Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
TIẾT 53. BÀI 36: LUYỆN TẬP HIĐROCACBON THƠM
(Tiếp)
MỤC TIÊU:
Kiến thức:
HS biết:
+CTPT, CTC, CTTQ của các đồng đẳng của benzen
+Cách gọi tên các đồng đẳng của benzen, các đồng phân có 2 nhánh ở vòng benzen.
+Tính chất hóa học chung của các hđc thơm khác.
HS hiểu:
+Bản chất các phản ứng hóa học của các đồng đẳng của benzen, các đồng phân có 2 nhánh ở vòng benzen.
+Qui tắc thế trong phản ứng các hđc thơm khác
HS vận dụng:
+Biết những điểm giống và khác nhau về tính chất hóa học của các hđc thơm với ankan, anken
+Gọi tên các đồng đẳng của benzen, các đồng phân có 2 nhánh ở vòng benzen
+Viết các PTHH thể hiện tính chất hóa học của các hđc thơm
Kĩ năng:
Viết các PTHH minh họa tính chất hóa học của một số hiđrocacbon thơm.
Giải một số bài tập hidrocacbon thơm phức tạp.
Thái độ:
Tập trung bài giảng, nghiêm túc giải bài tập.
CHUẨN BỊ:
Chuẩn bị của GV:
Phiếu học tập, giáo án, SGK,
Chuẩn bị của HS:
SGK, vở ghi, đồ dùng học tập
Đọc bài, chuẩn bị bài trước.
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Nêu và giải quyết vấn đề, vấn đáp, …
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Ổn định tình hình lớp:
Kiểm tra bài cũ kết hợp trong quá trình dạy.
Vào bài mới:
Tiết trước chúng ta đã luyện tập ôn tập về lí thuyết và một số dạng bài tập cơ bản của hidrocacbon thơm. Tiết này chúng ta sẽ luyện tập thêm một số dạng bài tập nữa để củng cố sâu kiến thức.
Tiến trình bài học:
Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức
Hoạt đông 1: Bài tập tính toán về hiệu suất phản ứng
+GV: Yêu cầu HS làm bài tập tờ bài tập
HS: Làm bài tập được giao.
+GV: Gợi ý cho HS Bài tập 1:
Tiến hành phản ứng trùng hợp 10,4 gam stiren được hồn hợp X gồm polistiren và stiren dư . Cho X tác dụng với 200 ml dung dịch Brom 0,15M , sau đó cho dung dịch KI vào thấy xuất hiện 1,27 gam I2 . Hiệu suất trùng hợp Stiren là:
Giải:
nC8H8=10,4/104=0,1 mol
nBr2=0,15.2=0,3 mol
nI2=1,27/254=0,005 mol
nCH(C6H5)=CH2 (−CH(C6H5)−CH2−)n (1)
nCH(C6H5)=CH2 +Br2 → C6H5CHBr−CH2Br (2)
KI+Br2→ KBr+I2 (3)
Theo pt (3) nBr2 dư = 0,005 mol
=> nBr2(2) = 0,025 = nC6H5CH=CH2 dư
=> nCH(C6H5)=CH2 pư = 0,075 mol
=> H% = 0,075/0,1.100% = 75%
Hoạt động 2: Bài tập đốt cháy
+GV: Yêu cầu HS làm bài tập tờ phiếu học tập hôm trước.
HS: Thực hiện yêu cầu của GV
+GV: Yêu cầu HS làm bài tập GV giao trên bảng.
HS: Nghiên cứu và làm bài tập Bài tập 2:
Chất A là 1 đồng đẳng của benzen. Khi đốt cháy hoàn toàn 1,5gA thu được 2,52l CO2(đktc)
a.CTPT của A
b.Viết CTCT của A và gọi tên
Giải:
nCO2=2,52/22,4= 0,1125(mol)
Gọi CTPT chung của ankylbenzen là CnH2n-6
PT:
CnH2n-6+O2nCO2+(n-3)H2O
Theo PT:
n CnH2n-6=0,1125/n
1,5/(14n-6)=0,1125/n
=>n=9 Suy ra CTPT là C9H12
b.
