Giới thiệu về tài liệu:
– Số trang: 6 trang
– Số câu hỏi trắc nghiệm: 16 câu
– Lời giải & đáp án: có
Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Trắc nghiệm Hiđro sunfua – Lưu huỳnh đioxit – Lưu huỳnh trioxit có đáp án – Hóa học 10:
TRẮC NGHIỆM HÓA HỌC 10
Bài 32: Hiđro sunfua – Lưu huỳnh đioxit – Lưu huỳnh trioxit
Bài 1: Đun nóng 20 gam một hỗn hợp X gồm Fe và S trong điều kiện không có không khí thu được hỗn hợp rắn A. Hòa tan hỗn hợp rắn A vào dung dịch HCl thu được 6,72 lít (đktc) hỗn hợp khí Y. Thành phần phần trăm khối lượng Fe trong X là
A. 28% B. 56% C. 42% D. 84%
Đáp án: D
Fe + S to → FeS
FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S; Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
nFe(bđ) = nFeS + nFe(dư) = nH2S + nH2 = 6,72/22,4 = 0,3 (mol)
%mFe = 0,3.56/20.100% = 84%
Bài 2: Hấp thụ 4,48 lít SO2 (đktc) vào 150 ml dung dịch NaOH 2M, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
A. 18,9 B. 25,2 C. 20,8 D. 23,0
Đáp án: D
nSO2 = 4,48/22,4 = 0,2 (mol); nNaOH = 2.0,15 = 0,3 (mol)
nNaOH/nSO2 = 0,3/0,2 = 1,5 ⇒ Tạo muối NaHSO3 và Na2SO3.
nNa2SO3 = nNaOH – nSO2 = 0,3 – 0,2 = 0,1 (mol)
⇒ nNaHSO3 = 0,1 mol
⇒ m = 0,1.104 + 0,1.126 = 23 (gam)
Bài 3: Hấp thụ hoàn toàn 6,72 lít khí SO2 (đktc) vào dung dịch chứa a mol KOH, thu được dung dịch chứa 39,8 gam hỗn hợp muối. Giá trị của a là
A. 0,5 B. 0,6 C. 0,4 D. 0,3
Đáp án: C
nSO2 = 6,72/22,4 = 0,3 (mol)
KHSO3😡 mol; K2SO3:y mol
⇒ x + y = 0,3; 120x + 158y = 39,8
⇒ x = 0,2; y = 0,1
⇒ nKOH = x + 2y = 0,4 (mol)
Bài 4: Đốt cháy hoàn toàn m gam FeS2 bằng một lượng O2 vừa đủ, thu được khí X. Hấp thị hết X vào 2 lít dung dịch chứa Ba(OH)2 0,1M, thu được dung dịch Y và 21,7 gam kết tủa. Cho Y vào dung dịch NaOH, thấy xuất hiện thêm kết tủa. Giá trị của m là
A. 23,2 B. 12,6 C. 18,0 D. 24,0
Đáp án: C
nBa(OH)2= 0,1.2 = 0,2 (mol); nBaSO3 = 21,7/217 = 0,1 (mol)
nBaSO3= 2nBa(OH)2 – nSO2 ⇒ nSO2 = 2.0,2 – 0,1 = 0,3 (mol)
2nFeS2= 2nSO2 ⇒ nFeS2 = 0,15 (mol) ⇒ mFeS2= 0,15.120 = 18 (gam)
Bài 5: Nung m gam hỗn hợp X gồm FeS và FeS2 trong một bình kín chứa không khí (gồm 20% thể tích O2 và 80% thể tích N2) đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được một chất rắn duy nhất và hỗn hợp khí Y có thành phần thể tích: 84,8% N2, 14% SO2, còn lại là O2. Thành phần phần trăm khối lượng của Fe S trong hỗn hợp X là
A. 42,31% B. 59,46% C. 19,64% D. 26,83%
Đáp án: C
Y
⇒ Không khí
Bảo toàn nguyên tố Fe: nFe2O3 = 1/2(x + y)
Bảo toàn nguyên tố O: 3/2 (x + y) + 0,14.2 + 0,012.2 = 2.0,212
⇒ x + y = 0,08 (1)
Bảo toàn nguyên tố S: x + 2y = 0,14 (2)
Giải hệ (1), (2) ⇒
Bài 6: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Ở nhiệt độ thường, H2S là chất khí không màu, có mùi trứng thối, rất độc.
