Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
Giáo án Luyện tập Toán 8 Bài 9: Hình chữ nhật
A. Mục tiêu
1. Kiến thức:
– Cửng cố cho học sinh nhận biết được định nghĩa, tính chất của HCN, các dấu hiệu nhận biết HCN, tính chất đường trung tuyến ứng với cạnh huyền Tam giác vuông.
2. Kỹ năng:
– Biết cách áp dụng dấu hiệu nhận biết để chứng minh 1 tứ giác là HCN, vận dụng tính chất đường trung tuyến ứng với cạnh huyền của tam giác vuông để chứng minh tam giác vuông.
3. Thái độ:
– Tích cực, tự giác, hợp tác.
4. Phát triển năng lực:
– Biết vận dụng 1 cách sáng tạo tính chất đường trung tuyến trong tam giác vuông để chứng minh góc tam giác vuông.
B. Chuẩn bị
1. Giáo viên:
– Bảng phụ ghi b ài tập 63 và thước thẳng.
2. Học sinh:
– Compa, thước, bảng nhóm.
C. Phương pháp
– Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình, …
D. Tiến trình dạy học
1. Tổ chức lớp: Kiểm diện.
2. Kiểm tra bài cũ:
– Phát biểu định nghĩa HCN? nêu các t/c về cạnh và đường chéo của HCN.
3. Bài mới
Hoạt động 1: Khởi động (5’) |
||
– Treo bảng phụ ghi đề – Gọi một HS lên bảng – Cả lớp cùng làm – Kiểm tra vở bài tập vài HS – Cho HS nhận xét câu trả lời và bài làm ở bảng – Đánh giá cho điểm – GV nhắc lại định nghĩa, tính chất của hình chữ nhật và giải thích rõ sự đúng, sai của từng câu trong câu 2 |
– HS đọc yêu cầu đề kiểm tra – Một HS lên bảng trả lời và làm bài (có thể vẽ hình để giải thích sự đúng sai của mỗi câu) 1/ Phát biểu như SGK trang 97 2/ Các câu đúng: a), b), d), e) Các câu sai: c), f) – Tham gia nhận xét câu trả lời và bài làm trên bảng – Tự sửa sai (nếu có) |
1/ Phát biểu định nghĩa, tính chất của hình chữ nhật. 2/ Các câu sau đúng hay sai a) Hình thang cân có một góc vuông là hình chữ nhật. b) Hình bình hành có một góc vuông là hình chữ nhật. c) Tứ giác có hai đường chéo bằng nhau là hình chữ nhật. d) Hình bình hành có hai đường chéo bằng nhau là hình chữ nhật. e) Tứ giác có ba góc vuông là hcn f) Hình thang có hai đường chéo bằng nhau là hình chữ nhật. |
Hoạt động 2: Luyện tập (30’) |
||
Bài 63 trang 100 SGK – Treo bảng phụ ghi đề – Yêu cầu HS phân tích đề – Yêu cầu HS nêu GT-KL – Hướng dẫn kẻ BH ⊥ CD – Tứ giác ABHD là hình gì ?Vì sao ? – Từ đó ta có điều gì ? – Muốn tính AD ta phải tính đoạn nào ? – Muốn tính được BH ta phải làm sao ? – Trong tam giác vuông BHC ta biết được độ dài mấy đoạn ? – Áp dụng định lí Phytharo ta có điều gì ? – Vậy AD bằng ? – Gọi HS lên bảng trình bày – Cho HS khác nhận xét – GV hoàn chỉnh bài làm Bài 65 trang 100 SGK – Treo bảng phụ ghi đề – Đề bài cho ta điều gì ?