Propylbenzen
Isopropylbenzen
1- Etyl – 2 – metylbenzen
1- Etyl – 4 – metylbenzen
1- Etyl – 3 – metylbenzen
1,2,3 – trimetylbenzen
1,2,4trimetylbenzen
Bài tập 3:
Đốt cháy hoàn toàn một thể tích hơi hợp chất hữu cơ A cần 10 thể tích O2 ( đo cùng điều kiện) , sản phẩm thu được chỉ gồm CO2 và H2O với m CO2:m H2O =44:9. Biết MA<150 . A có CTPT
Giải:
Theođề mCO2:mH2O=44:9
=> nCO2:nH2O =1:0,5 => nC:nH=1:1
A có thể có hoặc không có O , Đặt công thức A là CxHxOy
CxHxOy + (5x/4 – y/2)O2 → CO2+x/2H2O
1 5x/4 – y/2
Theo giả thiết và pt ta có (5x/4 – y/2) = 10 => y=0, x=8
=> CTPT của A là C8H8
Bài tập 4:
Nitro hóa benzen được 14,1 gam hỗn hợp 2 chất nitro có khối lượng phân tử hơn kém nhau 45đvC. Đốt cháy hoàn toàn 2 chất nitro này thu được 0,07 mol N2 . Hai chất nitro đó là :
Giải :
Đặt công thức 2 hợp chất nitro là C6H6−n(NO2)n
C6H6−n(NO2)n +O2 → 6CO2+(6−n)/2H2O+n/2N2
x n.x/2
Theo pt và giả thiết ta có {(78+45n).x=14,1
n.x/2=0,07
x=0,1; n=1,4
Theo giả thiết 2 chất nitro có KLPT hơn kém nhau 45đcV nên chúng hơn kém nhau 1 nhóm –NO2
=> 2 chất nitro là C6H4(NO2)2 và C6H5NO2
+GV: Yêu cầu HS làm bài tập GV giao trên bảng.
HS:Nghiên cứu và làm bài tập
Bài tập 5:
A,B,C là ba chất hữu cơ có %C, %H ( theo khối lượng) lần lượt là 92,3% và 7,7% tỉ lệ khối lương mol tương ứng là 1:2:3 . Từ A có thể điều chế B hoặc C bằng 1 phản ứng . C không làm mất màu Brom. Đốt cháy 0,1 mol B rồi dẫn toàn bộ sản phẩm cháy qua bình đựng dung dịch nước vôi trong dư . Khối lượng dung dịch tăng giảm bao nhiêu gam?
Giải :
Theo giả thiết thấy A,B,C có cùng công thức đơn giản nhất
nC:nH = 92,3/12 : 7,7/1 = 1:1
=> CTĐGN của A,B,C là CH
Từ A có thể điều chế B hoặc C bằng 1 phản ứng , C không làm mất màu nước brom nên A là C2H2 , B là C4H4 và C là C6H6
C4H4+O2 4CO2+2H2O
0,1 0,4 0,2
CO2+Ca(OH)2=>CaCO3+ H2O
0,4 0,4
mCO2+m H2O =0,4.44+0,2.18=21,2 gam
m CaCO3=0,4.100=40 gam
=> khối lượng dung dịch giảm= 40−21,2=18,8 gam
DẶN DÒ
-BTVN làm bài tập trong tờ bài tập và bài tập trong sách bài tập
RÚT KINH NGHIỆM
Chữ kí của tổ trưởng bộ môn Chữ kí của GVHD
BÀI TÂP TỰ LUYỆN
Câu 1 : Cho 100 ml Benzen ( d=0,879g/ml) tác dụng với 1 lượng vừa đủ brom lỏng ( xúc tác bột Fe)thu được 80 ml brombenzen ( d=1,495g/ml). Hiệu suất phản ứng=?
Câu 2 : Nitro hóa benzen thu được hốn hợp 2 chất hữu cơ X,Y trong đó Y nhiều hơn X một nhóm –NO2 . Đốt cháy hoàn toàn 12,751 gam hỗn hợp X,Y thu được CO2 và H2O và 1,232 lít N2 (Đktc). Công thức phân tử và số mol của X trong hỗn hợp là?
Câu 3 : Đốt cháy hết 9,18 gam 2 đồng đẳng kế tiếp thuộc dãy đồng đẳng của benzen A,B thu được H2Ovà 30,36 gam CO2 . Tìm CTPT của A,B
Câu 4 : 1,3 gam chất A cháy hoàn toàn thu được 4,4 gam CO2 và 0,9 gam H2O . Tỉ khối của A so với Oxi là d thỏa mãn điều kiện 3<d<3,5 . Tìm CTPT của A?
Câu 5 : Đề hidro hóa etylbenzen ta thu được stiren ; trùng hợp stiren ta được polistiren với hiệu suất 80% . Khối lượng etylbenzen cần thiết để sản xuất 10,4 tấn polistiren=?
Câu 6: Đốt 0,13 gam mỗi chất A,B đều thu được 0,01 mol CO2 và 0,09 mol H2O . Tỉ khối hơi của A so với B là 3. tỉ khối hơi của B so với H2 là 13. CTPT của A,B là?
Câu 7 : Cho a gam chất A (CxHy) cháy thu được 13,2 gam CO2 và 3,6 gam H2O.
Tam hợp A thu được B ,một đồng đẳng của ankylbenzen. Tìm công thức của A,B?
Xem thêm