Giải bài tập KHTN 9 Bài 24: Acetic acid
Mở đầu trang 118 Bài 24 KHTN 9: Quan sát hình 24.1, mô tả và giải thích hiện tượng xảy ra. Có hiện tượng trên là do trong giấm ăn có acetic acid. Vậy acetic acid có cấu tạo như thế nào và có những tính chất gì?
Trả lời:
– Giai đoạn đầu quả trứng lơ lửng trong cốc giấm ăn và xuất hiện các bọt nhỏ xung quanh vỏ quả trứng. Do vỏ trứng được làm bằng calcium carbonate. Khi nhúng trứng vào giấm, acid trong giấm sẽ phản ứng với calcium carbonate và tạo ra khí carbonic.
– Giai đoạn sau, thấy lớp vỏ tan ra chỉ lớp màng mỏng của trứng và chìm xuống đáy cốc. Do màng có tính chất bán thấm nên giấm có thể đi qua màng. Từ đó, trứng hấp thụ giấm làm trứng tăng kích thước và chìm trong giấm.
Câu hỏi 1 trang 118 KHTN 9: Chỉ ra những chất có đặc điểm cấu tạo tương tự cấu tạo của acetic acid trong các chất sau:
Trả lời:
Công thức cấu tạo của acetic acid là:
→ Những chất có đặc điểm cấu tạo tương tự cấu tạo của acetic acid là (a), (d). Vì trong cấu tạo đều có nhóm chức – COOH.
Câu hỏi 2 trang 119 KHTN 9: Dùng ống hút nhỏ giọt lấy khoảng 2 mL acetic acid cho vào ống nghiệm. Quan sát và nêu trạng thái, màu sắc của acetic acid.
Trả lời:
Ở điều kiện thường, acetic acid là chất lỏng, không màu.
Thực hành trang 119 KHTN 9: Thí nghiệm 1
Chuẩn bị
• Dụng cụ: mặt kính đồng hồ, ống hút nhỏ giọt, ống nghiệm, giá để ống nghiệm.
• Hoá chất: dung dịch acetic acid 1 M, giấy quỳ tím, dung dịch NaOH 0,1 M, CuO, Zn, đá vôi, dung dịch phenolphthalein.
Tiến hành thí nghiệm và thảo luận
• Đặt mẩu giấy quỳ tím lên mặt kính đồng hồ, nhỏ vào đó một giọt dung dịch acetic acid và quan sát.
• Đặt 4 ống nghiệm có đánh số thứ tự từ 1 đến 4 vào giá để ống nghiệm. Cho 1 mL dung dịch NaOH 0,1M và một giọt phenolphthalein vào ống 1; một lượng nhỏ (bằng hạt gạo) CuO vào ống 2; một viên kẽm vào ống 3; một mẫu đá vôi vào ống 4; sau đó cho vào mỗi ống nghiệm 1 – 2 mL dung dịch acetic acid 1 M (riêng ống nghiệm số 2, đun nóng nhẹ sau khi nhỏ dung dịch acetic acid).
• Quan sát thí nghiệm, mô tả và giải thích hiện tượng xảy ra trong các ống nghiệm.
Trả lời:
Bước tiến hành thí nghiệm |
Hiện tượng, giải thích |
Đặt mẩu giấy quỳ tím lên mặt kính đồng hồ, nhỏ vào đó một giọt dung dịch acetic acid và quan sát. |
Quỳ tím chuyển sang màu hồng. Vì acetic acid có tính acid yếu. |
Cho dung dịch acetic acid vào ống nghiệm 1 chứa 1 mL dung dịch NaOH 0,1M và một giọt phenolphthalein |
– Ban đầu ống nghiệm chứa dung dịch NaOH, khi nhỏ 1 giọt phenolphthalein vào thì dung dịch chuyển sang màu hồng vì dung dịch có môi trường base. – Sau đó cho dung dịch acetic acid vào thì màu hồng nhạt dần và dung dịch mất màu. Do acetic acid có phản ứng trung hòa với NaOH. CH3COOH + NaOH → CH3COONa + H2O |
Cho dung dịch acetic acid vào ống nghiệm 2 chứa một lượng nhỏ CuO |
– CuO tan dần, sau phản ứng dung dịch thu được có màu xanh. 2CH3COOH + CuO → (CH3COO)2Cu + H2O |
Cho dung dịch acetic acid vào ống nghiệm 3 chứa 1 viên kẽm |
– Viên kẽm tan dần, có bọt khí thoát ra. 2CH3COOH + Zn → (CH3COO)2Zn + H2 |
Cho dung dịch acetic acid vào ống nghiệm 4 chứa một mẩu đá vôi |
– Mẩu đá vôi tan ra, có sủi bọt khí. 2CH3COOH + CaCO3 → (CH3COO)2Ca + CO2 + H2O |
Câu hỏi 3 trang 119 KHTN 9: Trong thí nghiệm 1, sự thay đổi màu của giấy quỳ tím chứng tỏ điều gì?
Trả lời:
Trong thí nghiệm 1 sự thay đổi màu của giấy quỳ tím chứng tỏ acetic acid có tính acid yếu.
Câu hỏi 4 trang 119 KHTN 9: Trong thí nghiệm 1, những dấu hiệu nào chứng tỏ acetic acid đã phản ứng với NaOH? Chất khí nào thoát ra khi cho dung dịch acetic acid vào đá vôi?
Trả lời:
– Trong thí nghiệm, dấu hiệu chứng tỏ acetic acid đã phản ứng với NaOH là màu hồng ban đầu mất đi do có sự phản ứng giữa acetic acid với NaOH.
Phương trình hóa học:
CH3COOH + NaOH → CH3COONa + H2O
– Khi cho dung dịch acetic acid vào đá vôi thì có khí CO2 thoát ra.
