Chỉ từ 400k mua trọn bộ Giáo án Lịch sử 11 Kết nối tri thức bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại (chỉ từ 20k cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):
B1: – – (QR)
B2:
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Bài 6: Hành trình đi đến độc lập dân tộc ở Đông Nam Á
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
Sau bài học này, giúp HS:
1. Về kiến thức
– Tóm tắt được nét chính về cuộc đấu tranh chống thực dân xâm lược ở một số nước Đông Nam Á hải đảo (In-đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin) và Đông Nam Á lục địa (Mi-an-ma, ba nước Đông Dương).
– Nêu được các giai đoạn phát triển của cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á.
– Nêu được những ảnh hưởng của chế độ thực dân đối với các thuộc da. Liên hệ với thực tế ở Việt Nam.
– Tóm tắt được nét chính về qua trình tái thiết và phát triển ở Đông Nam Á.
– Có ý thức trân trọng những thành quả đấu tranh giành độc lập và phát triển của các dân tộc ở Đông Nam Á hiện nay.
2. Về năng lực
* Năng lực chung:
– Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.
– Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên.
*Năng lực riêng:
– Góp phần hình thành, phát triển năng lực nhận thức và tư duy lịch sử hiểu rõ những
nội dung cơ bản của cuộc đấu tranh chống xâm lược và giành độc lập dân tộc, quá trình tái thiết và phát triển ở Đông Nam Á.
– Góp phần hình thành và phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kỉ năng thông qua việc vận dụng kiến thức đã học giải thích được một số vấn đề về cuộc đấu tranh chống xâm lược, giành độc lập dân tộc và phát triển ở Đông Nam Á, kết nối với thực tiên hiện nay.
3. Về phẩm chất
– Có ý thức trên trong thành quả đấu tranh giành độc lập dân tộc và phát triển của các
quốc gia Đông Nam Á.
– Bồi dưỡng các phẩm chất: khách quan, trung thực, có ý thức tìm tòi, khám phá lịch sử.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
– KHBD soạn theo định hướng phát triển năng lực, phiếu học tập dành cho HS.
– Các kênh hình (phóng to).
– Những tư liệu bổ sung về các nước Châu Âu và Bắc Mỹ
– Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Học sinh
– SGK
– Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG 1. KHỞI ĐỘNG
a) Mục tiêu: Giúp HS
– Kết nối kiến thức từ cuộc sống vào nội dung bài học. Giúp khơi gợi tính tò mò của HS, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
b) Nội dung:
GV: Giao nhiệm vụ cho HS
HS quan sát hình ảnh, hoạt động cá nhân để trả lời câu hỏi của GV
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
d) Tổ chức thực hiện:
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
GV tổ chức trò chơi “ Hộp quà bí ẩn” HS sẽ trả lời các câu hỏi tương ứng với 1 phần quà nhỏ nếu trả lời đúng
1. Phi-líp-pin trở thành thuộc địa của nước nào? (1 điểm cộng)
2. Cuối thế kỉ XIX, thực dân Pháp hoàn thành quá trình xâm lược các nước nào ở Đông Nam Á? (1 cây viết)
3. Nguyên nhân đế quốc phương Tây xâm lược Đông Nam Á? ( 1 tràng vỗ tay)
4. In-đô-nê-xi-a trở thành thuộc địa của nước nào? (1 điểm cộng)
5. Mã Lai, Miến Điện trở thành thuộc địa của nước nào? ( thêm lượt)
6. Vì sao Thái Lan còn giữ được hình thức độc lập? (2 điểm cộng)
B2: Thực hiện nhiệm vụ
GV: Hướng dẫn HS quan sát, phân tích hình ảnh và trả lời câu hỏi.
HS: Quan sát, phân tích hình ảnh và trả lời.
B3: Báo cáo kết quả hoạt động
GV:Yêu cầu HS trả lời câu hỏi.
HS: Báo cáo câu trả lời
– HS còn lại theo dõi, nhận xét (nếu cần).
Dự kiến sản phẩm
B4: Kết luận, nhận định (GV)
– Nhận xét câu trả lời của HS, chốt kiến thức, chuyển dẫn vào hoạt động hình thành kiến thức mới.
– Viết tên bài, nêu mục tiêu chung của bài và dẫn vào HĐ tiếp theo.
