Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Trắc nghiệm Địa lí 10 có đáp án: Tổng hợp câu hỏi chuyên đề môi trường và sự phát triển bền vững:
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ LỚP 10
TỔNG HỢP CÂU HỎI VẬN DỤNG VÀ VẬN DỤNG CAO CHUYÊN ĐỀ MÔI TRƯỜNG VÀ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
Câu 1: Đâu không phải nguyên nhân chủ yếu làm cho môi trường ở các nước đang phát triển bị hủy hoại nghiêm trọng?
A. Nền kinh tế nông nghiệp là chủ đạo, sử dụng nhiều thuốc hóa học.
B. Thiếu vốn, thiếu công nghệ, thiếu cán bộ khoa học kĩ thuật.
C. Hậu quả chiến tranh và xung đột triền miên.
D. Gánh nặng nợ nước ngoài, sức ép dân số, bùng nổ dân số, nạn đói.
Lời giải:
Nguyên nhân chủ yếu làm cho môi trường ở các nước đang phát triển bị hủy hoại nghiêm trọng là do thiếu vốn, thiếu công nghệ, thiếu cán bộ khoa học kĩ thuật, gánh nặng nợ nước ngoài, hậu quả chiến tranh và xung đột triền mien, sức ép dân số, bùng nổ dân số, nạn đói,…
Đáp án cần chọn là: A
Câu 2: Nguyên nhân nào dưới đây đã làm cho môi trường ở các nước đang phát triển ngày càng thêm phức tạp?
A. Bùng nổ dân số trong nhiều năm.
B. Chậm phát triển về kinh tế – xã hội.
C. Chiến tranh và xung đột triền miên.
D. Các hoạt động sản xuất công nghiệp.
Lời giải:
Nhiều công ti xuyên quốc gia đã chuyển các cơ sở sản xuất công nghiệp gây ô nhiễm môi trường sang các nước đang phát triển. Vì vậy, vấn đề môi trường ở các nước đang phát triển trở nên phức tạp hơn.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 3: Đâu là nguồn tài nguyên xuất khẩu chủ yếu để thu ngoại tệ ở các nước Tây Á, châu Phi và Mĩ La Tinh?
A. Gỗ và các sản phẩm chế biến từ gỗ.
B. Sản phẩm cây công nghiệp chế biến từ gỗ.
C. Khoáng sản thô và đã qua chế biến.
D. Các sản phẩm từ ngành chăn nuôi.
Lời giải:
Nguồn xuất khẩu chủ yếu để thu ngoại tệ ở các nước Tây Á, nhiều nước châu Phi và Mĩ La Tinh là các loại khoáng sản thô như dầu mỏ, khí đốt, các loại quặng chưa qua tinh chế,… và các mặt hàng nông sản đã qua chế biến, sơ chế như cà phê, ca cao, cao su,…
Đáp án cần chọn là: C
Câu 4: Nguyên nhân nào dưới đây đã làm cho diện tích đất trồng, đồi núi trọc ở các nước đang phát triển tăng nhanh và thúc đẩy quá trình hoang mạc hóa xảy ra ngày càng mạnh?
A. Đẩy mạnh hoạt động nuôi trồng rừng.
B. Đốt nương làm rẫy, phá rừng để lấy gỗ.
C. Phát triển du lịch sinh thái.
D. Phát triển công nghiệp và đô thị.
Lời giải:
Nguyên nhân làm cho diện tích đất trồng, đồi núi trọc tăng nhanh và thúc đẩy quá trình hoang mạc hóa ở các nước đang phát triển là do đốt nương làm rẫy, phá rừng để lấy gỗ, củi, mở rộng diện tích canh tác và đồng cỏ.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 5: Nguyên nhân nào dưới đây đã làm cho diện tích rừng ở các nước đang phát triển ngày càng bị thu hẹp?
A. khai thác rừng sản xuất lấy gỗ.
B. khai thác rừng lấy gỗ, đốt rừng làm rẫy.
C. quá trình đô thị hoá phát triển nhanh.
D. sự phát triển kinh tế – xã hội.
Lời giải:
Diện tích rừng ở các nước đang phát triển ngày càng bị thu hẹp lại là do việc khai thác rừng bừa bãi, đốt rừng diễn ra với qui mô lớn (lớn hơn nhiều so với khả năng phục hồi rừng và tốc độ trồng rừng). Một lượng tỉ lệ rất lớn gỗ được khai thác để lấy củi (ở châu Phi 88%, châu Á 75% và Nam Mĩ 72%,…).
