Giải bài tập Công nghệ lớp 9 Bài 4: An toàn lao động và an toàn vệ sinh thực phẩm
Khởi động trang 30 Công nghệ 9: Quan sát Hình 4.1 và cho biết, người lao động đang sử dụng những trang bị bảo hộ gì trong quá trình chế biến thực phẩm?
Trả lời:
Người lao động đang sử dụng những trang bị bảo hộ trong quá trình chế biến thực phẩm là:
– Tạp dề.
– Khẩu trang.
– Mũ đội che tóc.
– Găng tay.
I. An toàn lao động trong chế biến thực phẩm
Khám phá trang 31 Công nghệ 9: Quan sát Hình 4.2 về các dụng cụ, thiết bị nhà bếp dưới đây, hãy sắp xếp các dụng cụ thiết bị đó vào từng nhóm theo chức năng trong quá trình sử dụng.
Trả lời:
Sắp xếp các dụng cụ thiết bị đó vào từng nhóm theo chức năng trong quá trình sử dụng:
– Dụng cụ cắt thái: dao, thớt
– Dụng cụ, thiết bị chế biến: bếp từ, xoong (nồi), chảo, bếp gas.
– Dụng cụ đo lường: cân
– Dụng cụ, thiết bị làm sạch: máy rửa bát; khăn lau, găng tay, bình xịt.
– Dụng cụ, thiết bị chứa đựng – bài trí: bát, đĩa, cốc; tủ bếp.
– Dụng cụ nhào trộn: máy đánh trứng
– Dụng cụ, thiết bị bảo quản: tủ lạnh; khay và lọ để gia vị.
Khám phá trang 31 Công nghệ 9: Kể tên một số dụng cụ, thiết bị nhà bếp mà gia đình em đang sử dụng và các lưu ý trong quá trình sử dụng, bảo quản các dụng cụ, thiết bị đó để đảm bảo an toàn lao động.
Trả lời:
Một số dụng cụ, thiết bị nhà bếp mà gia đình em đang sử dụng và các lưu ý trong quá trình sử dụng, bảo quản các dụng cụ, thiết bị đó để đảm bảo an toàn lao động:
Dụng cụ, thiết bị |
Lưu ý khi sử dụng |
Thớt gỗ |
– Tránh tiếp xúc trực tiếp với lửa. – Không ngâm lâu trong nước. – Sau khi sử dụng cần rửa sạch. |
Bếp gas |
– Khóa bình gas sau khi sử dụng. – Sử dụng đúng hướng dẫn của nhà sản xuất. – Lau chùi sạch, để khô ráo sau khi sử dụng |
Bếp điện |
– Không sử dụng khi có dấu hiệu hở điện. – Sử dụng đúng hướng dẫn của nhà sản xuất. – Ngắt điện, lau chùi sạch, để khô ráo khi không sử dụng. |
Khám phá trang 32 Công nghệ 9: Tìm hiểu thông tim từ internet, sách, báo,…và cho biết, người trực tiếp sản xuất thực phẩm tại các nhà hàng, khách sạn,…cần được trang bị bảo hộ như thế nào để đảm bảo an toàn lạo động? Vai trò của mỗi trang bị đó là gì?
Trả lời:
Người trực tiếp sản xuất thực phẩm tại các nhà hàng, khách sạn,…cần được trang bị bảo hộ để đảm bảo an toàn lạo động và vai trò của mỗi trang bị đó là:
STT |
Vị trí việc làm |
Bảo hộ cá nhân |
1 |
Nấu ăn ở bếp ăn tập thể |
– Yếm: chống ướt, bẩn – Ủng: chống trơn trượt – Khẩu trang: lọc bụi |
2 |
Phục vụ bàn ăn |
– Yếm: chống ướt, bẩn. – Khẩu trang: lọc bụi – Găng tay cao su mỏng: giữ vệ sinh |
Khám phá trang 33 Công nghệ 9: Hãy quan sát hình dưới đây và cho viết, để đảm bảo an toàn lao động, người chế biến thực phẩm đã sử dụng những dụng cụ gì và sử dụng để tránh nguy cơ mất an toàn nào.
