Trắc nghiệm Hóa học 11 Chương 9 có đáp án: Anđehit – Xeton – Axit cacboxylic
Trắc nghiệm Andehit có đáp án – Hóa học lớp 11
Bài 1: Cho hỗn hợp khí X gồm HCHO và H2 đi qua ống đựng bột Ni nung nóng. Sau khi phản ứng xảy hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí Y gồm hai chất hữu cơ. Đốt cháy hết Y thì thu được 11,7 gam H2O và 7,84 lít khí CO2 (đktc). Thành phần phần trăm theo thể tích của H2 trong X là
A. 46,15%. B. 35,00%. C. 53,85%. D. 65,00%.
Đáp án: A
nCO2 = 0,35 mol; nH2O = 0,65 mol
Bài 2: Cho 0,25 mol một anđehit mạch hở X phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 54 gam Ag. Mặt khác, khi cho X phản ứng với H2 dư (xúc tác Ni, t0) thì 0,125 mol X phản ứng hết với 0,25 mol H2. Chất X có công thức ứng với công thức chung là
A. CnH2n(CHO)2 (n ≥ 0). B. CnH2n+1CHO(n ≥ 0).
C. CnH2n-1CHO (n ≥ 2). D. CnH2n-3CHO (n ≥ 2).
Đáp án: C
nAg/nX = 2 và nH2/nY = 2 ⇒ CnH2n-1CHO (n ≥ 2)
Bài 3: Hai hợp chất hữu cơ X và Y là đồng đẳng kế tiếp, đều tác dụng với Na và có phản ứng tráng bạc. Biết phần trăm khối lượng oxi trong X, Y lần lượt là 53,33% và 43,24%. Công thức cấu tạo của X và Y tương ứng là
A. HO-CH2-CHO và HO-CH2-CH2-CHO.
B. HO-CH2-CH2-CHO và HO-CH2-CH2-CH2-CHO.
C. HO-CH(CH3)-CHO và HOOC-CH2-CHO.
D. HCOOCH3 và HCOOCH2-CH3.
Đáp án: A
X, Y tác dụng với Na và có phản ứng tráng bạc ⇒ X,Y có nhóm chức ancol –OH và chức andehit –CHO.
⇒ Trong X, Y có 2 nguyên tử oxi.
Bài 4: Hiđro hóa hoàn toàn m gam hỗn hợp x gồm hai anđehit no, đơn chức, mạch hở, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng thu được (m + 1) gam hỗn hợp hai ancol. Mặt khác, khi đốt cháy hoàn toàn cũng m gam X thì cần vừa đủ 15,68 lít khí CO2 (đktc). Giá trị của m là
A. 17,8. B. 24,8. C. 10,5. D. 8,8.
Đáp án: A
Gọi công thức trung bình của 2 andehit là: (5,2 – 3,88)/22 = 0,06
andehit X + H2 → ancol
mH2 = 1 ⇒ nX = nH2 = 0,5 mol
nCO2 = 0,7 => ntb = nCO2 : nandehit = 1,4
m = nX. MX = 0,5.(14. 1,4 + 16) = 17,8g
Bài 5: Đốt cháy hoàn toàn 1 mol hợp chất hữu cơ X, thu được 4 mol CO2. Chất X tác dụng được với Na, tham gia phản ứng tráng bạc với phản ứng cộng Br2 theo tỉ lệ mol 1 : 1. Công thức cấu tạo của X là
A. HO-CH2-CH2-CH=CH-CHO.
B. HOOC-CH=CH-COOH.
C. HO-CH2-CH=CH-CHO.
D. HO-CH2-CH2-CH2-CHO
Đáp án: D
nCO2 : nX = 4
⇒ Số C trong X = 4
X tác dụng với Na ⇒ có nhóm chức –OH, phản ứng tráng bạc ⇒ có nhóm –CHO, vì có nhóm -CHO nên có phản ứng cộng Br2 tỉ lện 1:1 ⇒ đáp án D
