Giải bài tập KHTN 9 Bài 31: Ứng dụng một số tài nguyên trong vỏ Trái Đất
Mở đầu trang 149 Bài 31 KHTN 9: Đá vôi, cát, đất sét thường được sử dụng để tạo các sản phẩm nào sau đây?
Trả lời:
Đá vôi thường được dùng để sản xuất xi măng.
Cát thường được dùng để sản xuất chai thủy tinh.
Đất sét thường được dùng để sản xuất cối và chày trong phòng thí nghiệm.
Câu hỏi 1 trang 149 KHTN 9: Hoàn thành phương trình hóa học minh họa sơ đồ phản ứng ở hình 31.4
Trả lời:
Phương trình hóa học:
CaCO3 CaO + CO2
CaO + H2O → Ca(OH)2
Câu hỏi 2 trang 150 KHTN 9: Vì sao đá vôi, vôi sống và vôi tôi đều có thể làm giảm acid trong đất?
Trả lời:
Đá vôi (CaCO3), vôi sống (CaO) và vôi tôi (Ca(OH)2) đều tác dụng được với acid trong đất nên có thể làm giảm acid trong đất.
Câu hỏi 3 trang 150 KHTN 9: Vì sao vôi tôi được dùng để xử lí SO2 trong khí thải? Viết phương trình hoá học của phản ứng xảy ra.
Trả lời:
Vôi tôi được dùng để xử lí SO2 trong khí thải vì nó có khả năng hấp thụ SO2 tạo thành chất kết tủa.
Phương trình hóa học:
Ca(OH)2 + SO2 → CaSO3↓ + H2O
Vận dụng 1 trang 150 KHTN 9: Calcium carbonate được sử dụng làm thuốc. Hãy tìm hiểu và cho biết tác dụng của loại thuốc này.
Trả lời:
Tác dụng: Bổ sung calcium và vitamin D3.
Câu hỏi 4 trang 151 KHTN 9: Liệt kê các ứng dụng của cát, đất sét trong đời sống và trong sản xuất.
Trả lời:
Ứng dụng của cát, đất sét trong đời sống và trong sản xuất là nguyên liệu chính của ngành công nghiệp silicate để sản xuất thủy tinh, đồ gốm, xi măng.
Tìm hiểu thêm trang 151 KHTN 9: Đất sét thường có màu xám. Tìm hiểu để giải thích vì sao gạch và ngói thường có màu “đỏ gạch”.
Trả lời:
Đất sét thường có màu xám nhưng gạch và ngói được sản xuất từ đất sét thường có màu “đỏ gạch” là do sắt oxide có ở trong đất sét gây ra.
Luyện tập 1 trang 152 KHTN 9: Quá trình sản xuất thuỷ tinh, đồ gốm và xi măng có chung các công đoạn nào? Giải thích.
Trả lời:
Quá trình sản xuất thuỷ tinh, đồ gốm và xi măng có chung các công đoạn ban đầu là cần nghiền, phối trộn hỗn hợp nguyên liệu rồi đem nung.
– Giải thích: Việc nghiền, phối trộn hỗn hợp nguyên liệu sẽ giúp các nguyên liệu được trộn đều. Việc đem nung sẽ giúp loại bỏ các thành phần không mong muốn.
Câu hỏi 5 trang 152 KHTN 9: Con người có thể tạo được nhiên liệu hoá thạch không? Giải thích.
Trả lời:
Con người có thể tạo ra được nhiên liệu hóa thạch nhân tạo do ngành công nghiệp của thế giới rất phát triển tuy nhiên việc này lại tốn nhiều thời gian, tiền bạc không những thế còn có thể gây ô nhiễm môi trường.
Câu hỏi 6 trang 152 KHTN 9: Dựa vào thành phần hoá học, giải thích vì sao khi đốt cháy các nhiên liệu hoá thạch luôn phát thải khí carbon dioxide vào bầu khí quyển.
Trả lời:
Nhiên liệu hóa thạch như than, dầu mỏ, … đều là các hydrocarbon nên trong thành phần chắc chắn chứa nguyên tố carbon. Vì vậy, khi đốt các nhiên liệu hóa thạch luôn phát thải khí carbon dioxide vào bầu khí quyển.
Câu hỏi 7 trang 153 KHTN 9: Việc sử dụng các thiết bị ở hình 31.7 có giúp tiết kiệm được nhiên liệu hoá thạch không? Giải thích.
Trả lời:
Việc sử dụng các thiết bị ở hình 31.7 là năng lượng mặt trời, năng lượng gió có giúp tiết kiệm được nhiên liệu hoá thạch vì các nguồn năng lượng này là năng lượng sạch và không phát thải khí gây ô nhiễm.
Luyện tập 2 trang 153 KHTN 9: Viết phương trình hoá học của phản ứng đốt cháy hydrogen. Giải thích vì sao khi được sử dụng làm nhiên liệu thì hydrogen là nhiên liệu sạch (hình 31.8)?
Trả lời:
Phương trình hóa học:
2H2 + O2 2H2O
Khi được sử dụng làm nhiên liệu thì hydrogen là nhiên liệu sạch vì sản phẩm khi đốt cháy chỉ sinh ra hơi nước.
Vận dụng 2 trang 153 KHTN 9: Liệt kê và giải thích một vài tiện ích mà gia đình em có được từ tài nguyên trong vỏ Trái Đất.
Trả lời:
Một số tiện ích mà gia đình em có được từ tài nguyên trong vỏ Trái Đất như:
– Bếp gas sử dụng nhiên liệu hóa thạch giúp cho việc nấu nướng trở nên dễ dàng hơn.
– Các đồ dùng bằng kim loại sắt, nhôm, … sử dụng kim loại từ việc khai thác và chế biến từ các quặng kim loại.
– Đồ trang sức bằng bạc, vàng sử dụng kim loại từ việc khai thác các mỏ kim loại có giá trị.
Xem thêm các bài giải bài tập Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều hay, chi tiết khác:
30. Sơ lược về hoá học vở Trái Đất và khai thác tài nguyên từ vỏ Trái Đất
31. Ứng dụng một số tài nguyên trong vỏ Trái Đất
32. Nguồn carbon. Chu trình carbon. Sự ấm lên toàn cầu
Bài tập (Chủ đề 10)
33. Gene là trung tâm của di truyền học
34. Từ gene đến tính trạng