Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
BÀI 18: PHÂN LOẠI PHẢN ỨNG TRONG HÓA HỌC VÔ CƠ
Hóa học lớp 10
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
– Liệt kê được phản ứng hóa học được chia làm 2 loại: phản ứng oxi hóa khử và không phải phản ứng oxi hóa khử.
– Nêu được khái niệm phản ứng oxi hóa khử và phản ứng không phải oxi hóa khử.
– Phân biệt được 4 loại phản ứng: phản ứng hóa hợp, phản ưng trao đổi, phản ứng phân hủy, phản ứng thế.
2. Kĩ năng
– Nhận biết được một số phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hóa- khử dựa vào sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tố.
– Rèn kĩ năng cân bằng PTHH của phản ứng OXH- khử và cách xác định số OXH của các nguyên tố trong phản ứng.
3. Thái độ
– Rèn luyện cho học sinh thái độ yêu thích môn hóa học.
– Nghiêm túc trong hoạt động nhóm, có tinh thần học tập, tinh thần học tập cao.
– Hình thành cho HS năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề.
4. Năng lực:
– Năng lực nhận thức kiến thức hóa học
II. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
1. Phương pháp:
– Sử dụng bài tập hóa học.
– Pp đàm thoại.
2. Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật đặt câu hỏi
III. Chuẩn bị
1. Giáo viên.
– Sách giáo khoa hóa 10 cơ bản.
– Giáo án.
– Phiếu bài tập.
2. Học sinh: học bài cũ và chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp.
IV. Tiến trình dạy học.
Hoạt động |
Mục tiêu, pp và kĩ thuật dạy học |
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của HS |
HĐ1: Phân loại các loại phản ứng hóa học theo kiến thức đã học từ lớp 8 (15 phút) |
-Mục tiêu: nhận biết được các loại phản ứng hóa học. -PP: sử dụng bài tập hóa học -KT: đặt câu hỏi |
-GV: phát phiếu bài tập và yêu cầu học sinh thực hiện yêu cầu 1: Cân bằng PTHH trong phiếu bài tập số 1 trong 10 phút? -GV: Dựa vào kiến thức đã học ở lớp 8, các em hãy xếp các PƯHH trong phiếu vào bảng 1? |
-HS làm yêu cầu 1: Cân bằng PTHH theo nhóm 4 người
-HS: xếp các PƯHH vào bảng 1.
|
HĐ2: Phân loại phản ứng hóa học theo kiến thức mới (20 phút) |
-Mục tiêu: +Phân biệt được 4 loại phản ứng: phản ứng hóa hợp, pư trao đổi, pư phân hủy, pư thế. +Liệt kê được phản ứng hóa học được chia làm 2 loại: phản ứng oxi hóa khử và không phải phản ứng oxi hóa khử. +Nêu được khái niệm của phản ứng oxi hóa khử và phản ứng không phải phản ứng oxi hóa khử. -PP: sử dụng bài tập hóa học, đàm thoại phát hiện. -KT: đặt câu hỏi |
-GV: chọn các PTHH thuộc 4 loại phản ứng trong phiếu bài tập và yêu cầu học sinh lên bảng xác định số OXH các nguyên tố và cân bằng các ptrinh đó. -GV: hãy nhận xét sự thay đổi số OXH trong các phương trình trên?
-GV: Yêu cầu HS rút ra kết luận về sự thay đổi số OXH trong phản ứng hóa hợp, PƯ phân hủy, pư thế, pư trao đổi.
-GV: Khái quát lại câu trả lời của học sinh
-GV: Dựa vào số Oxh, người ta chia phản ứng thành mấy loại? hãy kể tên
|
-HS: lên bảng cân bằng PTHH
-HS: có phản ứng thay đổi, có phản ứng không thay đổi số OXH.
-HS: Kết luận: +pư hóa hợp,pư phân hủy: số Oxh có thể thay đổi hoặc không +pư thế: luôn có sự thay đổi số Oxh +pư trao đổi: số Oxh của các nguyên tố không thay đổi. -HS: nghe và ghi chép
-HS: 2 loại: +pưhh có sự thay đổi số Oxh gọi là pư oxh-khử +pưhh không có sự thay đổi số Oxh không phải là pư Oxh-khử |
HĐ3: HS làm bài tập củng cố ( 8 phút) |
-Mục tiêu: học sinh vận dụng được kiến thức vừa học để làm bài tập. -PP: sử dụng bài tập hóa học
|
-GV: dựa vào kiến thức vừa học, các em hãy hoàn thành phiếu học tập số 2. |
-HS: hoàn thành phiếu học tập số 2 theo cá nhân |
PHIẾU BÀI TẬP SỐ 1
1. Cân bằng các phương trình hóa học sau:
a. KClO3KCl +O2
b. Cl2+ NH3 HCl + N2
c. H2 + O2H2O
d. Cu + AGNO3CuNO2+Ag
e. Fe + O2Fe2O3
f. AlCl3+ KOH Al(OH)3+ KCl
g. P2O5 +H2O H3PO4
h. Zn + HCl ZnCl2 +H2
i. KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2
k. FeS + HCl FeCl2 +H2S
l. Cu(OH)2 CuO+H2O
m. CuCl2+AgNO3Cu(NO3)2+AgCl
2. Phân loại các phương trình hóa học trên vào 4 loại phản ứng đã học từ lớp 8 và điền vào bảng 1:
Phản ứng hóa hợp |
Phản ứng phân hủy |
Phản ứng thế |
Phản ứng trao đổi |
|
|
|
|
3. Nhận xét về sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tố trong phản ứng hóa hợp, phản ứng phân hủy, phản ứng thế, phản ứng trao đổi:
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
PHIẾU BÀI TẬP SỐ 2
(Cùng ôn lại bài hôm nay nhé các em! )
Câu 1: Cho các phản ứng sau:
A. Al4Cl3 +H2O Al(OH)3+CH4
B. Na + H2O NaOH + H2
C. Fe2O3+CO Fe + CO2
D. F2 + H2O HF + O2
Cân bằng các phản ứng hóa học trên và chỉ ra phản ứng nào KHÔNG là phản ứng oxi hóa – khử?
Câu 2: Viết phương trình hóa học biểu diễn các chuyển đổi sau:
Trong các phản ứng trên, phản ứng nào là phản ứng oxi hóa – khử?
Xem thêm