Phương trình hóa học:
2CH3COOH + CaCO3 → (CH3COO)2Ca + CO2 + H2O
Luyện tập 1 trang 120 KHTN 9: Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra khi cho acetic acid tác dụng với: Cu(OH)2, MgO, Fe.
Trả lời:
Phương trình hóa học:
2CH3COOH + Cu(OH)2 → (CH3COO)2Cu + 2H2O
2CH3COOH + MgO → (CH3COO)2Mg + H2O
2CH3COOH + Fe → (CH3COO)2Fe + H2
Luyện tập 2 trang 120 KHTN 9: Chọn các chất thích hợp để điền vào dấu ? và hoàn thành các phương trình hóa học sau:
a) ? + Na2CO3 —> CH3COONa + ? + ?
b) CH3COOH + ? —> (CH3COO)2Mg + H2
Trả lời:
a) 2CH3COOH + Na2CO3 → 2CH3COONa + CO2 + H2O
b) 2CH3COOH + Mg → (CH3COO)2Mg + H2
Vận dụng 1 trang 120 KHTN 9: Cặn trong ấm đun nước có thành phần chính là CaCO3 (hình 24.3). Có thể làm sạch cặn bằng giấm ăn. Giải thích cách làm trên, viết phương trình hóa học minh họa.
Trả lời:
Cặn trong ấm đun nước là CaCO3 nên có thể sạch cặn bằng giấm ăn. Vì acetic acid trong giấm ăn có thể hòa tan được CaCO3 theo phản ứng sau:
CaCO3 + 2CH3COOH → (CH3COO)2Ca + CO2 + H2O
Thực hành trang 120 KHTN 9: Thí nghiệm 2
Chuẩn bị
• Dụng cụ: ống nghiệm, nút cao su có gắn ống thuỷ tinh gấp khúc, đèn cồn, giá kẹp ống nghiệm, cốc thuỷ tinh, đá viên.
• Hoá chất: C2H5OH, dung dịch CH3COOH đặc, dung dịch H2SO4 đặc, nước cất.
Tiến hành thí nghiệm và thảo luận
• Cho 2 mL C2H5OH, 2 mL dung dịch CH3COOH đặc vào ống nghiệm A, lắc nhẹ, sau đó thêm tiếp khoảng 5 giọt dung dịch H2SO4 đặc và lắp dụng cụ như hình 24.4.
• Đun nóng cẩn thận ống nghiệm A khoảng 5-7 phút thì dừng lại. Thêm 2 mL nước cất vào ống nghiệm B rồi lắc nhẹ, sau đó để yên và quan sát.
• Nêu và giải thích hiện tượng xảy ra trong ống nghiệm B.
Trả lời:
Bước thí nghiệm |
Hiện tượng, giải thích |
Cho 2 mL C2H5OH, 2 mL dung dịch CH3COOH đặc vào ống nghiệm A, lắc nhẹ, sau đó thêm tiếp khoảng 5 giọt dung dịch H2SO4 đặc |
Thu được được hỗn hợp đồng nhất. Vì các chất tan được vào nhau. |
Đun nóng cẩn thận ống nghiệm A khoảng 5-7 phút thì dừng lại. Thêm 2 mL nước cất vào ống nghiệm B rồi lắc nhẹ, sau đó để yên |
Ống nghiệm B ngưng tụ được chất lỏng có mùi giống mùi sơn móng tay. Khi thêm nước cất, lắc nhẹ, để yên thấy dung dịch phân làm 2 lớp, lớp bên trên có mùi là ester ethyl acetacte. Giải thích: Khi đun nóng và có H2SO4 đặc làm xúc tác, acetic acid tác dụng với ethylic alcohol tạo ra ester ethyl acetate theo phương trình hóa học: |
Vận dụng 2 trang 121 KHTN 9: Trên chai đựng acetic acid đặc có các kí hiệu:
Nêu ý nghĩa của các kí hiệu trên. Cần phải làm gì khi sử dụng và lưu trữ acetic acid đặc?
Trả lời:
Kí hiệu |
Ý nghĩa |
Cần làm |
– Ăn mòn da/cháy da – Tổn thương mắt – Ăn mòn kim loại |
– Khi sử dụng cần cẩn thận. – Cần trang bị thiết bị bảo hộ (khẩu trang, gang tay, kính mắt …) khi làm thí nghiệm với acetic acid đặc. – Không bảo quản trong đồ kim loại. |
|
– Hóa chất dễ cháy |
– Bảo quản ở nhiệt độ thấp, tránh xa nguồn nhiệt và các chất dễ cháy. – Khi sử dụng cẩn thận. |
Vận dụng 3 trang 122 KHTN 9: Khi lên men dung dịch ethylic alcohol để sản xuất acetic acid trong công nghiệp, người ta liên tục sục không khí vào dung dịch. Giải thích ý nghĩa của việc làm trên.
Trả lời:
Ý nghĩa: Cung cấp oxygen hòa tan trong nước cho vi khuẩn “Acetobacter” để lên men dung dịch ethylic alcohol.
Câu hỏi 5 trang 122 KHTN 9: Dựa vào hình 24.6, nêu một số ứng dụng của acetic acid.
Trả lời:
Một số ứng dụng của acetic acid như:
– Sản xuất giấm ăn;
– Sản xuất dược phẩm;
– Sản xuất keo dán;
– Sản xuất sơn;
– Sản xuất chất dẻo…
Xem thêm các bài giải bài tập Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều hay, chi tiết khác:
23. Ethylic alcohol
24. Acetic acid
Bài tập (Chủ đề 8)
25. Lipid và chất béo
26. Glucose và saccharose
27. Tinh bột và cellulose