Giáo án Địa lí 10 Kết nối tri thức bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại (chỉ từ 20k cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):
B1: – –
B2:
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Ngày soạn: ……………..
Ngày kí: ………………..
Chương 1. SỬ DỤNG BẢN ĐỒ
Bài 2. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP BIỂU HIỆN CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐỊA LÍ TRÊN BẢN ĐỒ (2 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức, kĩ năng
– Phân biệt được một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ: phương pháp kí hiệu, phương pháp kí hiệu đường chuyển động, phương pháp bản đồ – biểu đồ, phương pháp chấm điểm, phương pháp khoanh vùng,…
– Nhận biết các phương pháp thể hiện các đối tượng địa lí trên các bản đồ bất kì.
2. Về năng lực
– Năng lực chung: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
– Năng lực đặc thù:
+ Năng lực nhận thức khoa học địa lí: nhận thức thế giới theo quan điểm không gian, giải thích hiện tượng và quá trình địa lí.
+ Năng lực tìm hiểu địa lí: sử dụng các công cụ địa lí học (atlat địa lí, bản đồ,…), khai thác internet trong học tập.
+ Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng địa lí đã học: phát hiện phương pháp biểu hiện ở từng bản đồ cụ thể, có thể tự xây dụng và xác định từng phương pháp biểu hiện các đối tượng trên bản đồ theo yêu cầu.
3. Về phẩm chất
– Chăm chỉ, trung thực trong học tập và nghiên cứu khoa học.
– Trân trọng các sản phẩm bản đồ trong quá trình sử dụng.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.
2. Học liệu: Bản đồ treo tường: Một số nhà máy điện ở Việt Nam năm 2020; Hoạt động của gió và bão ở Việt Nam; Diện tích và sản lượng lúa cả năm của các tỉnh và thành phố ở Việt Nam, năm 2020; Phân bố dân cư châu Á, năm 2020.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra bài thuyết trình về lựa chọn nghề nghiệp và mối quan hệ với môn Địa lí.
3. Bài mới
3.1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
a. Mục tiêu
– Tạo kết nối giữa kiến thức, kinh nghiệm của học sinh về kiến thức bản đồ đã học ở các lớp dưới với bài học.
– Tạo hứng thú, kích thích tò mò của học sinh.
b. Nội dung
Khi xây dựng bản đồ, để thể hiện các đối tượng trong thực tế lên bản đồ, người ta dùng các phương pháp khác nhau. Vậy có những phương pháp nào biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ? Các phương pháp đó có gì khác biệt?
c. Sản phẩm
HS đưa ra các ý kiến khác nhau, có thể chưa chính xác.
d. Tổ chức thực hiện
– Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV hướng dẫn HS tham gia trò chơi “Khám phá thế giới” với 6 bức tranh tương ứng với lược đồ 6 quốc gia có hình dạng đặc biệt
+ Đất nước có hình chiếc ủng → Italia.
+ Đất nước hình quả ớt → Chi lê.
+ Đất nước hình con kền kền → Latvia
+ Đất nước hình lá cọ → Lào
+ Đất nước hình người đàn ông với chiếc mũi dài nhọn → Argentina
+ Đât nước hình chữ S → Việt Nam
– Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:GV trình chiếu và đặt câu hỏi thứ tự từ 1 đến 6 và gọi HS trả lời.
– Bước 3: Báo cáo, thảo luận:HS trao đổi, thảo luận, đưa ra câu trả lời.
– Bước 4: Kết luận, nhận định:GV kết luận, dẫn dắt vào bài học.
…………………………………………
…………………………………………
…………………………………………
Tài liệu có 4 trang, trên đây trình bày tóm tắt 2 trang của Giáo án Địa lí 10 Kết nối tri thức Bài 2: Phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ.
Xem thêm các bài giáo án Địa lí 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Giáo án Bài mở đầu: Môn địa lí với định hướng nghề nghiệp
Giáo án Bài 2: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ
Giáo án Bài 3: Sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống. Một số ứng dụng của GPS và bản đồ số trong đời sống
Giáo án Bài 4: Sự hình thành Trái Đất, vỏ Trái Đất và vật liệu cấu tạo vỏ Trái Đất
Giáo án Bài 5: Hệ quả địa lí các chuyển động của Trái Đất
Để mua Giáo án Địa lí 10 Kết nối tri thức năm 2023 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ https://tailieugiaovien.com.vn/