Soạn bài Sông núi nước Nam
*Đọc hiểu
Câu hỏi trang 16 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1: Chú ý yếu tố khẳng định chủ quyền trong một “bản tuyên ngôn độc lập”
Lời giải:
Các yếu tố: chủ quyền lãnh thổ, địa phận
*CH cuối bài
Câu 1 trang 17 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1: Qua các tài liệu đã tìm hiểu, hãy trình bày bối cảnh xuất hiện bài Sông núi nước Nam và cho biết: Vì sao bài thơ được gọi là Thơ thần?
Lời giải:
Năm 1077, quân Tống do Quách Quỳ chỉ huy xâm lược nước ta. Vua Lí Nhân Tông sai Lí Thường Kiệt đem quân chặn giặc ở phòng tuyến sông Như Nguyệt. Bỗng trong một đêm, quân sĩ chợt nghe tiếng ngâm thơ từ trong đền thờ hai anh em Trương Hống và Trương Hát làm cho quân giặc khiếp sợ. Vì vậy bài thơ “Nam quốc sơn hà” từng được gọi là “bài thơ thần”.
Câu 2 trang 17 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1: Nêu đặc điểm hình thức thể loại của bài thơ (số chữ, số dòng, niêm, luật và cách hiệp vần ở bản phiên âm bài thơ)
Lời giải:
Đặc điểm hình thức thể loại thơ Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật:
+ Số chữ: mỗi dòng bảy chữ
+ Số dòng: 4 dòng
+ Niêm luật: Chữ thứ hai của câu 1 là “trắc” niệm với chữ thứ hai của câu 4 cũng là “trắc”, chữ thứ hai của câu 2 là “bằng” niệm với chữ thứ hai của câu 3 cũng là “bằng”.
+ Vần: chỉ hiệp theo một vần ở các câu 1, 2 và 4 (cư – thư – hư).
Câu 3 trang 17 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1: Hai dòng thơ đầu khẳng định điều gì? Các từ ngữ “Nam quốc”, “Nam đế”, “tiệt nhiên”, “định phận”, “thiên thư” đóng vai trò gì trong việc khẳng định điều đó?
Lời giải:
– Hai dòng thơ đầu khẳng định nước Nam là một đát nước độc lập, có chủ quyền, lãnh thổ, luật pháp cai trị riêng và điều đó đã được ghi, đã được công nhận ở sách trời
– Những từ ngữ đó góp phần nhấn mạnh, khẳng định sự tự chủ, độc lập của nước Nam, đặc biệt thông qua từ “Nam đế” – cùng là vua nhưng sắc thái lại khác so với từ “vương”. Đế là vua của một nước độc lập, không phải chư hầu thể hiện rõ khí khái, lòng tự tôn dân tộc.
Câu 4 trang 17 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1: Phân tích hai dòng thơ cuối để làm rõ nội dung (tư tưởng và tình cảm) mà tác giả muốn thể hiện.
Lời giải:
Hai câu thơ cuối thể hiện ý chí quyết tâm bảo vệ đến cùng nền độc lập, chủ quyền ấy. “Nghịch lỗ” chỉ giặc xâm lược (kẻ đi ngược lại với lẽ phải, với đạo trời). Hai câu thơ như lời cảnh cáo đanh thép: Bọn giặc dám sang xâm phạm vào bờ cõi và chủ quyền của nước Nam thì sẽ chuốc lấy bại vong thảm hại. Đó chính là kết cục xứng đáng cho những kẻ phạm vào sách trời, phạm vào đấng linh thiêng, coi thường chân lí, lẽ phải. Có thể nói, đây chính là đòn tấn công mạnh mẽ dành cho kẻ thù xâm lược, vừa có ý nghĩa khích lệ tinh thần yêu nước, ý thức trách nhiệm của nhân dân với Tổ quốc.
Câu 5 trang 17 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1: Theo em, hai dòng thơ đầu và hai dòng thơ cuối có mối liên hệ như thế nào?
Lời giải:
Hai dòng thơ đầu và hai dòng thơ cuối có mối liên hệ chặt chẽ về mặt tư tưởng, cảm xúc. Nếu như hai dòng thơ đầu nói về chủ quyền lãnh thổ, khẳng định nền độc lập của nước Nam thì hai dòng thơ sau thể hiện lòng quyết tâm, ý chí chiến đấu chống bọn xâm lược để bảo vệ lãnh thổ ấy.
Câu 6 trang 17 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1: Em có suy nghĩ gì sau khi học bài Sông núi nước Nam? Theo em, nội dung tư tưởng bài thơ có ý nghĩa như thế nào đối với thế hệ trẻ ngày nay?
Lời giải:
– Suy nghĩ: Chủ quyền lãnh thổ của đất nước là điều vô cùng thiêng liêng, cao quý và chúng ta cần quyết tâm giữ vững điều đó
– Ý nghĩa với thế hệ trẻ: Đây là lời nhắc nhở, cổ vũ, koiw dậy tinh thần yêu nước, khát vọng cống hiến và bảo vệ đất nước
Xem thêm các bài soạn văn lớp 9 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Tri thức Ngữ văn trang 11
Sông núi nước Nam (Nam quốc sơn hà)
Khóc Dương Khuê
Thực hành tiếng Việt trang 18
Thực hành đọc hiểu: Phò giá về kinh
Thực hành đọc hiểu: Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