Giải SBT Hóa học 11 Bài 8: Sulfuric acid và muối sulfate
Bài 8.1 trang 30 Sách bài tập Hóa học 11: Sulfuric acid đựng trong chai thuỷ tinh thường được bán trên thị trường có nồng độ là
A. 98%.
B. 36%.
C. 63%.
D. 8%
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
Sulfuric acid đựng trong chai thuỷ tinh thường được bán trên thị trường có nồng độ là 98%.
Bài 8.2 trang 30 Sách bài tập Hóa học 11: Dung dịch acid nào sau đây có khả năng gây bỏng nếu rơi vào da?
A. HCl 36%.
B. HNO3 63%.
C. H2SO4 98%.
D. H3PO4 85%
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Dung dịch sulfuric acid H2SO4 98% là dung dịch acid đặc, có tính háo nước nên có khả năng gây bỏng nếu rơi vào da.\
Bài 8.3 trang 30 Sách bài tập Hóa học 11: Chất nào sau đây không bay hơi ở điều kiện thường do có nhiệt độ sôi rất cao (337oC)?
A. H2O.
B. HNO3.
C. NH3.
D. H2SO4.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
Chất không bay hơi ở điều kiện thường do có nhiệt độ sôi rất cao (337oC) là H2SO4.
Bài 8.4 trang 30 Sách bài tập Hóa học 11:Quá trình pha loãng dung dịch đậm đặc của acid nào sau đây toả rất nhiều nhiệt nên không được tự ý pha loãng?
A. HCl.
B. H2SO4.
C. CH3COOH.
D. HNO3.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
H2SO4 đặc khi bị pha loãng tỏa rất nhiều nhiệt, làm nước sôi đột ngột, có thể gây bỏng nên không được tự ý pha loãng dung dịch này.
Bài 8.5 trang 30 Sách bài tập Hóa học 11: Ở thể lỏng, chất nào sau đây có dạng sánh như dầu do tồn tại liên kết hydrogen rất mạnh giữa các phân tử?
A. HF.
B. H2SO4.
C. H2O.
D. CH3COOH.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Ở thể lỏng, H2SO4 có dạng sánh như dầu do tồn tại liên kết hydrogen rất mạnh giữa các phân tử.
Bài 8.6 trang 30 Sách bài tập Hóa học 11: Bước sơ cứu đầu tiên cần làm ngay khi một người bị bỏng sulfuric acid là
A. rửa với nước lạnh nhiều lần.
B. trung hoà acid bằng NaHCO3.
C. băng bó tạm thời vết bỏng.
D. đưa đến cơ sở y tế gần nhất.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
Rửa nước lạnh nhiều lần sẽ giúp làm giảm nồng độ acid trên da và làm giảm nhiệt do acid khi tiếp xúc với da gây nên.
Bài 8.7 trang 30 Sách bài tập Hóa học 11: Trong công nghiệp, hydrogen fluoride được điều chế từ quặng fluorite theo phản ứng:
Vai trò của sulfuric acid trong phản ứng là
A. base.
B. chất oxi hoá.
C. acid.
D. chất khử.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Không có sự thay đổi số oxi hóa nên đây là phản ứng trao đổi giữa muối CaF2 và acid H2SO4.
Bài 8.8 trang 30 Sách bài tập Hóa học 11: Sulfuric acid đặc thể hiện tính chất nào khi lấy nước từ hợp chất carbohydrate và khiến chúng hoá đen?
A. Tính acid.
B. Tính base.
C. Tính háo nước.
D. Tính dễ tan.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Sulfuric acid đặc thể hiện tính háo nước khi lấy nước từ hợp chất carbohydrate và khiến chúng hoá đen.
Bài 8.9 trang 30 Sách bài tập Hóa học 11: Phân biệt được dung dịch Na2SO4 và NaCl bằng dung địch nào sau đây?
A. MgCl2.
B. FeCl2.
C. HCl.
D. BaCl2.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
Hiện tượng: Ống đựng Na2SO4 xuất hiện kết tủa trắng BaSO4.
BaCl2 + Na2SO4 → BaSO4↓ + 2NaCl
Bài 8.10 trang 30 Sách bài tập Hóa học 11:Muối X không tan trong nước và các dung môi hữu cơ. Trong y học, X thường được dùng làm chất cản quang trong xét nghiệm X-quang đường tiêu hoá. Công thức của X là
A. BaSO4.
B. Na2SO4.
C. K2SO4.
D. MgSO4.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
BaSO4 là muối sunfate không tan trong nước, acid và các dung môi hữu cơ; được ứng dụng làm chất cản quang trong xét nghiệm X- quang.
