → Na2SO4 + 3Na2S + 4H2O
B. Cl2 + 2KBr → 2KCl + Br2
C. 3Zn + 8HNO3 → 3Zn(NO3)2 + 2NO + 4H2O
D. Fe(NO3)2 + AgNO3 → Fe(NO3)3 + Ag
Đáp án: B
Bài 15: Phản ứng nào sau đây là phản ứng thay đổi?
A. SO3 + H2O → H2SO4
B. 2Cu(NO3)2 → 2CuO + 4NO2 + O2
C. CO2 + C → 2CO
D. H2S + CuCl2 → CuS + 2HCl
Đáp án: D
Xem thêm