Giáo án Hóa học 10 Cánh diều bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại (chỉ từ 20k cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):
B1: – –
B2:
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
Trường: …………………….. Tổ: …………………………. |
Họ tên giáo viên dạy: ……………………………… |
BÀI 13. PHẢN ỨNG OXI HÓA – KHỬ (4 tiết)
I. MỤC TIÊU
1) Kiến thức
Học xong bài này, học sinh có thể:
– Nêu được khái niệm và xác định được số oxi hóa của nguyên tử các nguyên tố trong hợp chất.
– Nêu được khái niệm về phản ứng oxi hóa – khử và ý nghĩa của phản ứng oxi hóa – khử.
– Mô tả được một số phản ứng oxi hóa – khử quan trọng gắn liền với cuộc sống.
– Cân bằng được phản ứng oxi hóa – khử bằng phương pháp thăng bằng electron.
2) Năng lực
a) Năng lực chung
– Năng lực tự chủ và tự học: học sinh xác định đúng đắn động cơ, thái độ học tập, tự đánh giá và điều chỉnh được kế hoạch học tập; tự nhận ra được những sai sót và khắc phục.
– Năng lực giao tiếp: tiếp thu kiến thức, trao đổi học hỏi bạn bè thông qua việc thực hiện nhiệm vụ các hoạt động cặp đôi, nhóm; có thái độ tôn trọng, lắng nghe, có phản ứng tích cực trong giao tiếp.
– Năng lực hợp tác: học sinh xác định được nhiệm vụ của tổ/nhóm, trách nhiệm của bản thân, đề xuất được những ý kiến đóng góp, góp phần hoàn thành nhiệm vụ học tập.
b) Năng lực chuyên biệt
– Năng lực nhận thức hóa học:
+ Nêu được khái niệm và xác định được số oxi hóa của nguyên tử các nguyên tố trong hợp chất.
+ Nêu được khái niệm về phản ứng oxi hóa – khử và ý nghĩa của phản ứng oxi hóa – khử.
+ Mô tả được một số phản ứng oxi hóa – khử quan trọng gắn liền với cuộc sống.
+ Cân bằng được phản ứng oxi hóa – khử bằng phương pháp thăng bằng electron.
– Năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học: Thông qua hoạt động khai thác vốn kiến thức, kĩ năng đã học ở THCS, vốn kiến thức thực tế và đọc thông tin trong SGK để tìm hiểu được về phản ứng oxi hoá – khử.
– Năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Vận dụng được kiến thức, kĩ năng vào việc cân bằng phản ứng oxi hoá – khử và mô tả một số phản ứng oxi hoá khử quan trọng gắn liền với cuộc sống.
3) Phẩm chất
– Yêu nước: nhận biết được vẻ đẹp của tự nhiên, của đất nước thông qua bộ môn Hóa học.
– Trách nhiệm: nghiêm túc thực hiện các nhiệm vụ học tập được giao đúng tiến độ.
– Trung thực: thành thật trong việc thu thập các tài liệu, viết báo cáo và các bài tập.
– Chăm chỉ: tích cực trong các hoạt động cá nhân, tập thể.
– Nhân ái: quan tâm, giúp đỡ, chia sẻ những khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
– Giáo viên: Chuẩn bị tư liệu, hình ảnh có liên quan đến bài học; thiết kế các phiếu học tập, giấy A3.
– Ôn tập bài cũ và chuẩn bị bài mới.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a) Mục tiêu: Tạo tình huống có vấn đề và tâm lý hứng thú cho HS khi bắt đầu bài học mới.
b) Nội dung: Từ sự quan sát thực tế để nêu được một số hiện tượng trong thực tế có liên quan đến phản ứng oxi hoá – khử.
c) Tổ chức thực hiện:
– GV chiếu hình ảnh một số đồ vật bị gỉ trong tự nhiên:
Sau đó yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau:
(1) Cho biết sự gỉ diễn ra nhanh hay chậm. Phản ứng hoá học nào đã diễn ra trong quá trình đó?
(2) Trong quá trình này, hãy cho biết nguyên tử nguyên tố nào nhường electron, nguyên tử nguyên tố nào nhận electron. Giải thích.
– GV hướng dẫn để HS xác định nhiệm vụ học tập của bài.
d) Sản phẩm: Câu trả lời của HS (có thể chưa đầy đủ, chính xác, GV dựa vào câu trả lời định hướng vào bài mới).