Bài 6: Tên thay thế của CH3-CH(CH3)-CH2-CHO là
A. 3-metylbutanal. B. 2-metylbutan-4-al.
C. isopentanal. D. pentanal.
Đáp án: A
Bài 7: Khi đốt cháy hỗn hợp các anđehit cùng dãy đồng đẳng thu được số mol CO2 bằng số mol nước. Các anđehit đó là các anđehit
A. no, đơn chức. B. no, đơn chức, mạch hở.
C. no, hai chức, mạch hở. D. không no, đơn chức mạch hở.
Đáp án: B
Bài 8: Cho 3,6g anđehit đơn chức X phản ứng hoàn toàn với một lượng dư Ag2O (hoặc AgNO3) trong dung dịch NH3 đun nóng, thu được m gam Ag. Hòa tan hoàn toàn m gam Ag bằng dung dịch HNO3 đặc, sinh ra 2,24 lít khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất, (đktc)). Công thức của X là
A. C3H7CHO. B. HCHO.
C. C4H9CHO. D. C2H5CHO.
Đáp án: A
nAg = nCO2 = 0,1 mol
Nếu anđehit không phải là HCHO, M = 3,6/0,05 = 72 ⇒ C3H7O
Bài 9: Cho 6,6 gam một anđehit X đơn chức, mạch hở phản ứng với lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng. Lượng Ag sinh ra cho phản ứng hết với axit HNO3 loãng, thoát ra 2,24 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, (đktc)). Công thức cấu tạo thu gọn của X là
A. CH3CHO. B. HCHO.
C. CH3CH2CHO. D. CH2=CHCHO.
Đáp án: A
nAg = nNO = 0,03 mol
Bài 10: Cho 0,1 mol anđehit X tác dụng với lượng vừa đủ AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng thu được 43,2 gam Ag. Hiđro hóa X thu được Y, biết 0,1 mol Y phản ứng vừa đủ với 4,6 gam Na. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
A. HCHO. B. CH3CHO.
C. OHC-CHO. D. CH3CH(OH)CHO.
Đáp án: C
nAg/nX = 4 và nNa/nY = 2 ⇒ OHC-CHO
Bài 11: Các đồng phân anđehit của C5H10O là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Đáp án: C
Bài 12: Cho các nhận định sau:
(a) Anđehit là hợp chất chỉ có tính khử.
(b) Anđehit cộng hiđro thành ancol bậc một.
(c) Anđehit tác dụng với AgNO3/NH3 tạo thành Ag.
(d) Anđehit no, đơn chức, mạch hở có công thức tổng quát CnH2nO.
Số nhận định đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Đáp án: C
Bài 13: Anđehit axetic không tác dụng được với
A. Na. B. H2.
C. O2. D. dung dịch AgNO3/NH3 .
Đáp án: A
Bài 14: Phản ứng nào sau đây không tạo anđehit axetic ?
A. Cho axetilen phản ứng với nước.
B. Oxi hóa không hoàn toàn etilen.
C. Oxi hóa không hoàn toàn ancol etylic.
D. Oxi hóa không hoàn toàn ancol metylic.
Đáp án: D
Bài 15: Ứng dụng nào sau đây không phải của anđehit fomic
A. Dùng để sản xuất nhựa phenol-fomanđehit.
B. Dùng để sản xuất nhựa ure-fomanđehit.
C . Dùng để tẩy uế, ngâm mẫu động vật.
D. Dùng để sản xuất axit axetic.
Đáp án: D
Bài 16: Tên thông thường của CH3-CH2-CHO là
A. anđehit propanal. B. anđehit propionic.
C. propanđehit. D. propanal.
Đáp án: B
Trắc nghiệm Axit cacboxylic có đáp án – Hóa học lớp 11
Bài 1: Hóa hơi 15,52 gam hỗn hợp gồm một axit no đơn chức X và một axit no đa chức Y (số mol X lớn hơn số mol Y), thu được một thể tích hơi bằng thể tích của 5,6 gam N2 (đo trong cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Nếu đốt cháy toàn bộ hỗn hợp hai axit trên thì thu được 10,752 lít CO2 (đktc). Công thức cấu tạo của X, Y lần lượt là
A. H-COOH và HOOC-COOH.
B. CH3-COOH và HOOC-CH2-CH2-COOH.
C. CH3-CH2-COOH và HOOC-COOH.
D. CH3-COOH và HOOC-CH2-COOH.
Đáp án: D
nN2 = naxit = 0,2 mol
Gọi X là CnH2nO2 (x mol)
Y là CmH2m-2O4 (y mol)
x + y = 0,2 mol
x(14n + 32 ) + y(14m + 62) = 15,52
xn + ym = nCO2 = 0,48
⇒ x = 0,12; y = 0,08
⇒ 3n + 2m = 12
Ta có: n, m > 2 ⇒ n = 2 và m = 3.
