Giải bài tập KHTN 9 Bài 18: Sự khác nhau cơ bản giữa phi kim và kim loại
Mở đầu trang 92 Bài 18 KHTN 9: Quan sát hình 18.1, chỉ ra các đơn chất kim loại, các đơn chất phi kim.
Trả lời:
– Các đơn chất kim loại trong hình:
b) Vàng (gold – Au);
d) Đồng;
g) Nhôm.
– Các đơn chất phi kim trong hình:
a) Phosphorus đỏ;
c) Iodine;
e) Bromine.
I. Một số phi kim thường gặp trong đời sống
Câu hỏi 1 trang 92 KHTN 9: Kể tên hai đơn chất phi kim ở thể khí và nêu ứng dụng của chúng.
Trả lời:
Hai đơn chất phi kim ở thể khí: oxygen (O2) và chlorine (Cl2).
+ Oxygen duy trì sự cháy và sự hô hấp.
+ Chlorine dùng để xử lí nước sinh hoạt, sản xuất các chất tẩy rửa, sản xuất nhựa PVC …
Tìm hiểu thêm trang 93 KHTN 9: Phosphorus là phi kim có nhiều ứng dụng quan trọng trong đời sống. Tìm hiểu tính chất vật lí và nêu ba ứng dụng của phosphorus.
Trả lời:
– Tính chất vật lí của phosphorus:
+ Phosphorus trắng: là chất rắn trong suốt màu trắng hoặc hơi vàng, trông giống như sáp. Phosphorus trắng mềm, dễ nóng chảy (nhiệt độ nóng chảy khoảng 44,1oC), không tan trong nước.
+ Phosphorus đỏ: là chất bột màu đỏ, dễ hút ẩm và chảy rữa, không tan trong nước.
– Ba ứng dụng của phosphorus:
+ Sản xuất phosphoric acid;
+ Sản xuất diêm;
+ Dùng vào mục đích quân sự: sản xuất bom, đạn cháy, đạn khói…
II. Sự khác nhau cơ bản về một số tính chất giữa phi kim và kim loại
Câu hỏi 2 trang 94 KHTN 9: Lập bảng so sánh những điểm khác nhau về tính chất vật lí của kim loại và phi kim.
Trả lời:
Bảng so sánh những điểm khác nhau về tính chất vật lí của kim loại và phi kim:
Một số tính chất |
Kim loại |
Phi kim |
Trạng thái (thể) |
Thể rắn ở điều kiện thường (trừ thuỷ ngân). |
Ở điều kiện thường tồn tại ở cả ba thể: rắn, lỏng, khí. |
Tính dẫn điện |
Dẫn điện tốt |
Thường không dẫn điện |
Tính dẫn nhiệt |
Dẫn nhiệt tốt |
Thường dẫn nhiệt kém |
Tính ánh kim |
Có ánh kim |
Không có ánh kim |
Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi |
Kim loại thường có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao trong khi phi kim thường có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp. Ở nhiệt độ phòng các kim loại tồn tại ở trạng thái rắn (trừ thuỷ ngân ở thể lỏng), còn phi kim có thể tồn tại ở cả thể rắn, lỏng hoặc khí. |
|
Khối lượng riêng |
Kim loại thường có khối lượng riêng lớn, phần lớn là các kim loại nặng. |
Phi kim ở thể rắn thường có khối lượng riêng nhỏ. |
Luyện tập 1 trang 94 KHTN 9: Dựa vào các thông tin trong bảng 18.2:
a) So sánh nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của các nguyên tố kim loại và phi kim trong bảng.
b) Cho biết ở điều kiện chuẩn, các nguyên tố trong bảng tồn tại ở thể nào. Vì sao?
Trả lời:
a) Kim loại thường có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao trong khi phi kim thường có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp.
b) Ở điều kiện chuẩn, các kim loại nhôm, sắt, đồng, vàng và các phi kim lưu huỳnh (sulfur), phosphorus tồn tại ở thể rắn do có nhiệt độ sôi cao.
Ở điều kiện chuẩn các phi kim oxygen, chlorine tồn tại ở thể khí do có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp (dưới 0oC).
Luyện tập 2 trang 94 KHTN 9: Cho các vật thể sau: đinh sắt, dây đồng, mẩu than đá, mẩu ruột bút chì. Dự đoán hiện tượng xảy ra khi dùng búa đập lên bề mặt các vật thể đó. Giải thích.
Trả lời:
Hiện tượng:
+ Khi dùng búa để đập lên bề mặt đinh sắt, dây đồng thấy đinh sắt và dây đồng có thể bị dát mỏng. Do sắt và đồng là kim loại nên có tính dẻo, dễ bị dát mỏng.
+ Khi dùng búa đập lên bề mặt mẩu than đá, mẩu ruột bút chì thấy mẩu than đá và mẩu ruột bút chì bị vỡ vụn. Do than đá hay mẩu ruột bút chì là phi kim, không có tính dẻo.
Câu hỏi 3 trang 95 KHTN 9: Cho phản ứng:2Na + Cl2 → 2NaCl
a) Viết quá trình cho và nhận electron của phản ứng trên.
b) Cho biết loại liên kết hoá học trong phân tử NaCl.
Trả lời:
a) Quá trình cho electron: Na → Na+ + 1e
Quá trình nhận electron: Cl + 1e → Cl−
b) Liên kết hoá học trong phân tử NaCl là liên kết ion
Câu hỏi 4 trang 95 KHTN 9: Lấy hai ví dụ minh hoạ cho sự khác nhau giữa tính chất hoá học của kim loại và phi kim.
Trả lời:
Kim loại phản ứng được với oxygen thường tạo thành oxide base. Ví dụ:
3Fe + 2O2 Fe3O4 (oxide base)
Phi kim tác dụng với oxygen thường tạo ra oxide acid. Ví dụ:
C + O2 CO2 (oxide acid)
Xem thêm các bài giải bài tập Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều hay, chi tiết khác:
17. Tách kim loại. Sử dụng hợp kim
18. Sự khác nhau cơ bản giữa phi kim và kim loại
Bài tập (Chủ đề 6)
19. Giới thiệu về chất hữu cơ
20. Hydrocarbon, alkane
21. Alkene