Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
Giáo án Luyện tập Toán 8 Bài 3: Tính chất đường phân giác của tam giác
A. Mục tiêu
1 Kiến thức: – HS nêu lên được, củng cố và khắc sâu kiến thức về tính chất đường phân giác trong tam giác.
– HS vận dụng tính chất đường phân giác vào giải các bài toán tính độ dài đường thẳng, tính diện tích tam giác, chứng minh các đường thẳng bằng nhau.
2. Kỹ năng: – HS rèn luyện kỹ năng và biết cách tính các đường thẳng tỉ lệ.
3. Thỏi độ: rèn tính kiên trì trong suy luận, cẩn thận, chính xác trong hình vẽ.
4. Phát triển năng lực:
– Năng lực tự học: HS lập và thực hiện kế hoạch học tập nghiêm túc, ghi chú bài giải của giáo viên theo các ý chính ( dưới dạng tư duy hoặc sơ đồ khối), tra cứu tài liệu ở thư viện nhà trường theo yêu cầu của nhiệm vụ học tập.
– Năng lực giải quyết vấn đề: HS phân tích được các tình huống học tập, Phát hiện và nêu được các tình huống co vấn đề,đề xuất được giải pháp giải quyết được sự phù hợp hay khôn tậpg phù hợp
– Năng lực tính toán: HS biết tính toán để vẽ hình cho phù hợp
– Năng lùc hợp tác, HS biết hợp tác hỗ trợ nhau trong nhóm để hoàn thành phần việc được giao ; biết nêu những mặt được và mặt thiếu sót của nhóm
B. Chuẩn bị
1. Giáo viên: bảng phụ hình 27-SGK, thước thẳng, com pa, phấn màu.
2. Học sinh:: thước thẳng, com pa.
C. phương pháp
Trực quan, nêu và giải quyết vấn đề, vấn đáp,…
D. Tiến trình bài dạy
1. Tổ chức lớp: Kiểm diện(1p)
2. Kiểm tra bài cũ (4p)
? Phát biểu định lý về đường phân giác của tam giác. Vẽ hình ghi GT, KL.
3. Bài mới
Hoạt động 1: Khởi động (10’) |
||
– Treo bảng phụ đưa ra đề kiểm tra (ghi sẳn câu hỏi, bài tập, hình vẽ) – Gọi HS lên bảng – Kiểm tra vở bài tập vài HS – Cho HS nhận xét câu trả lời và bài làm ở bảng – Đánh giá cho điểm |
– HS đọc yêu cầu đề kiểm tra – Một HS lên bảng trả lời và làm bài, cả lớp làm vào vở bài tập: AD là phân giác góc  của ∆ABC – Tham gia nhận xét câu trả lời và bài làm trên bảng – Tự sửa sai (nếu có) |
1/ – Phát biểu định lí tính chất đường phân giác của tam giác? 2/ – Tìm x trong hình vẽ – Tham gia nhận xét câu trả lời và bài làm trên bảng |
Hoạt động 2: Luyện tập (33’) |
||
Nêu bài tập 16. Gọi HS tóm tắt Gt-Kl, vẽ hình. Yêu cầu của đề bài? Vận dụng kiến thức nào để cminh ? Hãy cho biết tỉ số m/n? Vì sao? Hãy dùng công thức tính S∆ để tìm tỉ số SABD/SACD ? Từ đó có thể kết luận đpcm? Gọi một HS trình bày ở bảng Cho HS nhận xét, sửa sai… gt |
Đọc đề bài, vẽ hình vào vở Một HS ghi Gt-Kl ở bảng HS thảo luận nhóm, trả lời và giải Áp dụng định lí phân giác của tam giác: – Tham gia nhận xét câu trả lời và bài làm trên bảng Một HS trình bày ở bảng,cả lớp làm vào vở |
Bài 16 trang 67 SGK – Tham gia nhận xét câu trả lời và bài làm trên bảng |
– Nêu bài tập 17, treo hình vẽ 25 lên bảng – Để chứng minh DE//BC ta vận dụng kiến thức nào? Chứng minh (GV có thể gợi ý tóm tắt cho HS bằng sơ đồ phân tích đi lên) – Gọi 1 HS giải ở bảng (HS dựa vào phân tích trình bày bài giải) cho HS lớp nhận xét bài giải ở bảng |
– HS đọc đề bài, vẽ hình vào vở. – Trả lời câu hỏi và ứng dụng giải: Xét ∆AMB có MD là phân giác góc AMB ⇒ (t/c pg) Xét ∆AMC có ME là phân giác góc AMC ⇒ (t/c pg) Mà MB = MC (gt) ⇒ ⇒ DE//BC (định lí đảo của định lí Talét) |
Bài 17 trang 68 SGK – Tham gia nhận xét câu trả lời và bài làm trên bảng – Tham gia nhận xét câu trả lời và bài làm trên bảng |
Bài 17 trang 68 SGK |
||
Cho HS đọc và vẽ hình bài tập 18 sgk Làm thế nào để tính EB, EC? Gợi ý: có thể sử dụng các cách biến đổi tỉ lệ thức và t/c dãy tỉ số bằng nhau để có được các tỉ lệ thức liên quan Cho HS hợp tác làm bài theo nhóm. Theo dõi và giúp đỡ các nhóm yếu làm bài. Cho đại diện nhóm trình bày. Các nhóm còn lại nhận xét |
Đọc đề bài, vẽ hình; ghi GT- KL HS hợp tác làm bài theo nhóm nhỏ – Đại diện nhóm trình bày: Do AC là phân giác góc Â, E ∈ BC nên: – Tham gia nhận xét câu trả lời và bài làm trên bảng |
– Tham gia nhận xét câu trả lời và bài làm trên bảng |
5. Hướng dẫn học sinh tự học (2p)
– Làm lại các bài tập trên, làm bài tập 22 (tr68-SGK)(áp dụng tính chất đường phân giác trong mỗi tam giác (9 tam giác) để lập các tỉ lệ thức
– Làm bài tập 21, 22, 23 (tr70-SBT)
– Đọc trước bài 4: Khái niệm 2 tam giác đồng dạng.