Bài 2: Hỗn hợp X gồm hai axit cacbocylic no, mạch hở Y và Z (phân tử khối của Y nhỏ hơn Z). Đốt cháy hoàn toàn a mol X, sau phản ứng thu được a mol H2O. Mặt khác, nếu cho a mol X tác dụng với lượng dư dung dịch NaHCO3, thì thu được 1,6a mol CO2. Thành phần phần trăm theo khối lượng của Y trong Z là
A. 46,67%. B. 40,00%.
C. 25,41%. D. 74,59%.
Đáp án: C
a mol X → a mol H2O ⇒ Số H trung bình trong X = 2
⇒ Y là HCOOH (x mol) và Z là: (COOH)2 (y mol)
nCO2 = nH+ = 1,6a ⇒ x + 2y = 1,6a (1)
x + y = a (2)
Từ (1)(2) ⇒ x = 0,4a; y = 0,6a
%m HCOOH =
Bài 3: Hỗn hợp Z gồm hai axit cacbocylic đơn chức X và Y (MX > MY) có tổng khối lượng là 8,2 gam. Cho Z tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được dung dịch chưa 11,5 gam muối. Mặt khác, nếu cho Z tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 21,6 gam Ag. Công thức và phần trăm khối lượng của X trong Z là
A. C2H3COOH và 43,90%. B. C3H5COOH và 54,88%.
C. C2H5COOH và 56,10%. D. HCOOH và 45,12%.
Đáp án: A
1 mol Z → 1 mol muối tăng 22g
nZ = (11,5 – 8,2)/22 = 0,15
Z tác dụng được với AgNO3/NH3 ⇒ trong Z có HCOOH
nHCOOH = 1/2 nAg = 0,1 ⇒ nY = 0,05; mY = 8,2 – 0,1.46 = 3,6g
MY = 72 ⇒ Y là C2H3COOH
⇒ %mY = 43,9%
Bài 4: Cho hỗn hợp X gồm hai axit cacbocylic no, mạch không phân nhánh. Đốt chày hoàn toàn 0,3 mol hỗn hợp X, thu được 11,2 lít khí CO2 (đktc). Nếu trung hòa 0,3 mol X thì cần dùng 500ml dung dịch NaOH 1M. Hai axit đó
A. HCOOH, HOOC-COOH. B. HCOOH, HOOC-CH2– COOH.
C. HCOOH, C2H5COOH. D. HCOOH, CH3COOH.
Đáp án: A
nC trong X = = 0,5 mol
nC trong nhóm chức COOH của X = nNaOH = 0,5 mol
⇒ Trong X, C chỉ nằm trong nhóm chức COOH, không có ở gốc
⇒ HCOOH, HOOC – COOH
Bài 5: Hỗn hợp X chứa ba axit cacbocylic đều đơn chức, mạch hở, gồm một axit no và hai axit không no đều có một liên kết đôi (C=C). Cho m gam X tác dụng vừa đủ với 150 ml dung dịch NaOH 2M, thu được 25,56 gam hỗn hợp muối. Đốt cháy hoàn toàn m gam X, hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy bằng dung dịch NaOH dư, khối lượng dung dịch tăng thêm 40,08 gam. Tổng khối lượng của hai axit cacbocylic không no trong m gam X là