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Tìm hiểu về số oxi hóa a) Mục tiêu: – Nêu được khái niệm và xác định được số oxi hóa của nguyên tử các nguyên tố trong hợp chất. – Rèn năng lực hợp tác và năng lực sử dụng ngôn ngữ: Diễn đạt, trình bày ý kiến, nhận định của bản thân. b) Nội dung: HS nghiên cứu SGK, hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm, dưới sự tổ chức và hướng dẫn của GV hoàn thành nội dung phiếu học tập số 1. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Nghiên cứu sách giáo khoa và hoàn thành các câu hỏi sau: Câu 1. Phát biểu khái niệm số oxi hóa? Câu 2. Trình bày các quy tắc xác định số oxi hóa? Câu 3. Xác định số oxi hoá của mỗi nguyên tử nguyên tố trong: N2; Fe2O3; NO3–; Al3+; NH4+? Câu 4. Vẽ sơ đồ tư duy về cách xác định số oxi hóa? c) Sản phẩm: HS hoàn thành các nội dung trong phiếu học tập số 1. d) Tổ chức thực hiện: |
|
Hoạt động của GV và HS |
Sản phẩm dự kiến |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ – Gv phát phiếu học tập số 1 giao nhiệm vụ cho hs. – HĐ cá nhân: HS độc lập nghiên cứu sgk và hoàn thành nội dung phiếu học tập số 2, mỗi HS ghi câu trả lời của mình vào 1 mảnh giấy màu nhỏ dán xung quanh tờ giấy A3 của nhóm. – HĐ nhóm: (Sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn) HS thảo luận nhóm để hoàn thành nội dung trong phiếu học tập số 1, ghi sản phẩm của nhóm sau khi đã thảo luận thống nhất vào tờ giấy A3 của nhóm mình. – GV theo dõi, quan sát mọi hoạt động của học sinh, kịp thời phát hiện những vướng mắc, khó khăn của học sinh để có biện pháp xử lý. – HĐ chung cả lớp: GV mời 4 nhóm treo kết quả của mình lên bảng, GV mời từng nhóm trình bày, các nhóm khác tham gia phản biện. GV chốt lại kiến thức. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS: hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm hoàn thành các nội dung trong phiếu học tập số 1. Bước 3: Báo cáo, thảo luận – GV gọi đại diện các nhóm báo cáo sản phẩm của nhóm mình. – Các nhóm khác phản biện, góp ý. Bước 4: Kết luận, nhận định – Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. – Giáo viên chốt lại kiến thức, nhận xét, đánh giá. |
I. Số oxi hóa 1. Khái niệm số oxi hóa Số oxi hóa của một nguyên tử một nguyên tố trong hợp chất là điện tích của nguyên tử nguyên tố đó với giả định đây là hợp chất ion. 2. Cách xác định số oxi hóa của nguyên tử các nguyên tố trong hợp chất Cách 1: Dựa theo số oxi hoá của một số nguyên tử đã biết và điện tích của phân tử hoặc ion: – Quy tắc 1: + Số oxi hóa của nguyên tử nguyên tố trong đơn chất bằng 0. + Trong các hợp chất: Số oxi hóa của H là +1 (trử một số hydride NaH, CaH2,..); Số oxi hóa của O là -2 (trừ một số trường hợp như OF2, H2O2,…); Số oxi hóa của các kim loại kiềm (nhóm IA: Li, Na, K,…) luôn là +1, kim loại kiềm thổ (nhóm IIA: Be, Mg, Ca, Ba,…) luôn là +2, số oxi hóa của Al luôn là +3. – Quy tắc 2: Tổng số số oxi hóa của các nguyên tử trong phân tử bằng 0, trong một ion đa nguyên tử bằng chính điện tích của ion đó. 3. Ví dụ
4. Sơ đồ tư duy |
Hoạt động 2: Một số khái niệm về phản ứng oxi hóa – khử a) Mục tiêu: – Nêu được các khái niệm: Chất khử, chất oxi hoá, quá trình khử, quá trình oxi hóa và phản ứng oxi hoá – khử – Xác định được số oxi hóa của các nguyên tố trong phương trình phản ứng – Viết được các quá trình thể hiện sự thay đổi số oxi hóa. b) Nội dung: HS nghiên cứu SGK, hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm, dưới sự tổ chức và hướng dẫn của GV hoàn thành nội dung phiếu học tập số 2. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Điền từ hoặc cụm từ vào chỗ trống để hoàn thành các câu 1, 2 sau: Câu 1. Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng hóa học, trong đó có …(1)……… số oxi hóa của ít nhất một nguyên tố hoá học. Câu 2. – Chất khử (chất bị oxi hoá) là chất…(2)………… electron. – Chất oxi hóa (chất bị khử) là chất…(3)…………… electron. – Quá trình oxi hóa là quá trình…(4)………………… electron. – Quá trình khử là quá trình…(5)……………………… electron. Câu 3. Hãy chỉ ra chất khử, chất oxi hoá, quá trình khử, quá trình oxi hoá trong phương trình phản ứng: 4Al + 3O2 → 2Al2O3. c) Sản phẩm: HS hoàn thành các nội dung trong phiếu học tập số 2. d) Tổ chức thực hiện |
…………………………………………
…………………………………………
…………………………………………
Tài liệu có 15 trang, trên đây trình bày tóm tắt 6 trang của Giáo án Hóa hoc 10 Cánh diều Bài 13: Phản ứng oxi hóa – khử.
Xem thêm các bài giáo án Hóa học lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Giáo án Bài 12: Liên kết hydrogen và tương tác van der Waals
Giáo án Bài 13: Phản ứng oxi hóa – khử
Giáo án Bài 14: Phản ứng hóa học và enthalpy
Giáo án Bài 15: Ý nghĩa và cách tính biến thiên enthalpy phản ứng hóa học
Giáo án Bài 16: Tốc độ phản ứng hóa học
Để mua Giáo án Hóa học 10 Canh diều năm 2023 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ https://tailieugiaovien.com.vn/