Trả lời:
Để đảm bảo an toàn lao động, người chế biến thực phẩm đã sử dụng những dụng cụ:
a) Khăn lót tay/ khăn cách nhiệt.
b) Xẻng xúc bánh và găng tay cách nhiệt.
c) Găng tay cách nhiệt.
Kết nối năng lực trang 34 Công nghệ 9: Hãy đánh giá việc đảm bảo an toàn lao động trong chế biến thực phẩm tại gia đình mình. Có thể đánh giá dựa trên các tiêu chí như Bảng 4.2
Trả lời:
Đánh giá việc đảm bảo an toàn lao động trong chế biến thực phẩm tại gia đình em:
STT |
Tiêu chí đánh giá |
Thang điểm đánh giá |
|||
1 |
Đối với người chế biến thực phẩm |
Kĩ thuật sử dụng các dụng cụ, thiết bị nhà bếp |
× |
||
2 |
Kĩ năng phòng cháy chữa cháy, sơ cứu nếu xảy ra hỏa hoạn, tai nạn thương tích |
× |
|||
3 |
Trang bị bảo hộ |
× |
|||
4 |
Đối với bố trí bếp nấu |
Ánh sáng và không gian bếp |
× |
||
5 |
Điều kiện phòng cháy chữa cháy |
× |
II. An toàn vệ sinh thực phẩm trong chế biến thực phẩm
Khám phá trang 35 Công nghệ 9: Kể tên một số tác nhân gây mất an toàn thực phẩm thường gặp.
Trả lời:
Một số tác nhân gây mất an toàn thực phẩm thường gặp:
– Tác nhân sinh học: vi nấm, giun đũa, giun móc.
– Tác nhân hóa học: tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi, chất độc có sẵn trong thực phẩm.
– Tác nhân vật lí: dị vật lông, tóc, xương.
Khám phá 1 trang 36 Công nghệ 9: Quan sát Hình 4.7 và cho biết, trường hợp nào tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm.
Trả lời:
Trường hợp tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm là: hình a và hình c.
Khám phá 2 trang 36 Công nghệ 9: Hãy kể tên một vài trường hợp mất an toàn vệ sinh thực phẩm gây ra hậu quả nghiêm trọng mà em biết.
Trả lời:
Một vài trường hợp mất an toàn vệ sinh thực phẩm gây ra hậu quả nghiêm trọng mà em biết là:
– Sử dụng thực phẩm ôi thiu gây nguy hiểm đến tính mạng.
– Sử dụng thực phẩm nhiễm bệnh.
– Thực phẩm chín để cùng thực phẩm sống.
Khám phá trang 37 Công nghệ 9: Bằng hiểu của bản thân, em hãy mô tả sáu bước rửa tay theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Trả lời:
Mô tả sáu bước rửa tay theo hướng dẫn của Bộ Y tế:
– Bước 1: Làm ướt bàn tay bằng nước, lấy xà phòng và chà 2 lòng bàn tay vào nhau.
– Bước 2: Chà lòng bàn tay này lên mu và kẽ ngoài các ngón tay của bàn tay kia và ngược lại.
– Bước 3: Chà 2 lòng bàn tay vào nhau, miết mạnh các kẽ ngón tay.
– Bước 4: Chà mặt ngoài các ngón tay của bàn tay này vào lòng bàn tay kia.
– Bước 5: Dùng bàn tay này xoay ngón tay cái của bàn tay kí và ngược lại.
– Bước 6: Xoay các đầu ngón tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại. Rửa sạch tay dưới vòi nước chảy đến cổ tay và làm khô tay.