A. 9,96 gam. B. 15,36 gam.
C. 12,06 gam. D. 18,96 gam.
Đáp án: C
nNaOH = 0,3 = naxit = nmuối
Gọi CTPT axit no là CnH2nO2 (a mol); CTPT trung bình của 2 axit không no là CmH2m-2O2 (b mol)
Ta có: a + b = 0,3
a.(14n + 54) + b.(14m + 52) = 25,56
(an + bm).44 + [an + b(m – 1)].18 = 40,08
⇒ an + bm = 0,69; b = 0,15; a = 0,15 ⇒ n + m = 4,6
Dựa vào điều kiện n : nguyên dương, m > 3 ⇒ n = 1 và m = 3,6
Vậy khối lượng 2 axit không no = (14.3,6 + 30).0,15 = 12,06 (gam)
Bài 6: Axit malonic có công thức là
A. CH3-COOH. B. CH2=CH-COOH.
C. C6H5-COOH. D. HOOC-CH2-COOH.
Đáp án: D
Bài 7: Axit acrylic (CH2=CH-COOH) không có khả năng phản ứng với dung dịch
A. Na2CO3. B. Br2.
C. NaCl. D. Ca(HCO3)2.
Đáp án: C
Bài 8: Đốt cháy hoàn toàn x mol axit cacboxylic E, thu được y mol CO2 và z mol H2O (với z = y – x). Cho x mol E tác dụng với NaHCO3 (dư) thu được y mol CO2. Tên gọi của E là
A. axit oxalic. B. axit acrylic.
C. axit ađipic. D. axit fomic.
Đáp án: A
Bài 9: Trung hòa 3,88 gam hỗn hợp X gồm hai axit cacbocylic no, đơn chức, mạch hở bằng dung dịch NaOH, cô cạn toàn bộ dung dịch sau phản ứng thu được 5,2 gam muối khan. Nếu đốt cháy hoàn toàn 3,88 gam X thì thể tích oxi (đktc) cần dùng là
A. 2,24 lít. B. 4,48 lít.
C. 1,12 lít. D. 3,36 lít.
Đáp án: D
RCOOH + Na → RCOONa
1 mol axit → 1 mol muối tăng 22g
⇒ naxit = (5,2 – 3,88)/22 = 0,06 mol
Gọi công thức trung bình của 2 axit là:
MX = 14ntb + 32 = 3,88 : 0,06 = 194/3 ⇒ ntb = 7/3
⇒ V = 3,36l
Bài 10: Hỗn hợp X gồm axit axetic, axit fomic và axit oxalic. Khi cho m gam X tác dụng với NaHCO3 (dư) thì thu được 15,68 lít khí CO2 (đktc). Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam X cần 8,96 lít khí O2 (đktc), thu được 35,2 gam CO2 và y mol H2O (đktc). Giá trị của y là
A. 0,2. B. 0,3. C. 0,6. D. 0,8.
Đáp án: C
X + NaHCO3 → CO2
H+ + HCO3– → CO2 + H2O
nCO2 = nH+ = 0,7 mol
Ta có: nO(axit) = 2 nH+ = 1,4 mol
Bảo toàn nguyên tố oxi: nO (axit) + 2nO2 = 2nCO2 + nH2O
⇒ 1,4 + 0,4.2 = 0,8.2 + y ⇒ y = 0,6 mol
Bài 11: Số đồng phân axit ứng với công thức C4H8O2 là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 6.
Đáp án: A
Bài 12: Công thức chung của axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở là
A. CnH2nO2. B. CnH2n+2O2.
C. CnH2n+1O2. D. CnH2n-1O2.
Đáp án: A
Bài 13: Dung dịch axit axetic không phản ứng được với
A. Mg. B. NaOH.
C. NaHCO3. D. NaNO3.
Đáp án: D
Bài 14: Cho các phản ứng sau ở điều kiện thích hợp:
(1) Lên men giấm ancol etylic.
(2) Oxi hóa không hoàn toàn anđehit axetic.
(3) Oxi hóa không hoàn toàn butan.
(4) Cho metanol tác dụng với cacbon oxit.
