Bài tập về nhóm Halogen
NHẬN BIẾT:
Câu 1: Nhóm halogen bao gồm các nguyên tố:
A. F, Cl, Br, I. B. Cl, S, O, Si. C.Cl, Br, Fe, I. D. O, S, Cl, N.
Câu 2: Chất nào sau đây tác dụng được với H2 ngay cả khi ở trong bóng tối và ở nhiệt độ rất thấp?
A. F2 B. Cl2 C. Br2 D. I2
Câu 3: Khi nung nóng, iot biến thành hơi không qua trạng thái lỏng. Hiện tượng này được gọi là
A. Sự bay hơi B. Sự chuyển trạng thái
C. Sự thăng hoa D. Sự phân hủy
Câu 4: Phản ứng nào có thể xảy ra được?
A. I2 + KCl B. I2 + KBr C. Br2 + KI D. Br2 + KCl
Câu 5: Để nhận biết iot, ta dùng
A. hồ tinh bột. B. quỳ tím. C. dung dịch AgNO3. D. dung dịch HCl.
Câu 8: Đặc điểm nào dưới đây là đặc điểm chung của đơn chất halogen?
A. Ở điều kiện thường là chất khí.
B. Có tính oxi hóa mạnh.
C. Vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.
D. Tác dụng mạnh với nước.
Câu 9: Ở điều kiện thường, chất khí nào sau đây có màu lục nhạt?
A. F2 B. Cl2 C. Br2 D. O2
Câu 10: Nguyên tố có độ âm điện lớn là
A. clo. B. brom. C. iot. D. flo.
THÔNG HIỂU:
Câu 11: Phản ứng nào không thể xảy ra:
2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3
Cl2 + 2KI → 2KCl + I2
2Fe + 3I2 → 2FeI3
H2O + Cl2 ↔ HClO + HCl
Câu 10: Dãy các đơn chất halogen nào sau đây được xếp theo thứ tự tính oxi hóa tăng dần?
A. F2, Cl2, Br2, I2 B. Cl2, Br2, I2, F2 C. Cl2, F2, Br2, I2 D. I2, Br2, Cl2, F2
Câu 11: Xét phản ứng: HCl + KMnO4 → Cl2 + MnCl2 + H2O + KCl
Trong phản ứng này vai trò của HCl là
A.Chất oxi hóa.
B.Vừa là chất oxi hóa, vừa là chất khử.
C.Chất tạo môi trường.
D. Chất khử.
Câu 12: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Clo tác dụng với tất cả các kim loại.
B. Ở điều kiện thường, iot tồn tại ở thể lỏng.
C. Clo có tính oxi hóa mạnh hơn Iot.
D. Flo có tính oxi hóa yếu hơn clo.
Câu 13: Trộn dung dịch chứa a gam HBr với dung dịch chứa a gam NaOH. Nhúng giấy quỳ tím vào dung dịch thu được, màu của quỳ tím sẽ là
A. chuyển sang màu đỏ. B. chuyển sang màu xanh.
C. không đổi màu. D. mất màu.
Câu 14: Trường hợp nào không xảy ra phản ứng hóa học?
A. Fe tác dụng NaI tạo ra sắt (II)iotua.
B. Cho I2 vào dung dịch NaBr.
C. Sục khí Cl2 vào dung dịch NaBr.
D. Sục khí Cl2 vào dung dịch FeCl2.
VẬN DỤNG THẤP:
Câu 15: Cho 15,8g KMnO4 tác dụng hoàn toàn với dung dịch HBr đặc, dư. Thể tích khí thu được ở đktc là
A. 2,24 lít. B. 5,6 lít. C. 3,36 lít. D. 4,48 lít.
Câu 16: Cho 1,27g iot tác dụng vừa đủ với lượng sắt thu được m g muối. Khối lượng muối thu được là
A. 15,5g. B. 1,55g. C. 3,1g. D. 31g.
Câu 17: Dẫn V lít khí clo qua dd muối natribromua dư thu được 48g brom, biết khí đo được ở điều kiện tiêu chuẩn. Giá trị của V là
A. 6,72. B. 6,67. C. 13,44. D. 3,36.
Câu 18: Cho 10,5g NaI vào 50ml dd nước brom 0,5M. Khối lượng NaBr thu được là
A. 3,45g B. 4,67g C. 5,15g D. 8,75g
Câu 19: Khi cho m (g) kim loại canxi tác dụng hoàn toàn với 17,92 lít khí X2 (dktc) thì thu được 88,8 g muối halogenua. X2 là chất nào?
A. Cl2 B. I2 C. Br2 D. F2
VẬN DỤNG CAO :
Câu 20: Cho 8,7 gam MnO2 tác dụng hết với dung dịch HCl đặc, dư thu được khí X. Cho 13 gam kẽm tác dụng với dd HCl dư thu được khí Y. Trộn toàn bộ X với Y, rồi đốt nóng trong bình kín đến phản ứng hoàn toàn, sau đó hòa tan hết sản phẩm thu được vào 100g nước thi thu được dd Z. Tính nồng độ % chất tan trong Z?
A. 6,8%. B. 7,3%. C. 14,6%. D. 12,74%.
Xem thêm