Bài 8.11 trang 32 Sách bài tập Hóa học 11: Trong công nghiệp sản xuất sulfuric acid, hai nguồn nguyên liệu được khai thác từ mỏ để cung cấp nguyên tố lưu huỳnh là
A. ZnS, PbS.
B. H2S, SO2.
C. CaSO4, BaSO4.
D. S, FeS2.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
Sulfur đơn chất được tìm thấy gần suối nước nóng hoặc núi lửa. FeS2 là thành phần chủ yếu của quặng pirite.
Bài 8.12 trang 32 Sách bài tập Hóa học 11: Khi trộn dung dịch Na2SO4 với dung dịch BaCl2, phản ứng thực chất xảy ra trong dung dịch là
A. .
B. .
C. .
D. .
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
Phản ứng tạo thành BaSO4 không tan.
Bài 8.13 trang 32 Sách bài tập Hóa học 11: Quá trình sản xuất sulfuric acid trong công nghiệp được thực hiện dựa trên các phản ứng sau:
(a)
(b)
(c)
(d)
Số phản ứng xảy ra đồng thời quá trình oxi hoá và quá trình khử là
A. 1.
B. 3.
C. 2.
D. 4.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Các phản ứng xảy ra đồng thời quá trình oxi hoá và quá trình khử là
(a)
(b)
(c)
Bài 8.14 trang 32 Sách bài tập Hóa học 11: Cho nhiệt tạo thành chuẩn của SO2(g) và SO3(g) lần lượt là -296,8 kJ/mol và -395,7 kJ/mol.
Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng: là
A. -98,9 kJ.
B. -197,8 kJ.
C. 98,9 kJ.
D. 197,8 kJ.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng trên là:
2.(-395,7) – 2.(-296,8) = -197,8 kJ.
Bài 8.15 trang 32 Sách bài tập Hóa học 11: Cho dung dịch sulfuric acid đặc tác dụng với từng chất rắn sau: NaCl, NaBr, NaI, NaHCO3 ở nhiệt độ thường.
Số phản ứng trong đó sulfuric acid đóng vai trò chất oxi hoá là
A. 2.
B. 4.
C. 1.
D. 3.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
2H2SO4 + 2NaBr → Na2SO4 + Br2 + SO2 + 2H2O
5H2SO4 + 8NaI → 4Na2SO4 + 4I2 + H2S + 4H2O
Bài 8.16 trang 33 Sách bài tập Hóa học 11: Cho các hợp chất carbohydrate sau: đường glucose, đường saccharose, bông, bột gỗ.
Số hợp chất có khả năng bị hoá đen khi tiếp xúc với sulfuric acid đặc là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
Các hợp chất carbohydrate có công thức Cm(H2O)n đều bị hóa đen khi tiếp xúc với H2SO4 đặc.
Cm(H2O)n + H2SO4 đặc → mC + H2SO4.nH2O
Bài 8.17 trang 33 Sách bài tập Hóa học 11: Trong công nghiệp sản xuất sulfuric acid, sulfur trioxide được hấp thụ vào dung dịch sulfuric acid đặc tạo thành những hợp chất có công thức chung là
A. H2S2O7.
B. H2SO4.
C. H2SO4.nSO3.
D. (SO3)n.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
H2SO4 + nSO3 → H2SO4.nSO3
Hợp chất H2SO4.nSO3 gọi là oleum.
Bài 8.18 trang 33 Sách bài tập Hóa học 11: Cho các nguyên liệu sau: sulfur, quặng pyrite (FeS2), không khí, nước, vanadium(V) oxide (V2O5).
Số nguyên liệu được sử dụng trong công nghiệp sản xuất sulfuric acid là
A. 4.
B. 2.
C. 5.
D. 3.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Các nguyên liệu được sử dụng trong công nghiệp sản xuất sulfuric acid là sulfur, quặng pyrite (FeS2), không khí, nước, vanadium(V) oxide (V2O5).
Bài 8.19 trang 33 Sách bài tập Hóa học 11: Kết quả phân tích thành phần một muối sulfate cho thấy nguyên tố kim loại M chiếm 28% về khối lượng, còn lại là oxygen và lưu huỳnh. Kim loại M là
A. Fe.
B. Cu.
C. Mg.
D. Ca.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
Gọi muối sunfate có công thức Mn(SO4)m, ta có:
Chọn được n = 2, m = 3, M = 56
M là Fe.