Luyện tập trang 39 Công nghệ 9: Vì sao cần đảm bảo an toàn lao động và an toàn về sinh thực phẩm trong chế biến thực phẩm.
Trả lời:
Cần đảm bảo an toàn lao động và an toàn về sinh thực phẩm trong chế biến thực phẩm vì:
– Đảm bảo an toàn lao động giúp:
+ Giảm thiểu nguy cơ mắc phải các tai nạn.
+ Giảm thiểu nguy cơ thiệt hại về tài sản cá nhân và doanh nghiệp.
+ Giúp người lao động thuận lợi, hiệu quả, yên tâm hơn trong quá trình chế biến thực phẩm, nâng cao năng suất làm việc.
– Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm giúp:
+ Giữ được tối đa các chất dinh dưỡng.
+ Giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh lí cấp tính, mạn tính.
+ Hạn chế tối đa nguy cơ làm suy giảm sức khỏe giống nòi và chất lượng dân số.
+ Tạo uy tín, thương hiệu cho ngành sản xuất nông nghiệp, công nghiệp chế biến thực phẩm của quốc gia với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Vận dụng trang 39 Công nghệ 9: Từ thực tế tại gia đình và địa phương, kết hợp với kiến thức đã học, hãy đề xuất phương án giúp đảm bảo an toàn lao động và an toàn vệ sinh thực phẩm trong chế biến thực phẩm.
Trả lời:
Đề xuất phương án giúp đảm bảo an toàn lao động và an toàn vệ sinh thực phẩm trong chế biến thực phẩm:
– Với an toàn lao động:
+ Trang bị đầy đủ trang thiết bị.
+ Thăm khám sức khỏe định kì hàng năm.
– Với an toàn vệ sinh thực phẩm:
+ Chọn thực phẩm tươi.
+ Nấu chín trước khi ăn.
+ Đun kĩ lại thực phẩm trước khi ăn.
+ Che đậy thực phẩm để tránh côn trùng.
Kết nối nghề nghiệp trang 39 Công nghệ 9: Ngành đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm là ngành chuyên nghiên cứu, xử lí chế biến, bảo quản và lưu trữ các loại thực phẩm. Công việc chính của ngành đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm là kiểm soát quá trình sản xuất và chất lượng thực phẩm; kiểm tra, phân tích, đánh giá chất lượng thực phẩm; xác định mối nguy trong an toàn vệ sinh thực phẩm; xây dựng hệ thống quản lí chất lượng và an toàn thực phẩm. Những người làm ngành đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm có thể làm việc tại các công ty chế biến thực phẩm, siêu thị khu công nghiệp, nhà hàng, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, … Dựa vào thông tin trên, hãy tìm hiểu rồi cho biết sự phù hợp của bản thân mình với ngành nghệ này và nêu lí do.
Trả lời:
Em cảm thấy mình rất phù hợp với ngành này. Lí do: Bản thân em quan tâm đến việc đảm bảo sức khỏe cho mọi người thông qua việc kiểm soát chất lượng và an toàn của thực phẩm. Em muốn đóng góp vào việc xây dựng hệ thống quản lí chất lượng và an toàn thực phẩm để người tiêu dùng có thể yên tâm hơn về những sản phẩm mình sử dụng hàng ngày.
Xem thêm các bài giải SGK Công nghệ lớp 9 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 1: Thành phần dinh dưỡng trong thực phẩm
Bài 2: Lựa chọn và bảo quản thực phẩm
Bài 3: Một số ngành nghề liên quan đến chế biến thực phẩm
Ôn tập Chương 1
Bài 4: An toàn lao động và an toàn vệ sinh thực phẩm
Bài 5: Dự án: Tính toán chi phí bữa ăn theo thực đơn
Bài 6: Chế biến thực phẩm có sử dụng nhiệt
Bài 7: Chế biến thực phẩm không sử dụng nhiệt
Ôn tập Chương 2