Giữa thế kỉ XIX, các dân tộc ở Đông Nam Á đã anh dũng đứng lên đấu tranh giành lại nền độc lập. Đông Nam Á ngày nay đang “Gắn kết với nhau bởi một khát vọng chung và ý chí tập thể được sống trong một khu vực hòa bình, an ninh và ổn định lâu dài, kinh tế tăng trưởng bền vững, tiến bộ xã hội và thịnh vượng chung nhằm thúc đẩy các lợi ích, nguyện vọng và lí tưởng quan trọng” (Trích Lời mở đầu, Hiến chương của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á). Hành trình đi đến độc lập dân tộc ở Đông Nam Á như thế nào. Qúa trình tái thiết phát triển ở Đông Nam Á ra sao? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay. |
HOẠT ĐỘNG 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
1. Phong trào đấu tranh chống thực dân xâm lược ở Đông Nam Á
a. Mục tiêu: – Tóm tắt được nét chính về cuộc đấu tranh chống thực dân xâm lược ở một số nước Đông Nam Á hải đảo (In-đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin) và Đông Nam Á lục địa (Mi-an-ma, ba nước Đông Dương).
b. Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động dạy – học |
Dự kiến sản phẩm |
||||||||||||||||||||||||||||||
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và hoàn thành bảng sau ? Lập bảng sau cuộc đấu tranh của nhân dân các nước Đông Nam Á chống thực dân phương Tây từ nửa sau thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX.
B2: Thực hiện nhiệm vụ GV hướng dẫn HS trả lời HS: Quan sát ngữ liệu trong SGK để trả lời câu hỏi. – GV hướng dẫn HS khai thác thông tin, nắm được những điểm chung về phong trào chống thực đại phương Tây xâm lược ở Đông Nam Á hải đảo phong trào chống thực dân xâm lược bùng nổ từ rất sớm, tiêu biểu là ở In-đô-ne-xia và Philippin. – Về phong trào đấu tranh chống thực dân Hà Lan xâm lược của nhân dân In-do-ne-xia GV hướng dẫn HS nắm được một số điểm chính: phong trào bùng nổ mạnh mẽ ở thế kỉ XVI, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của Hoàng tử Đi-pô-nê-gô-rô (1825-1830), cuộc khởi nghĩa kéo dài 5 năm (1825 – 1830), được các lãnh chúa hưởng ứng và thu hút sự tham gia của đông đảo người dân từ khắp mọi miền trên đảo Gia -va và các đảo khác ở In-do-ne-xia. – Về cuộc đấu tranh chống thực dân Tây Ban Nha ở Phi-líp-pin, GV hướng dẫ HS Khai thác thông tin: Ngay từ năm 1521, đoàn thám hiểm của Ma-gien-lăng đến đảo Xê-bu (miền Nam Phi-líp- pin) đã vấp phải sự chống trả quyết liệt của người dân địa phương. Trong số các cuộc khởi nghĩa chống thực dân xâm lược ở Phi líp-pin, cuộc khởi nghĩa của Đa-ga-hô ở Bô-hô là cuộc khởi nghĩa kéo dài nhất (1744 – 1829), lôi cuốn khoảng 20.000 người tham gia, Đa-ga-hô trở thành biểu tượng tinh thần cho cuộc đấu tranh chống thực dân Tây Ban Nha ở Phi-líp-pin. Trên cơ sở các thông tin nêu trên, GV hướng dẫn HS thảo luận theo câu hỏi: Hãy nếu những nét chính về phong trào chống xâm lược ở In-do-ne-xia và Phi-lip-pin. |
1. Phong trào đấu tranh chống thực dân xâm lược ở Đông Nam Á
|
……………………………………………………………….
……………………………………………………………….
……………………………………………………………….
Tài liệu có 23 trang, trên đây trình bày tóm tắt 5 trang của Giáo án Lịch sử 11 Kết nối tri thức Bài 6: Hành trình đi đến độc lập dân tộc ở Đông Nam Á.
Xem thêm các bài giáo án Lịch sử lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Giáo án Bài 5: Quá trình xâm lược và cai trị của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á
Giáo án Bài 6: Hành trình đi đến độc lập dân tộc ở Đông Nam Á
Giáo án Bài 7: Khái quát về chiến tranh bảo vệ tổ quốc trong lịch sử Việt Nam
Giáo án Bài 8: Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam
Giáo án Bài 9: Cuộc cách mạng của Hồ Quý Ly và Triều Hồ (đầu thế kỉ XV)
Để mua Giáo án Lịch sử lớp 11 Kết nối tri thức năm 2023 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ Mua tài liệu có đáp án, Ấn vào đây