Giải bài tập Công nghệ lớp 9 Bài 4: Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây nhãn
Khởi động trang 28 Công nghệ 9: Quan sát Hình 4.1 và mô tả một số đặc điểm thực vật học của cây nhãn. Em có biết, quả nhãn được thu hoạch vào tháng nào trong năm?
Trả lời:
– Đặc điểm thực vật học của cây nhãn:
+ Bộ rễ: rễ cọc, ăn sâu và rộng.
+ Thân, cành: cây thân gỗ, nhiều cành, tán rộng.
+ Lá: lá kép lông chim, mọc sole, lá xanh quanh năm.
+ Quả: Hình tròn, võ nhẵn, có màu vàng tươi đến xám.
– Thời gian thu hoạch nhãn: tháng 7, 8.
I. Đặc điểm thực vật học và yêu cầu ngoại cảnh
Khám phá trang 29 Công nghệ 9: Quan sát Hình 4.2 và nêu đặc điểm thực vật học của cây nhãn tương ứng với các ảnh trong hình.
Trả lời:
Đặc điểm thực vật học của cây nhãn:
+ Hoa nhãn: Hoa nhãn mọc thành chùm, có nhiều nhánh, kích thước nhỏ, màu vàng nhạc. Có ba loại hoa: hoa đực, hoa cái và hoa lưỡng tính. Khi thụ phấn thuận lợi, hoa cái và hoa lưỡng tính sẽ tạo thành quả.
+ Lá nhãn: thuộc loại lá kép, mọc sole nhau với từ 6 đến 10 lá chét ở bên, xanh quanh năm.
+ Quả nhãn: hình tròn, vỏ mỏng, dai, màu sắc thay đổi từ xanh vàng lúc non đến vàng nâu khi chín. Thịt màu trắng đục, mọng nước, hạt nhãn hình cầu, màu nâu đen.
Kết nối năng lực trang 30 Công nghệ 9: Sử dụng internet, sách, báo,.. kể tên một số vùng trồng nhãn chính của Việt Nam/p>
Trả lời:
Một số vùng trồng nhãn chính của Việt Nam:
– Hưng Yên
– Sơn La
– Hải Dương
II. Quy trình kĩ thuật trồng và chăm sóc
Khám phá trang 31 Công nghệ 9: Nêu thời vụ trồng nhãn thích hợp ở một số địa phương mà em biết.
Trả lời:
Thời vụ trồng nhãn ở một số địa phương mà em biết:
+ Vùng đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên: trồng từ tháng 6 đến tháng 7.
+ Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ: trồng từ tháng 8 đến tháng 9.
+ Miền Bắc: trồng vụ xuân (tháng 2 đến tháng 4) và vụ thu (tháng 8 đến tháng 10).
Khám phá trang 33 Công nghệ 9: Vì sao khi phân bón cho nhãn lại bón xung quanh gốc cây theo hình chiếu của tán?
Trả lời:
Khi bón phân cho nhãn, ta bón xung quanh gốc cây theo hình chiếu của tán vì bóng cây chiếu tới đâu thì lớp rễ con của cây lan ra đến đó, vì vậy phải bón theo hình chiếu của tán cây để cây hút chất dinh dưỡng từ phân bón nhanh hơn và đầy đủ hơn.
Khám phá trang 35 Công nghệ 9: Giải thích vai trò của việc cẳt tỉa sau khi thu hoạch nhãn
Trả lời:
Cắt tỉa sau khi thu hoạch nhãn giúp cho lá được tiếp xúc đầy đủ ánh sáng và không khí, nâng cao tổng số mặt tích lá hữu hiệu và tăng cường quang hợp giúp tăng năng suất và chất lượng kết quả ở lần thu tiếp theo.
Luyện tập 1 trang 36 Công nghệ 9: Phân tích đặc điểm thực vật học và yêu cầu ngoại cảnh của cây nhãn.
Trả lời:
– Đặc điểm thực vật học:
+ Rễ: rễ cọc, ăn rất sâu và rộng.
