Giải SBT Hóa học lớp 10 Bài 1: Nhập môn Hóa học
Bài 1.1 trang 3 sách bài tập Hóa học 10:Những nội dung nào dưới đây thuộc đối tượng nghiên cứu của Hóa học?
A. Sự vận chuyển của máu trong hệ tuần hoàn.
B. Sự tự quay của Trái Đất quanh trục riêng.
C. Sự chuyển hóa thức ăn trong hệ tiêu hóa.
D. Sự phá hủy tầng ozone bởi freon – 12.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C và D
Đối tượng nghiên cứu của hóa học là chất và sự biến đổi của chất.
Những nội dung thuộc đối tượng nghiên cứu của hóa học là:
C. Sự chuyển hóa thức ăn trong hệ tiêu hóa.
D. Sự phá hủy tầng ozone bởi freon – 12.
Loại A do sự vận chuyển của máu trong hệ tuần hoàn thuộc đối tượng nghiên cứu của Sinh học.
Loại B do sự tự quay của Trái Đất quanh trục riêng thuộc đối tượng nghiên cứu của Thiên văn học.
Bài 1.2 trang 3 sách bài tập Hóa học 10: Điền từ/ cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong những câu sau:
a) Hóa học là ngành khoa học thuộc lĩnh vực … (1) …, nghiên cứu về thành phần, cấu trúc, tính chất, sự biến đổi của các đơn chất, hợp chất và … (2) … đi kèm những quá trình biến đổi đó.
b) Hóa học kết hợp chặt chẽ giữa lí thuyết và … (1)…, là cầu nối giữa các ngành khoa học tự nhiên khác. Hóa học có … (2) … nhánh chính. Đối tượng nghiên cứu của hóa học là … (3) …
Lời giải:
a) Hóa học là ngành khoa học thuộc lĩnh vực (1) khoa học tự nhiên, nghiên cứu về thành phần, cấu trúc, tính chất, sự biến đổi của các đơn chất, hợp chất và (2) năng lượng đi kèm những quá trình biến đổi đó.
b) Hóa học kết hợp chặt chẽ giữa lí thuyết và (1) thực nghiệm, là cầu nối giữa các ngành khoa học tự nhiên khác. Hóa học có (2) năm nhánh chính. Đối tượng nghiên cứu của hóa học là (3) chất và sự biến đổi của chất.
Bài 1.3 trang 3 sách bài tập Hóa học 10:Tinh bột là nguồn dưỡng chất quan trọng cho cơ thể con người. Các nguyên tố tạo nên tinh bột là
A. H, C, O.
B. C, O, K.
C. O, C, P.
D. C, O, N.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
Tinh bột: (C6H10O5)n
Các nguyên tố cấu tạo nên tinh bột là: H, C, O.
Bài 1.4 trang 3 sách bài tập Hóa học 10:Hãy chỉ ra sự khác nhau về cấu tạo của hai hydrocarbon có cùng công thức phân tử C5H12 sau đây:
Nhiệt độ sôi của hai chất này là bằng nhau hay khác nhau? Vì sao?
Lời giải:
– Sự khác nhau về cấu tạo của hai hydrocarbon có cùng công thức phân tử C5H12:
+ Chất (1) có mạch carbon thẳng.
+ Chất (2) có mạch carbon phân nhánh.
– Nhiệt độ sôi của hai chất này là khác nhau vì chúng có cấu tạo khác nhau.
Bài 1.5 trang 3 sách bài tập Hóa học 10: Em hãy chỉ ra một số lí do để giải thích vì sao bên cạnh việc nhận thức kiến thức hóa học từ sách vở và thầy cô thì các hoạt động khám phá thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học cũng như vận dụng các kiến thức hóa học vào thực tiễn lại có ý nghĩa quan trọng trong việc học tập môn Hóa học. Nêu ví dụ minh họa.
Lời giải:
Một số lí do để giải thích:
– Hoạt động nhận thức kiến thức hóa học mới có tính một chiều, mới trả lời được câu hỏi “học để biết”.
Ví dụ: Thông qua nhận thức kiến thức học sinh biết ở điều kiện thường, nước có công thức phân tử là H2O, là chất lỏng, không màu, không mùi, không vị; dưới áp suất 1 atm, nước sôi ở 100oC.
– Hoạt động khám phá thế giới xung quanh ta dưới “góc nhìn hóa học” cho thấy ý nghĩa, vai trò quan trọng của hóa học trong thế giới tự nhiên.
Ví dụ: Thông qua khám phá thế giới xung quanh học sinh biết nước chiếm khoảng 70% khối lượng cơ thể; biển bao phủ khoảng 70% diện tích bề mặt Trái Đất; tất cả các sinh vật sống đều cần có nước. Do vậy, có thể nói rằng, sự xuất hiện của nước trên các hành tinh xa xôi là dấu hiệu có thể tồn tại sự sống.
– Hoạt động vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn cho thấy việc học là có ích cho bản thân và xã hội, trả lời được câu hỏi “học để làm”.
Ví dụ: Hiện nay, nguồn nước giếng khoan vẫn được nhiều hộ gia đình sử dụng làm nguồn nước sinh hoạt chính, đặc biệt là những khu vực lân cận chưa có nguồn cấp nước từ các công trình nước hoặc những hộ gia đình khó khăn không thể mua được nước máy để sử dụng. Tuy nhiên, tình trạng ô nhiễm môi trường cùng với quá trình công nghiệp hóa dẫn đến nguồn nước giếng khoan ngày càng ô nhiễm. Vì vậy, cần vận dụng kiến thức vào việc lắp đặt hệ thống lọc nước giếng khoan để loại bỏ các chất độc hại ra khỏi nguồn nước.
Bài 1.6 trang 3 sách bài tập Hóa học 10: Em hãy trình bày vai trò của hóa học trong thực tiễn. Nêu ra các ví dụ minh họa khác trong sách giáo khoa (SGK).
Lời giải:
Hóa học có vai trò vô cùng quan trọng trong thực tiễn. Một số ví dụ ngoài sách giáo khoa:
– Trong y học: Hóa học giúp nghiên cứu ra chỉ tự tiêu thuận lợi cho việc xử lý các vết khâu, …
– Trong may mặc: Hóa học giúp nghiên cứu ra các loại phẩm nhuộm bền màu, lành tính; các loại tơ sợi dai, bền, mẫu mã đa dạng, …
– Hóa học phóng xạ: Nghiên cứu và sử dụng sự phân rã hạt nhân cho các quá trình sinh hóa, lí hóa, …
– Trong nông nghiệp: Hóa học giúp nghiên cứu ra các loại phân bón, các loại thuốc bảo vệ thực vật an toàn, lành tính với con người và môi trường, …
Xem thêm các bài giải SBT Hoá học lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 1: Nhập môn Hóa học
Bài 2: Các thành phần của nguyên tử
Bài 3: Nguyên tố hóa học
Bài 4: Mô hình nguyên tử và orbital nguyên tử
Bài 5: Lớp, phân lớp và cấu hình electron