Giáo án Hóa học 10 Chân trời sáng tạo bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại (chỉ từ 20k cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):
B1: – –
B2:
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài
Trường THPT …………. Tổ: ………………….. |
Họ và tên giáo viên …………………………… |
|||
BÀI 7: ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN Ý NGHĨA BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC |
||||
Tuần: |
Tiết: |
Ngày soạn: |
Thời gian thực hiện: 2 tiết |
|
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực chung
– Tự học, tự chủ: Chủ động, tích cực tìm hiểu định luật tuần hoàn và bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
– Giao tiếp, hợp tác: Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của giáo viên; Đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia trình bày và báo cáo.
– Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề bài học để hoàn thiện nhiệm vụ học tập.
2. Năng lực hóa học
– Nhận thức hóa học: Phát biểu được định luật tuần hoàn.
– Tìm hiểu thế giới dưới góc độ hóa học: Dự đoán được những tính chất hóa học cơ bản của các chất trên cơ sở qui luật biến thiên của bảng tuần hoàn.
– Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Biết vị trí của một số nguyên tố trong bảng tuần hoàn, có thể suy ra cấu tạo nguyên tử của nguyên tố đó và ngược lại; Trình bày được ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, mối liên hệ giữa vị trí (trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học) với tính chất và ngược lại.
3. Phẩm chất
– Chăm chỉ: Tham gia tích cực các hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân, có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập hóa học.
– Trách nhiệm: Hình thành thói quen tư duy và vận dụng các kiến thức hóa học đã học vào cuộc sống.
– Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập hoá học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
– Thiết kế phiếu học tập;
– Ảnh phóng to Bảng 7.1 SGK Hoá học 10.
2. Học sinh
– Sách giáo khoa, sách bài tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Gợi hứng thú ở HS, giúp HS xác định được mục tiêu của bài học.
b. Nội dung: GV sử dụng câu hỏi mở đầu trong SGK để dẫn dắt vào bài mới.
c. Sản phẩm: HS hình thành được động cơ học tập.
d. Tổ chức thực hiện:
– GV đặt vấn đề: Fluorine được sử dụng làm chất oxi hóa cho nhiên liệu lỏng dùng trong tên lửa. Fluorine (F) là một nguyên tố hóa học có số hiệu nguyên tử bằng 9, thuộc chu kì 2, nhóm VIIA. Từ vị trí của fluorine trong bảng tuần hoàn, có thể dự đoán được tính chất hóa học cơ bản của fluorine không? Khả năng phản ứng của fluorine như thế nào? Tương tự chúng ta dự đoán với các nguyên tố khác ra sao? Bài học ngày hôm nay sẽ giúp chúng ta giải quyết được vấn đề này.
– HS lắng nghe, hình thành động cơ học tập.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
1. Hoạt động 1: Tìm hiểu sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron của các nguyên tố nhóm A và định luật tuần hoàn.
a. Mục tiêu: Phát biểu được định luật tuần hoàn.
b. Nội dung: Quan sát bảng 7.1 SGK và nhận xét sự biến đổi cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tố nhóm A theo chu kì và nhóm, từ đó khái quát nên định luật tuần hoàn.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập – GV yêu cầu HS hoạt động cặp đôi thực hiện các nhiệm vụ sau: PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 1. Quan sát bảng 7.1 sgk và nhận xét sự biến đổi cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tố nhóm A theo chu kì và nhóm. 2. Phát biểu nội dung của định luật tuần hoàn? 3. Hãy nêu xu hướng biến đổi tính chất của các nguyên tố, đơn chất và hợp chất trong bảng tuần hoàn để minh họa nội dung của định luật tuần hoàn? – HS hoạt động thảo luận cặp đôi. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ – GV theo dõi và hỗ trợ cho nhóm HS. – HS thảo luận và ghi câu trả lời vào PHT. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận – GV yêu cầu đại diện một nhóm báo cáo kết quả PHT số 1. – HS: Báo cáo sản phẩm thảo luận của nhóm; Nhận xét sản phẩm của nhóm khác. Bước 4: Kết luận và nhận định – GV nhận xét và chốt kiến thức. |
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 1. Với các nguyên tố nhóm A trong bảng tuần hoàn: – Trong một chu kì, theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân, số electron lớp ngoài cùng tăng dần từ 1 đến 8 (trừ chu kì 1). – Trong một nhóm, các nguyên tử có số electron lớp ngoài cùng bằng nhau (trừ nhóm VIIIA – He). 2. Định luật tuần hoàn: Tính chất của các nguyên tố, đơn chất cũng như thành phần tính chất của hợp chất được cấu tạo từ các nguyên tố đó biến đổi một cách tuần hoàn theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần. 3.
|
|
…………………………………………
…………………………………………
…………………………………………
Tài liệu có 6 trang, trên đây trình bày tóm tắt 3 trang của Giáo án Hóa hoc 10 Chân trời sáng tạo Bài 7: Định luật tuần hoàn – ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
Xem thêm các bài giáo án Hóa học lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Giáo án Bài 6: Xu hướng biến đổi một số tính chất của nguyên tử các nguyên tố, thành phần và một số tính chất của hợp chất trong một chu kỳ và nhóm
Giáo án Bài 7: Định luật tuần hoàn. Ý nghĩa bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
Giáo án Bài 8: Quy tắc octet
Giáo án Bài 9: Liên kết ion
Giáo án Bài 10: Liên kết cộng hóa trị
Để mua Giáo án Hóa học 10 Chân trời sáng tạo năm 2023 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ https://tailieugiaovien.com.vn/