+ Thân, cành: Thân gỗ, có nhiều cành và các hệ cành.
+ Lá: kép, mọc sole. Lá non màu đỏ tím hay đỏ nâu, chuyển sang màu xanh khi trưởng thành.
+ Hoa: nhỏ, màu vàng lục, mọc từng chùm ở đầu cành hay nách lá. Hoa nhãn có ba loại: hoa đực, hoa cái, hoa lưỡng tính.
+ Qủa, hạt: hình tròn, vỏ nhẵn, có màu vàng tươi đến vàng xám, thịt quả trắng đục, hạt đen.
– Yêu cầu ngoại cảnh:
+ Nhiệt độ: nhiệt độ thích hợp từ 21 – 27 độ C.
+ Lượng mưa và độ ẩm: Lượng mưa khoảng từ 1200 – 1600ml/năm và độ ẩm không khí từ 70 – 90% => Ưa ẩm nhưng không chịu được úng, rất nhạy cảm với việc ngập nước kéo dài.
+ Ánh sáng: ưa sáng, ánh sáng chiếu được vào bên trong tán giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt.
+ Đất trồng: đất thích hợp là đất cát, pha cát và phù sa ven sông, độ pH từ 5,5 đến 6,4.
+ Gió: tốc độ vừa phải để giúp cây nhãn giao phấn, điều hòa độ ẩm, giảm sâu, bệnh hại…
Luyện tập 2 trang 36 Công nghệ 9: Trình bày kĩ thuật trồng, chăm sóc cây nhãn. Nêu một số biện pháp kĩ thuật kích thích cây nhãn ra hoa, đậu quả.
Trả lời:
* Kĩ thuật trồng cây nhãn:
– Thời vụ: mùa mưa.
– Khoảng cách: cây cách cây và hàng cách hàng 6 m đến 7 m.
– Chuẩn bị hố trồng: Trộn đều phần đất đã đào với phân bón lót, sau đó lấp trở lại hố trồng.
– Trồng cây: tạo hố, xé bỏ túi bầu, đặt cây, lấp đất, nén chặt và vun đất quanh gốc.
* Kĩ thuật chăm sóc cây nhãn:
– Làm cỏ, vun xới: khoảng 2 – 3 lần/ năm.
– Bón phân thúc:
+ Bón lần 1: trộn phân vô cơ với phân hữu cơ bỏ vào rãnh quanh gốc cây.
+ Bón lần sau: hòa tan phân với nước để tưới.
– Tưới nước:
+ Thời kì kiến thiết: định kì 1 – 2 lần/ tuần.
+ Thời kì kinh doanh: tưới nhiều sau bón phân
– Phòng trừ sâu, bệnh hại
* Một số biện pháp kĩ thuật kích thích cây nhãn ra hoa, đậu quả:
– Kích thích ra hoa:
+ Biện pháp cơ giới
+ Sử dụng hóa chất
– Tăng khả năng đậu quả:
+ Bón bổ sung qua lá phân bón đa lượng, vi lượng và chất điều hòa sinh trưởng.
Vận dụng trang 36 Công nghệ 9: Vận dụng kiến thức để thực hiện việc trồng và chăm sóc cây nhãn ở địa phương em.
Trả lời:
* Kĩ thuật trồng:
– Thời vụ
– Khoảng cách
– Chuẩn bị hố trồng
– Trồng cây
* Kĩ thuật chăm sóc:
– Làm cỏ, vun xới
– Bón phân thúc
– Tưới nước
– Biện pháp phòng, trừ sâu, bệnh hại
Xem thêm các bài giải SGK Công nghệ lớp 9 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 1: Giới thiệu chung về cây ăn quả
Bài 2: Nhân giống vô tính cây ăn quả
Bài 3: Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây ăn quả có múi
Bài 4: Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây nhãn
Bài 5: Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây xoài
Bài 6: Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây sầu riêng
Bài 7: Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây chuối
Bài 8: Dự án: Trồng cây ăn quả