Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
Tiết 60 Bài 13: Clo( tiết 2)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức, thái độ, kỹ năng.
– Nêu được một số ứng dụng và phương pháp điều chế, thu khí Clo
– Tính được thể tích của Clo
2. Các năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh.
– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Năng lực hợp tác.
– Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học. Năng lực thực hành hóa học.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên.
Chuẩn bị: Sổ tay lên lớp, Clip thí nghiệm
2. Học sinh.
– Ôn lại: Tính chất hóa học chung của oxi và hiđro.
III. Tổ chức các hoạt động dạy học.
1. Ổn định tổ chức
2. Khởi động vào bài.
Tổ chức trò vòng quay may mắn
Câu hỏi:
1/ Nêu tính chất hóa học của Clo.
2/ Nêu cách thu khí hiđro và oxi ?
GV nêu câu hỏi: – HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung, GV nhận xét và vào bài mới: Vậy Clo có ứng dụng và thu bằng phương pháp nào ? bài hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.
3. Bài mới:
Hoạt động 1- Mục tiêu:
– Nêu được một số ứng dụng của clo.
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức
GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân: Quan sát hình 13.6- trang 89, cho biết clo có những ứng dụng nào trong thực tế
Hs: tìm hiểu và chia sẻ
Gv: nhận xét và chốt kiến thức III. Ứng dụng của clo (HDH-89)
Dự kiến sản phẩm học sinh
– Nước clo dùng khử trùng nước sinh hoạt trong nhà máy nước.
– Tẩy trắng vải sợi, bột giấy….
– Điều chế nước Gia – ven, clorua vôi…
– Điều chế nhựa PVC, chất dẻo, chất màu…
Hoạt động 2-Mục tiêu:
– Nêu được một số ứng dụng và phương pháp điều chế, thu khí Clo
GV yêu cầu HS hoạt động cặp
Đọc thông tin và quan sát hình ảnh 13.7 và 13.8 trả lời câu hỏi sau
Câu 1:
a/ Viết phương trình điều chế khí Clo trong phòng thí nghiệm.
b/ Tại sao khí Clo thu được bằng phương pháp đẩy không khí , để ngửa bình ? có thu clo bằng cách đẩy không khí, để úp bình hoặc đẩy nước được không ? Tại sao ? IV. Điều chế khí clo
a/ Trong phòng thí ngiệm:
a1/Phương pháp: Đun nóng nhẹ dd HCl đậm đặc với các chất có tính oxi hóa mạnh như MnO2, KMnO4…
PT:4HCl + MnO2 MnCl2 + Cl2 + 2H2O
a2/ Cách thu khí: Clo thu được bằng phương pháp đẩy không khí , để ngửa bình vì Clo nặng hơn không khí
Câu 2:
a/ Viết phương trình điều chế khí Clo trong công nghiệp.
b/ Trong công nghiệp, vì sao lại phải có màng ngăn xốp giữa hai điện cực ?
HS hoạt động nhóm
Gv: Quan sát và giúp đỡ học sinh gặp khó khăn.
Đại diện nhóm lên báo cáo kết quả, các cặp khác nhận xét, bổ sung
GV nhận xét, kết luận b/ Trong công nghiệp:
Phương pháp: điện phân dung dịch NaCl bão hòa có màng ngăn xốp
PT: 2NaCl + 2H2O Cl2 + H2 + 2NaOH
Gv: Yêu cầu hs hđ nhóm làm bài 3 trang 91
Hs làm bài
Gv: Quan sát và giúp đỡ hs
Đại diện nhóm lên báo cáo kết quả, các cặp khác nhận xét, bổ sung
GV nhận xét, kết luận
Bài 3: trang 91
Tính khối lượng MnO2 cần dùng để điều chế được lượng Clo phản ứng vừa đủ với 5,6 gam sắt.
Tóm tắt:
MnO2
m=?
M=55+16.2= 87
Cl2
Bài làm:
ADCT:
PT (1)
TPT 2 3 2
Tb 0,1mol x
PT 4HCl + MnO2 MnCl2 + Cl2 + 2H2O (2)
TPT 4 1 1 1 2
Tb y 0,15mol
Khối lượng MnO2: ADCT: (g)
VD: Tính khối lượng HCl cần dùng để điều chế được lượng Clo phản ứng vừa đủ với 11,2 gam sắt.
4. Củng cố:
– Nêu ứng dụng và phương pháp điều chế khí Clo trong PTN ?
5. Hướng dẫn về nhà:
a/ Hướng dẫn học bài cũ:
– Phương pháp điều chế khí Clo trong PTN ?
b/ Chuẩn bị bài mới:
– Nêu tính chất hóa học chung của phi kim (3 tính chất)
– Tính chất hóa học của hiđro (trang 27)
Xem thêm