Soạn bài Tri thức Ngữ văn lớp 9 trang 11 Tập 1
1. Một số yếu tố thi luật của thể thơ song thất lục bát
Song thất lục bát là thể thơ kết hợp giữa thơ thất ngôn và thơ lục bát; mỗi khổ gồm bốn dòng thơ: một cặp thất ngôn và một cặp lục bát, tạo thành một kết cấu trọn vẹn về ý cũng như về âm thanh, nhạc điệu.
– Gieo vần: Mỗi khổ thơ có một vần trắc và ba vần bằng; câu sáu chỉ có vần chân, ba câu kia vừa có vần chân vừa có vần lưng.
– Ngắt nhịp: Các câu bảy có thể ngắt nhịp 3/4 hoặc 3/2/2, hai câu sáu – tám ngắt theo thể lục bát.
Dưới đây là ví dụ về cách gieo vần (tiếng bắt vẫn được in đậm; T: vần trắc; B: vẫn bằng) và ngắt nhịp (chỗ ngắt nhịp đánh dấu ():
(Nguyễn Khuyến)
Như vậy, mỗi khổ thơ có một vần trắc và ba vần bằng; dòng sáu chỉ có vần chân; ba dòng còn lại vừa có vần chân vừa có vần lưng.
Thể thơ lục bát với sự tiếp nối liên tục của câu lục và câu bát ngoài việc tạo nên những bài thơ vừa và ngắn, còn có khả năng kể những câu chuyện dài, bao quát một khoảng thời gian và không gian rộng lớn với nhiều sự kiện, nhân vật (như trong Truyện Kiều, Truyện Lục Vân Tiên). Thể song thất lục bát lại là sự kết hợp giữa câu song thất kể sự việc và câu lục bát thiên về cảm thán, giãi bày. Tác phẩm viết theo thể thơ này thường chỉ có một nhân vật trữ tình trong khung cảnh thời gian và không gian hạn hẹp (như người chinh phụ chốn phòng the trong Chinh phụ ngâm hay Nguyễn Khuyến với nỗi cô đơn khi nhớ về người bạn đã mất trong Khóc Dương Khuê…). Thể song thất lục bát thiên về việc diễn tả đời sống nội tâm nhân vật với cảm hứng trữ tình bi thương, có khả năng biểu lộ một cách tinh tế những dòng suy cảm dồn nén với tâm trạng nhớ tiếc và mong đợi. Đây là thể thơ kết hợp được nhiều phẩm chất thẩm mĩ của tiếng Việt, dồi dào nhạc điệu, trong đó nổi bật ở âm điệu buồn thương triền miên, phù hợp để ngâm ngợi.
Lục bát và song thất lục bát đều là những thể thơ dân tộc xuất phát từ văn học dân gian và được phát triển đến đỉnh cao nghệ thuật trong văn học viết.
2. Một số hiểu biết về chữ Nôm và chữ Quốc ngữ
– Do bị phong kiến Trung Hoa đô hộ ngay từ trước Công nguyên với chính sách đồng hoá rất khốc liệt, suốt hàng nghìn năm Việt Nam phải dùng chữ Hán làm chữ viết chính thức trong giao dịch hành chính và giáo dục. Trong hoàn cảnh ấy, người Việt Nam đã liên tục đứng lên đấu tranh giành quyền độc lập không chỉ về chính trị, kinh tế mà cả về văn hoá. Chữ Nôm là chữ viết cổ của tiếng Việt, ra đời trong bối cảnh đó. Theo kết quả nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ học, chữ Nôm manh nha ở Việt Nam vào khoảng từ thế kỉ VIII đến thế kỉ IX, hình thành và hoàn thiện vào khoảng từ cuối thế kỉ X đến thế kỉ XII. Về cách cấu tạo, chữ Nôm gồm một số chữ mượn y nguyên chữ Hán nhưng phần lớn là những chữ do người Việt tạo ra trên cơ sở chữ Hán. Chữ Nôm còn nhiều hạn chế (mà hạn chế lớn nhất là khó học vì phải biết chữ Hán mới học được) nhưng được coi là một thành tựu quan trọng về ngôn ngữ – văn hoá, thể hiện ý chí độc lập, tự chủ, tự cường của dân tộc. Được dùng làm phương tiện sáng tác văn học, trong đó có những tác phẩm nổi tiếng như: Quốc âm thi tập (Nguyễn Trãi), Hồng Đức Quốc âm thi tập (Lê Thánh Tông và Hội Tao Đàn), Truyện Kiều (Nguyễn Du), thơ Hồ Xuân Hương…, chữ Nôm có những đóng góp quan trọng vào việc xây dựng, phát triển nên văn học dân tộc.
– Chữ Quốc ngữ là chữ viết ghi âm của tiếng Việt được các nhà truyền giáo, với sự hỗ trợ của nhiều người Việt Nam, chế tác từ thế kỉ XVII dựa trên hệ chữ cái La-tinh (Latin). Sau đó, chữ Quốc ngữ được tu chỉnh qua nhiều giai đoạn, được người Việt tích cực tiếp nhận, truyền bá rộng rãi để đạt đến sự hoàn thiện, ổn định và vị thế như hiện nay. Chữ Quốc ngữ còn một số hạn chế như: a) Dùng nhiều chữ cái khác nhau để biểu thị một âm. Ví dụ, âm /k/ được biểu thị bằng ba chữ cái c, k, g; b) Dùng một chữ cái để biểu thị nhiều âm khác nhau. Ví dụ, dùng chữ a vừa để ghi âm // (ta, tai…), vừa để ghi âm /ã/ (cau, tay…); c) Dùng nhiều dấu phụ (như ở các chữ ă, â, ô, ơ…) hoặc ghép nhiều chữ cái để biểu thị một âm (như ở các chữ ch, kh, ng…). Mặc dù còn một số hạn chế như đã nêu nhưng về cơ bản, chữ Quốc ngữ có nhiều ưu điểm mà nổi bật nhất là đơn giản, dễ học. Bằng chứng là trong phong trào Bình dân học vụ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 nhằm xoá nạn mù chữ, diệt “giặc dốt”, nhờ chữ Quốc ngữ dễ học mà chỉ sau ba tháng, nhiều người dân thất học đã biết đọc, biết viết.
Xem thêm các bài soạn văn lớp 9 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Cấu trúc sách Ngữ văn 9
Tri thức Ngữ văn trang 11
Sông núi nước Nam (Nam quốc sơn hà)
Khóc Dương Khuê
Thực hành tiếng Việt trang 18
Thực hành đọc hiểu: Phò giá về kinh