Trong những phản ứng trên, số phản ứng tạo axit axetic là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Đáp án: D
Bài 15: Dãy số gồm các chất có nhiệt độ sôi tăng dần từ trái qua phải là:
A. C2H6, C2H5OH, CH3CHO, CH3COOH.
B. C2H6, CH3CHO, C2H5OH, CH3COOH.
C. CH3CHO, C2H6, C2H5OH, CH3COOH.
D. C2H6, CH3CHO, CH3COOH, C2H5OH.
Đáp án: B
Bài 16: Axit oxalic có vị chua của
A. giấm. B. chanh. C. me. D. khế.
Đáp án: C
Trắc nghiệm Luyện tập: Andehit, Axit cacboxylic có đáp án – Hóa học lớp 11
Bài 1: Hỗn hợp A gồm hai anđêhit no, đơn chức, hở là đồng đẳng kế tiếp nhau. Cho 11,8g A phản ứng với Ag2O dư trong NH3 được a gam Ag. Cho a gam Ag phản ứng với HNO3 đặc nóng dư được 17,92 lít NO2 là sản phẩm khử duy nhất của N+5 ở đktC. Tìm hai anđêhit:
A. CH3CHO; C2H5CHO
B. HCHO; CH3CHO
C. C2H5CHO; C3H7CHO
D. C3H7CHO; C4H9CHO
Đáp án: B
nNO2 = 0,8. Bảo toàn e ⇒ nAg = 0,8 mol
Giả sử A không có HCHO ⇒ nA = 0,8 : 2 = 0,4 mol
⇒ MA = 11,8 : 0,4 = 29,5 < 30 (HCHO) ⇒ loại
⇒ A gồm HCHO và CH3CHO
Bài 2: Cho 4,6 gam một ancol no, đơn chức phản ứng với CuO dư nung nóng, thu được 6,2 gam hỗn hợp X gồm anđehit, nước. Cho toàn bộ lượng hỗn hợp X phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng, thu được m gam Ag. Giá trị của m là
A. 10,8. B. 21,6.
C. 43,2. D. 16,2.
Đáp án: B
mtăng = m[O] = 6,2 – 4,6 = 1,6g
n[O] = nancol = nandehit = 0,1 mol
Mancol = 4,6 : 0,1 = 46 ⇒ C2H5OH
⇒ nAg = 2 nancol = 0,2 ⇒ m = 21,6g
Bài 3: Cho các chất: (1) etanol; (2) phenol; (3) axit acrylic; (4) axit axetic; (5) axit propanoic; (6) ancol benzylic; (7) axit fomic; (8) etanal; (9) nước; (10) axit oxaliC. Tính axit biến đổi như sau:
A. (6) < (1) < (8) < (9) < (10) < (5) < (4) < (7) < (3) < (2)
B. (8) < (1) < (6) < (9) < (2) < (5) < (4) < (7) < (3) < (10)
C. (8) < (1) < (6) < (9) < (2) < (5) < (4) < (7) < (10) < (3)
D. (8) < (1) < (6) < (9) < (2) < (7) < (4) < (5) < (3) < (10)
Đáp án: B
Bài 4: Hỗn hợp X gồm hai axit cacboxylic đơn chức, đồng đẳng kế tiếp. Cho 5,4 gam X phản ứng hoàn toàn với dung dịch NaHCO3 dư, thu được 2,24 lít khí CO2 (đktc). Công thức của hai axit trong X là
A. C3H7COOH và C4H9COOH.
B. CH3COOH và C2H5COOH.
C. C2H5COOH và C3H7COOH.
D. HCOOH và CH3COOH
Đáp án: D
H+ + HCO3– → CO2 + H2O
⇒ nX = nH+ = nCO2 = 0,1 mol
MX = 5,4 : 0,1 = 54
⇒ X gồm: HCOOH(46); CH3COOH(60)
Bài 5: Cho 0,04 mol một hh X gồm CH2=CH-COOH, CH3COOH và CH2=CH-CHO pư vừa đủ với dd chứa 6,4g brom. Mặt khác, để trung hoà 0,04 mol X cần dùng vừa đủ 40 ml dd NaOH 0,75 M. Khối lượng của CH2=CH-COOH trong X là
A. 0,56 gam. B. 1,44 gam.
C. 0,72 gam. D. 2,88 gam.
Đáp án: B
CH2=CH-COOH x mol; CH3COOH y mol; CH2=CH-CHO z mol
⇒ x + y + z = 0,04 mol
nBr2 = x + 2z = 0,04 mol
nNaOH = x + y = 0,03 mol
⇒ x = 0,02; y = 0,01; z = 0,01 ⇒ mCH2=CH-COOH = 0,02. 72 = 1,44g
Bài 6: Cho sơ đồ phản ứng: C2H2 → X → CH3COOH.