Đáp án cần chọn là: B
Câu 6: Nguyên nhân nào dưới đây là nguyên nhân quan trọng nhất làm thủng tầng ô-zôn ngày càng nghiêm trọng hiện nay?
A. Khói, bụi nhà máy.
B. Chất thải sinh hoạt của con người.
C. Chất thải khí CO2, CFC.
D. Hiệu ứng nhà kính.
Lời giải:
Nguyên nhân hiện tượng thủng tầng ô-zôn ngày càng nghiêm trọng là do các chất thải công nghiệp, đặc biệt là các khí NO2, CO2,… khí thải CFC từ các tủ lạnh, khói do phóng tên lửa, các vụ thử hạt nhân, khói bụi từ các hoạt động giao thông vận tải, khói bụi từ động đất, núi lửa,…
Đáp án cần chọn là: C
Câu 7: Tại sao tài nguyên thiên nhiên ngày càng có nguy cơ cạn kiệt?
A. Nhu cầu phát triển của xã hội.
B. Nhu cầu phát triển mở rộng của nền sản xuất.
C. Sự tiến bộ mạnh mẽ của khoa học – kỹ thuật.
D. Khai thác không có kế hoạch, máy móc lạc hậu.
Lời giải:
Nguyên nhân tài nguyên thiên nhiên ngày càng có nguy cơ cạn kiệt là do sự tiến bộ mạnh mẽ của khoa học – kỹ thuật. Ngay cả những khu vực đồi núi hiểm trở, các vùng hoang mạc hay đại dương rộng lớn con người vẫn có thể khai thác được.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 8: Giải thích vì sao hiện nay môi trường bị suy thoái nghiêm trọng ở các nước đang phát triển?
A. Bùng nổ dân số, kỹ thuật lạc hậu, chiến tranh.
B. Thiên tai, nạn đói, bệnh dịch, chiến tranh.
C. Kỹ thuật lạc hậu, khai thác bừa bãi, bùng nổ dân số.
D. Chiến tranh, khai thác bừa bãi, bệnh tật, thiên tai.
Lời giải:
Nguyên nhân tình trạng môi trường bị suy thoái nghiêm trọng ở các nước đang phát triển chủ yếu là do kỹ thuật khai thác tài nguyên thiên nhiên lạc hậu, khai thác bừa bãi, đặc biệt là sự bùng nổ dân số kéo theo đó là nguồn tài nguyên bị cạn kiệt một cách nhanh chóng, môi trường ngày càng bị ô nhiễm môi trường nước, không khí, đất đai bị ô nhiễm nghiêm trọng,…
Đáp án cần chọn là: C
Câu 9: Biện pháp nào dưới đây được coi là quan trọng nhất tránh nguy cơ cạn kiệt tài nguyên khoáng sản?
A. Sử dụng tiết kiệm các nguồn tài nguyên khoáng sản
B. Sản xuất các vật liệu thay thế, vật liệu tổng hợp
C. Ngừng khai thác các nguồn tài nguyên khoáng sản
D. Khai thác đi đôi với bảo vệ và sử dụng hợp lí
Lời giải:
Sự hình thành tài nguyên khoáng sản phải mất hàng triệu năm nên khi sử dụng tài nguyên này bị hao kiệt sẽ không phục hồi được. Tài nguyên khoáng sản đang có nguy cơ cạn kiệt, khai thác không có kế hoạch và sử dụng lãng phí vì vậy để tránh nguy cơ cạn kiệt của tài nguyên khoáng sản thì biện pháp quan trọng nhất là phải khai thác đi đôi với bảo vệ và sử dụng hợp lí.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 10: Vai trò quyết định sự phát triển của xã hội loài người thuộc về yếu tố nào dưới đây?
A. Môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo.
B. Môi trường xã hội và môi trường nhân tạo.
C. Môi trường tự nhiên và môi trường xã hội.
D. Phương thức sản xuất, gồm cả sức sản xuất và quan hệ sản xuất.
Lời giải:
Vai trò quyết định sự phát triển của xã hội loài người thuộc về yếu tố phương thức sản xuất, gồm cả sức sản xuất và quan hệ sản xuất. Tùy thuộc vào mỗi thời kì, mỗi giai đoạn của lịch sử phát triển loài người mà có phương thức sản xuất và quan hệ sản xuất khác nhau, từ săn bắt, hái lượm đến trồng trọt, chăn nuôi và sản xuất công nghiệp, các hoạt động dịch vụ đa dạng,…
Đáp án cần chọn là: D
Câu 11: Sự hạn chế của các nguồn tài nguyên thể hiện rõ nhất ở tài nguyên nào dưới đây?
A. Khí hậu.
B. Đất.
C. Khoáng sản.
D. Nước.
Lời giải:
Sự hình thành tài nguyên khoáng sản phải mất hàng triệu năm nên khi sử dụng tài nguyên này bị hao kiệt sẽ không phục hồi được. Tài nguyên đất có thể phục hồi được còn tài nguyên khí hậu, tài nguyên nước là các nguồn tài nguyên vô tận. Do đó, khi sử dụng tài nguyên khoáng sản cần sử dụng tiết kiệm, sử dụng tổng hợp và sản xuất các vật liệu thay thế. Như vậy, tài nguyên khoáng sản thể hiện sự hạn chế lớn nhất khi sử dụng các nguồn tài nguyên.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 12: Những vấn đề môi trường của các nước phát triển chủ yếu gắn với những tác động môi trường do sự hoạt động của ngành nào dưới đây?
A. Phát triển du lịch.
B. Phát triển nông nghiệp.
C. Phát triển công nghiệp.
D. Phát triển ngoại thương.
Lời giải:
Những vấn đề môi trường của các nước phát triển chủ yếu gắn với những tác động môi trường do sự phát triển mạnh mẽ của các ngành sản xuất công nghiệp, những vấn đề đô thị. Các trung tâm phát tán khí thải lớn nhất của thế giới là các nước EU, Nhật Bản, Hoa Kì, Trung Quốc,…
Đáp án cần chọn là: C
Câu 13: Tại sao diện tích sa mạc hoá gần đây tăng nhanh trên toàn thế giới?
A. Bị rửa trôi xói mòn, thiếu nguồn nước ngọt.
B. Đốt rừng làm rẫy, trồng rừng ven biển.
C. Áp lực dân số, trồng trọt và chăn nuôi.
D. Đốt rừng, phá rừng và trồng trọt.
Lời giải:
– Sa mạc hóa hay hoang mạc hóa là hiện tượng suy thoái đất đai ở những vùng khô cằn, gây ra bởi sinh hoạt con người và biến đổi khí hậu. Khuynh hướng sa mạc hóa gần đây đã tăng nhanh trên toàn thế giới phần vì áp lực dân số và nhu cầu trồng trọt và chăn nuôi.
– Trong các nguyên nhân gây ra nạn sa mạc hóa, phần lớn là do tác động của con người từ hàng nghìn năm nay. Việc lạm dụng đất đai trong các ngành chăn nuôi gia súc (nhất là mục súc), canh tác ruộng đất, phá rừng, đốt đồng,… và biến đổi khí hậu toàn cầu đã góp sức làm sa mạc hóa nhiều vùng trên Trái Đất.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 14: Nguyên nhân quan trọng nhất làm cho nhiệt độ Trái Đất ngày càng tăng lên là do:
A. Ô nhiễm môi trường.
B. Mưa acid.
C. Hiệu ứng nhà kính.
D. Băng tan.
Lời giải:
– Hiệu ứng nhà kính diễn ra khi khí quyển chứa khí đã hấp thụ tia cực quang. Hơi nóng từ Mặt Trời xuống Trái Đất đã bị giữ lại ở tầng đối lưu, tạo ra hiệu ứng nhà kính ở bề mặt các hành tinh hoặc các Vệ tinh.
– Hiện nay nhiệt độ Trái Đất ngày càng tăng lên là do hiện tượng hiệu ứng nhà kính, các hoạt động công nghiệp, tàn phá rừng làm ô nhiễm không khí,…
Đáp án cần chọn là: C
Xem thêm