– Đề bài yêu cầu điều gì ? – Hướng dẫn vẽ hình – Yêu cầu HS nêu GT-KL – Dự đoán EFGH là hình gì ? – Khi nói tới trung điểm thì ta liên hệ đến điều gì đã học ? – EF là gì của ∆ABC ? – Ta suy ra điều gì ? – Tương tự đối với HG – Ta suy ra điều gì ? – Từ hai điều trên ta có điều gì? – Vậy EFGH là hình gì ? – EFGH còn thiếu điều kiện gì để là hình chữ nhật ? – Ta có EF // AC và AC ⊥ BD thì suy ra được điều gì ? – Mà EH như thế nào với BD ? – Ta suy ra điều gì ? – Nên góc HEF bằng ? – Vậy hình bình hành EFGH là hình gì ? – Cho HS chia nhóm. Thời gian làm bài 5’ – Cho đại diện nhóm lên bảng trình bày – Cho HS nhóm khác nhận xét – GV hoàn chỉnh bài làm |
– HS quan sát hình vẽ – HS phân tích đề – HS lên bảng nêu GT-KL – HS vẽ theo hướng dẫn của GV – ABHD là hình chữ nhật vì có 3 góc vuông – AB = DH = 10 ; AD = BH – Muốn tính AD ta phải tính được đoạn BH – Ta dựa vào định lí Phytharo vào tam giác vuông BHC – HS lên bảng trình bày lại – HS khác nhận xét – HS sửa bài vào vở – HS đọc đề và phân tích – AC ⊥ BD. E, F, G, H theo thứ tự là trung điểm của các cạnh AB, BC, CD, DA. – EFGH là hình gì ? Vì sao ? – HS vẽ hình theo hướng dẫn – HS nêu GT-KL – EFGH là hình chữ nhật – Khi nói đến trung điểm ta liên hệ đến đường trung bình – EF là đg trung bình của ∆ABC – EF // AC và EF = ½ AC – HG là đg trung bình của∆ADC – HG // AC và HG = ½ AC – HG // EF và HG = EF – EFGH là hình bình hành – Thiếu 1 góc vuông – EFBD – EH // BD ⇒ EF ⊥ EH – – Hình bình hành EFGH là hình chữ nhật – HS suy nghĩ cá nhân sau đó chia 4 nhóm hoạt động – Đại diện nhóm lên bảng trình bày – HS nhóm khác nhận xét – HS sửa bài vào vở |
Bài 63 trang 100 SGK Tìm x trong các hình sau: Bài 65 trang 100 SGK Tứ giác ABCD có hai đường chéo vuông góc nhau. Gọi E, F, G, H theo thứ tự là trung điểm của các cạnh AB, BC, CD, DA. Tứ giác EFGH là hình gì ? Vì sao ? Chứng minh Ta có: E là trung điểm AB (gt) F là trung điểm BC (gt) Nên: EF là đường trung bình của ∆ABC ⇒ EF // AC và EF = ½ AC Tương tự: HG là đường trung bình của∆ADC ⇒ HG // AC và HG = ½ AC Do đó: HG // EF và HG = EF Nên: EFGH là hình bình hành (có 2 cạnh đối ssong và bg nhau) Ta lại có: EF // AC (cmt) AC ⊥ BD (gt) ⇒ EF ⊥ BD Mà EH // BD (EH là đường trung bình của ∆ABD) ⇒ EF⊥ EH Vậy: Hình bình hành EFGH là hình chữ nhật (có 1 góc vuông) |
Hoạt động 3: Vận dụng(8’) |
||
– Treo bảng phụ ghi đề – Cho HS lên bảng chọn – Cho HS khác nhận xét – GV hoàn chỉnh bài làm |
Trắc nghiêm: 1/ Tứ giác có 3 góc vuông là hình gì ? a) Hình chữ nhật b) Hình thang cân c) Hình bình hành d) Tất cả đều đúng 2/ Chọn câu đúng a) Hình bình hành có hai cạnh kề bằng nhau b) Hình thang cân có hai cạnh đáy bằng nhau c) Hình thang có 1 góc vuông d) Tất cả đều đúng 3/ ∆GHK là tam giác gì ? a) Tam giác cân b) Tam giác vuông c) Tam giác thường d) Tất cả đều sai |
|
MỞ RỘNG (2’) |
||
– Nêu đ/n HCN? HCN có những tính chất gì? Dấu hiệu nhận biết HCN. – Xem lại các bài đã giải – Ôn lại hình chữ nhật, hình bình hành. /td> |
5. Hướng dẫn học sinh tự học (3p)
– Ôn lại đ/n đường tròn, đ/l thuận và đảo của tia phân giác của góc, tính chất đường trung trực của đoạn thẳng.
– Làm bài tập 66(SGK).
– Xem trước bài: đường thẳng song song với 1 đường thẳng cho trước.