Trong sơ đồ trên, mỗi mũi tên là một phản ứng. X là chất nào sau đây?
A. CH3COONa. B. HCOOCH3.
C. CH3CHO. D. C2H5OH.
Đáp án: C
Bài 7: Hai chất hữu cơ X và Y, thành phần nguyên tố đều gồm C, H, O, có cùng số nguyên tử cacbon (MX < MY). Khi đốt cháy hoàn mỗi chất trong oxi dư đều thu được số mol H2O bằng số mol CO2. Cho 0,1 mol hỗn hợp gồm X và Y phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 28,08 gam Ag. Thành phần phần trăm khối lượng của X trong hỗn hợp ban đầu là
A. 39,66%. B. 60,34%. C. 21,84%. D. 78,16%.
Đáp án: C
nAg = 0,26
2nX < nAg < 4nX ⇒ Trong X có HCHO. Mà X và Y có cùng số nguyên tử C, đốt cháy X và Y đều cho nCO2 = nH2O ⇒ Y là HCOOH
Gọi nHCHO = x mol; nHCOOH = y mol
⇒ x + y = 0,1 mol;
4x + 2y = 0,26
⇒ x = 0,03; y = 0,07
Bài 8: Axit cacboncylic X hai chức (có phần trăm khối lượng của oxi nhỏ hơn 70%), Y và Z là hai ancol đồng đẳng kế tiếp (MY < MZ). Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp gồm X, Y, Z cần vừa đủ 8,96 lít khí O2 (đktc), thu được 7,84 lít khí CO2 (đktc) và 8,1 gam H2O. Thành phần phần trăm khối lượng của Y trong hỗn hợp trên là
A. 15,9%. B. 29,9%. C. 29,6%. D. 12,6%.
Đáp án: B
nCO2 = 0,35 mol; nH2O = 0,45 mol; nO2 = 0,4 mol
Số C trung bình = 0,32 : 0,2 = 1,75
⇒ 2 ancol là CH3OH (x mol) và C2H5OH (y mol); axit là CnHmO4 (z mol)
Bảo toàn O: x + y + 4z = 0,35.2 + 0,45 – 0,4.2 = 0,35 mol (1)
x + y + z = 0,2 (2)
Từ (1)(2) ⇒ z = 0,05;
⇒ x + y = 0,15
nCO2 = 0,05n + x + 2y = 0,35
Ta có 0,05n + x + y < 0,05n + x + 2y = 0,35
⇒ 0,05n < 0,2 ⇒ n < 4
Lại có %mO < 70% ⇒ MX > 91 ⇒ n > 2
⇒ n = 3 (HOOC – CH2 – COOH) ⇒ x = 0,1; y = 0,05
%mCH3OH =
Bài 9: Cho phản ứng: 2C6H5-CHO + KOH → C6H5-COOK + C6H5-CH2-OH.
Phản ứng này chứng tỏ C6H5-CHO
A. vừa thể hiện tính oxi hoá, vừa thể hiện tính khử.
B. không thể hiện tính khử và tính oxi hoá.
C. chỉ thể hiện tính oxi hoá.
D. chỉ thể hiện tính khử.
Đáp án: A
Bài 10: Cho các chất axit axetic; glixerol; etanol; axetanđehit . Nhận biết các chất trên bằng
A. quỳ tím B. dung dịch NaOH
C. Cu(OH)2/OH- D. dung dịch HCl
Đáp án: C
Sử dụng Cu(OH)2/OH– hiện tượng:
Axit axetic: Kết tủa tan
Glixerol: Tạo phức chất tan màu xanh da trời
Axetanđehit: Tạo kết tủa đỏ gạch
Etanol: Không hiện tượng
Bài 11: Công thức chung của anđehit không no, có một liên kết đôi, đơn chức, mạch hở là