B. Ở nhiệt độ thường, SO2 là chất khí không màu, mùi hắc, tan nhiều trong nước.
C. Ở nhiệt độ thường, SO3 là chất khí không màu, tan vô hạn trong nước.
D. Trong công nghiệp, SO3 là chất khí không màu, tan vô hạn trong nước.
Đáp án: C
Bài 7: Cho muối X tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được dung dịch chứa hai chất tan. Mặt khác, cho a gam dung dịch muối X tác dụng với a gam Ba(OH) 2, thu được 2a gam dung dịch Y. Công thức của X là
A. KHS B. NaHSO4 C. NaHS D. KHSO3
Đáp án: C
Bài 8: Dẫn 8,96 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm H2S và CO2 vào lượng dư dung dịch Pb(NO3)2, thu được 23,9 gam kết tủa. Thành phần phần trăm thể tích của H2S trong X là
A. 25% B. 50% C. 60% D. 75%
Đáp án: A
nH2S= nPbS = 23,9/239 = 0,1 (mol) ⇒ %VH2S = 0,1.22,4/8,96.100% = 25%
Bài 9: Hòa tan hỗn hợp gồm Fe và FeS vào dung dịch HCl dư, thu được 8,96 lít hỗn hợp khí (đktc). Cho hỗn hợp khí này đi qua dung dịch Pb(NO3)2 dư thì thu được 23,9 gam kết tủa đen. Khối lượng Fe trong hỗn hợp đầu là
A. 11,2 B. 16,8 C. 5,6 D. 8,4
Đáp án: B
FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S; Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
nkhí = 8,96/22,4 = 0,4 (mol) ; nH2S = nPbS = 23,9/239 = 0,1 (mol)
⇒ nFe = nH2 = 0,4 – 0,1 = 0,3 (mol) ⇒ mFe = 0,3.56 = 16,8 (gam)
Bài 10: Đun nóng 4,8 gam bột magie với 4,8 gam bột lưu huỳnh trong điều kiện không có không khí, thu được hỗn hợp rắn X. Hòa tan hoàn toàn X vào dung dịch HCl dư, thu được hõn hợp khí Y. Tỉ khối hơi của Y so với H2 là
A. 9 B. 13 C. 26 D. 5
Đáp án: B
Mg + S to → MgS
MgS + 2HCl → MgCl2 + H2S
Mg + 2HCl → MgCl2 + H2
nMg = 4,8/24 = 0,2 (mol); nS = 4,8/32 = 0,15 (mol)
nH2S = nMgS = nS = 0,15 mol; nH2 = nMg (dư) = 0,2 – 0,15 = 0,05 (mol)
⇒ MY = (0,15.34 + 0,05.2)/(0,15 + 0,05) = 26 ⇒ dY/H2 = 26/2 = 13
Bài 11: Một mẫu khí thải (H2S, NO2, SO2, CO2) được sục vào dung dịch CuSO4, thấy xuất hiện kết tủa màu đen. Hiện tượng này do chất nào có trong khí thải gây ra?
A. H2S B. NO2 C. SO2 D. CO2
Đáp án: A
Bài 12: Thuốc thử nào sau đây dùng để phân biệt khí H2S với khí CO2?
A. dung dịch HCl
B. dung dịch Pb(NO3)2
C. dung dịch K2SO4
D. dung dịch NaCl
Đáp án: B
Bài 13: Trường hợp nào sau đây không xảy ra phản ứng hóa học?
A. 3O2 + 2H2S → 2H2O + 2SO2
B. FeCl2 + H2S → FeS + 2HCl
C. SO2 + 2H2S → 3S + 2H2O
D. SO3 + 2NaOH → Na2SO4 + H2O
Đáp án: B
Bài 14: Khí nào sau đây có khả năng làm mất màu nước brom?
A. N2 B. CO2 C. H2 D. SO2
Đáp án: D
Bài 15: Chất khí X tan trong nước tạo tành dung dịch làm màu quỳ tím chuyển sng đỏ và có thể được dùng làm chất tẩy màu. Khí X là
A. NH3 B. O3 C. SO2 D. H2S
Đáp án: C
Bài 16: Dãy chất nào trong các dãy sau đây gồm các chất đều thể hiện tính oxi hóa khi phản ứng với SO2?
A. H2S, O2, nước brom
B. O2, nước brom, dung dịch KMnO4
C. Dung dịch NaOH, O2, dung dịch KMnO4
D. Dung dịch BaCl2, CaO, nước brom
Đáp án: B
Xem thêm