Bài 8.20 trang 33 Sách bài tập Hóa học 11: Hoà tan hết m gam oxide của kim loại M (hoá trị II) vào dung dịch H2SO4 loãng, thu được 3m gam muối sulfate. Công thức của oxide kim loại là
A. ZnO.
B. CuO.
C. CaO.
D. MgO.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
MO + H2SO4 → MSO4 + H2O
Mol: a a a
Theo định luật bảo toàn khối lượng có: 80.a = 2m (g)
M = 24. M là Mg
Bài 8.21 trang 33 Sách bài tập Hóa học 11: Cho vào hai ống nghiệm, mỗi ống 20,00 mL dung dịch X gồm các ion sau: Mg2+, NH4+, SO42- và Cl–.
Cho dung dịch NaOH dư vào ống nghiệm thứ nhất, đun nóng, thu được 0,116 g kết tủa và 49,58 mL khí (đkc).
Cho dung dịch BaCl2 dư vào ống nghiệm thứ hai, thu được 0,233 g kết tủa. Xác định nồng độ mol mỗi loại ion trong dung dịch X.
Lời giải:
Ống nghiệm thứ nhất:
Ống nghiệm thứ hai:
Áp dụng định luật bảo toàn điện tích cho mỗi ống nghiệm, ta được:
Vậy [Mg2+] = [NH4+] = 0,10 M; [Cl–] = 0,20 M; [SO42-] = 0,05 M.
Bài 8.22 trang 33 Sách bài tập Hóa học 11: Trong công nghiệp, copper(II) sulfate được sản xuất bằng cách ngâm đồng phế liệu trong sulfuric acid loãng và sục không khí:
(loãng)
a) Lập phương trình hoá học của phản ứng (1).
b) Tại sao thực tế không sản xuất từ đồng phế liệu theo sơ đồ phản ứng:
đặc
Lời giải:
a)
b) Đồng phế liệu tác dụng với sulfuric acid đặc, nóng theo phản ứng:
Phương pháp |
Tỉ lệ mol: H2SO4/CuSO4 |
Nhiệt độ |
Phát thải khí ô nhiễm |
(1) |
1:1 |
Thường |
Không |
(2) |
2:1 |
Đun nóng |
SO2 |
Bài 8.23 trang 34 Sách bài tập Hóa học 11: Sulfur dioxide là một trong các tác nhân gây mưa acid, phát thải chủ yếu từ các quá trình đốt cháy nhiên liệu như than đá, xăng, dầu,…
Một nhà máy nhiệt điện than sử dụng hết 6000 tấn than đá/ngày, có thành phần chứa 0,8% lưu huỳnh về khối lượng để làm nhiên liệu.
a) Tính thể tích khí SO2 (đkc) tối đa do nhà máy tạo ra trong một ngày.
b) Giả thiết có 1% lượng khí SO2 tạo ra khuếch tán vào khí quyển rồi bị chuyển hoá thành sulfuric acid trong nước mưa theo sơ đồ:
Tính thể tích nước mưa bị nhiễm acid, giả thiết nồng độ sulfuric acid trong nước mưa là 1.10-5M.
Lời giải:
a)
Số mol SO2 tạo ra =
Thể tích SO2 tạo ra =
b) Số mol H2SO4 tạo ra = 1,5.104 mol
Thể tích nước mưa bị nhiễm acid =
Bài 8.24 trang 34 Sách bài tập Hóa học 11: Trong sản xuất phân bón, surpephosphate kép chứa thành phần dinh dưỡng là Ca(H2PO4)2, được sản xuất từ quặng phosphorite theo hai giai đoạn sau:
Để sản xuất được 1 tấn Ca(H2PO4)2 với hiệu suất của cả quá trình là 80% thì cần bao nhiêu tấn dung dịch H2SO4 70%?
Lời giải:
Phương trình phản ứng:
Mol: 8 547,0 ←5 698,0
Mol: 5 698,0 ←4 273,5
Khối lượng dung dịch H2SO4 70% cần dùng là:
1,5 tấn
Xem thêm các bài giải SBT Hóa học lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 7: Sulfur và sulfur dioxide
Bài 8: Sulfuric acid và muối sulfate
Bài 9: Ôn tập chương 2
Bài 10: Hợp chất hữu cơ và hoá học hữu cơ
Bài 11: Phương pháp tách biệt và tinh chế hợp chất hữu cơ
Bài 12: Công thức phân tử hợp chất hữu cơ