A. CnH2nO. B. CnH2n-2O.
C. CnH2n+2O. D. CnH2n-4O.
Đáp án: B
Bài 12: Khối lượng Ag thu được khi cho 0,1 mol CH3CHO phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng là
A. 43,2 gam. B. 21,6 gam.
C. 16,2 gam. D. 10,8 gam.
Đáp án: B
nAg = 2nCH3CHO = 0,2 ⇒ mAg = 21,6g
Bài 13: Đốt cháy hoàn toàn một anđehit X thu được số mol CO2 bằng số mol H2O. Khi cho 1 mol x phản ứng với lượng dư AgNO3 trong NH3 tạo 4 mol Ag. Công thức của anđehit là
A. HCHO. B. OHC-CHO.
C. CH3CHO. D. C2H7CHO.
Đáp án: A
Bài 14: Dung dịch axit axetic phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây?
A. NaOH, Cu, NaCl. B. Na, NaCl, CuO.
C. Na, CuO, HCl. D. NaOH, Na, CaCO3.
Đáp án: D
Bài 15: Cho 13,6 gam một chất hữu cơ X (có thành phần nguyên tố C, H, O) tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,6 mol AgNO3 trong NH3, đun nóng, thu được 43,2 gam Ag. Công thức cấu tạo của X là
A. CH≡C-[CH2]2-CHO. B. CH2=C=CH-CHO.
C. CH≡C-CH2-CHO. D. CH3-C≡C-CHO.
Đáp án: C
nAg = 0,4 < nAg ⇒ X có nhóm chức –CHO và có nối ba đầu mạch.
nX = 1/2 nAg = 0,2 ⇒ MX = 68 ⇒ X là: CH≡C-CH2-CHO.
Trắc nghiệm Bài thực hành 6: Tính chất của andehit và axit cacboxylic có đáp án – Hóa học lớp 11
Bài 1: Cho các chất:
NaOH (1), CuS (2), CaCO3 (3), KCl (4), CuO (5), Cu(OH)2 (6), CH3CH2OH (7).
Những chất tác dụng được với CH3COOH là
A. (1), (2), (4), (5), (7). B. (2), (3), (4), (6), (7).
C. (1), (2), (3), (5), (6), (7). D. (1), (3), (5), (6), (7).
Đáp án: D
Bài 2: Cách nào sau đây có thể phân biệt ba chất lỏng nguyên chất riêng biệt: CH3COOH, CH3CHO, C2H5OH?
A. Dùng quỳ tím, sau đó dùng NaOH.
B. Dùng dung dịch AgNO3 trong NH3 rồi sau đó dùng quỳ tím.
C. Dùng Na sau đó dùng dung dịch AgNO3 trong NH3.
D. Dùng dung dịch AgNO3, sau đó dùng Na.
Đáp án: B
Bài 3: Để phân biệt 4 lọ chưa fomalin, dung dịch axit fomic, dung dịch axit axetic, dung dịch grixerol thì có thể dùng cách nào sau đây?
A. Dùng quỳ tím sau đó dùng dung dịch AgNO3 trong NH3.
B. Dùng dung dịch AgNO3 trong NH3 sau đó dùng Na.
C. Dùng quỳ tím, sau đó dùng Cu(OH)2 ở nhiệt độ phòng.
D. Dùng quỳ tím sau đó dùng Na.
Đáp án: A
Bài 4: Khẳng định nào sau đây là sai khi nói về đặc điểm của phản ứng este hóa?
A. Phản ứng este hóa là phản ứng thuận nghịch.
B. Phản ứng este hóa có hiệu suất tối đa là 66,67%.
C. Phản ứng este hóa là phản ứng bất thuận nghịch.
D. Phản ứng este hóa có xúc tác là axit.
Đáp án: C
Bài 5: Biện pháp nào dưới đây không làm tăng hiệu suất quá trình tổng hợp etyl axetat từ phản ứng giữa ancol etylic và axit axetic.
A. Dùng dư axit hoặc ancol.
B. Dùng H2SO4 đặc hấp thụ nước.
C. Chưng cất đuổi este.
D. Tăng áp suất chung của hệ.
Đáp án: D