Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
Giáo án bài 22 Clo lớp 10
I.Mục tiêu
1.Kiến thức
– HS nêu được:
+ Các tính chất vật lý, tính chất hóa học của Clo.
+ Trạng thái tự nhiên và ứng dụng của Clo.
+ Nguyên tắc điều chế Clo trong PTN và trong công nghiệp.
– HS giải thích được:
+ Vì sao Clo có tính OXH mạnh đặc biệt khi tác dụng với nước?
+Vì sao Clo vừa là chất oxh vừa là chất khử?
2.Kĩ năng
– Dự đoán, kiểm tra và kết luận được về tính chất hóa học cơ bản của Clo.
– Quan sát các thí nghiệm rút ra các hiện tượng, phương trình phản ứng,vai trò của Clo trong các phản ứng.
– Viết các PTHH minh họa các tính chất hóa học và điều chế Clo.
-Tự tìm hiếu và thực hiện các nhiệm vụ ở mỗi góc một cách độc lập và hợp tác trong nhóm.
– Áp dụng kiến thức để giải thích một số hiện tượng thực tế và giải các bài tập liên quan.
3.Thái độ
-Tích cực,thoải mái, tự giác tham gia các hoạt động.
-Có ý thức hợp tác, chủ động, sáng tạo trong học tập.
4.Năng lực
– Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
– Năng lực làm việc nhóm.
– Năng lực tính toán hóa học.
– Năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
– Năng lực làm việc độc lập.
II.Phương pháp dạy học và kĩ thuật dạy học.
– Phương pháp dạy học theo góc.
– Kĩ thuật sơ đồ tư duy.
III.Chuẩn bị
1.Giáo viên:
Giáo án,giáo án điện tử,máy tính,máy chiếu,phiếu học tập,giấy A0,bút dạ, nam châm.
2.Học sinh:
– Đọc sgk và tóm tắt kiến thức của bài Clo.
– Chuẩn bị các tài liệu liên quan đến Clo.
– Viết các PTHH đã học của Clo ở lớp 9.
– Tìm hiểu các ứng dụng của Clo trong đời sống.
IV.Tiến trình dạy học
1.Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số (1 phút)
2.Tiến trình dạy học
Vào bài mới: Bài hôm trước chúng ta đã tìm hiểu khái quát về nhóm halogen biết được vị trí, cấu hình electron, cấu tạo phân tử cũng như sự biến đổi tính chất của các halogen.Bài hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu một nguyên tố cụ thể trong nhóm halogen là Clo (1 phút)
Hoạt động 1:Gv giới thiệu phương pháp dạy học theo góc ( 5 phút) |
|
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
-GV giới thiệu cách tổ chức dạy học theo phương pháp dạy học theo góc: + Chia lớp thành 3 góc: góc phân tích, góc quan sát, góc áp dụng. + Các em được chọn góc xuất phát. + Khi hết thời gian tại mỗi góc thì HS phải chuyển sang góc khác. + Mỗi nhóm sẽ có nhóm trưởng chỉ đạo cách thực làm việc nhóm và có 1 thư kí ghi lại hoạt động nhóm. -Lưu ý: + Nếu hết thời gian hoạt động mà HS chưa hoàn thành xong phiếu học tập tại góc đó thì HS buộc chuyển sang góc khác. + Khi di chuyển nhóm tránh trường hợp gây mất trật tự lớp, ảnh hưởng đến hoạt động của nhóm khác. – Khi thực hiện xong 3 phiếu học tập, HS thống nhất ý kiến rồi hoàn thành phiếu ở góc đó vào giấy Ao. – 3 nhóm treo sản phẩm học tập lên bảng, nhóm hoàn thành nhanh nhất sẽ được chọn thuyết trình sản phẩm của nhóm mình, các nhóm còn lại sẽ nhận xét và bổ sung ý kiến. – GV nêu nhiệm vụ mỗi góc: + Góc phân tích (10 phút): sử dụng sgk và tài liệu liên quan để hoàn thành phiếu học tập số 1. + Góc quan sát (10 phút) : Quan sát video thí nghiệm hoàn thành phiếu học tập số 2. + Góc áp dụng (10 phút): Vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành phiếu học tập số 3. Lưu ý: góc áp dụng được sử dụng phiếu hỗ trợ khi HS chọn điểm xuất phát là góc áp dụng. + Tinh thần làm việc của nhóm là tự giác và tích cực tham gia thảo luận. |
-Lắng nghe để biết cách thực tiễn hành hoạt động. – Bầu ra trưởng nhóm và thư kí để việc thảo luận được hiệu quả. |
Hoạt động 2: GV cho HS thực hiện nhiệm vụ tại các góc ( 30 phút). |
||
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
Phương tiện dạy học |
-GV phát mục tiêu,nhiệm vụ, phiếu học tập tại các góc học tập cho HS. – Trong quá trình HS làm việc nhóm, GV quan sát từng nhóm đôn đốc nhắc nhở,trợ giúp các nhóm nếu cần thiết. -Nhắc nhở HS về mặt thời gian để việc làm việc diễn ra hiệu quả và đúng kế hoạch.
|
-HS bắt buộc phải trải qua 2 góc: phân tích và quan sát.Thực hiện theo nhóm.HS nghiên cứu cá nhân trước khi làm việc nhóm. – Thực hiện nghiêm túc theo đúng hướng dẫn của phiếu. – Lưu ý thời gian để luân chuyển góc phù hợp. -Tổng hợp lại kiến thức bằng sơ đồ tư duy tự thiết kế. |
-Phiếu học tập tại các góc. -Giấy Ao, bút dạ. – Sgk, tài liệu tham khảo đối với góc phân tích.
|
Hoạt động 3: GV tổ chức nhận xét,thảo luận,tổng kết nội dụng bài học ( 8 phút). |
||
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
Phương tiện dạy học |
-GV yêu cầu đại diện nhóm HS lên trình bày sản phẩm học tập. -GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung kiến thức cho các nhóm. -GV trình chiếu đáp án của các phiếu để HS so sánh và tự đánh giá. -GV hướng dẫn HS tổng hợp lại kiến thức.
|
-HS trưng bày sản phẩm học tập của nhóm mình,đại diện nhóm lên báo cáo sản phẩm. -HS khác lắng nghe,đánh giá. -Cùng GV chốt lại kiến thức trọng tâm của bài, ghi bài vào vở.
|
– Giấy Ao,nam châm. -Máy chiếu, đáp án của các phiếu học tập. -Hình ảnh sơ đồ tư duy tổng kết bài học do giáo viên thiết kế. |
SƠ ĐỒ TƯ DUY.
PHIẾU HỌC TẬP GÓC PHÂN TÍCH
1. Mục tiêu
Nêu được:
– Các tính chất vật lý của Clo.
– Một số phản ứng đã học của Clo, tính chất hóa học cơ bản của Clo.
– Trạng thái tự nhiên, ứng dụng, cách tiến hành điều chế Clo trong PTN và trong công nghiệp.
2. Nhiệm vụ:nghiên cứu sgk trang 97-100 ,tài liệu để hoàn thành phiếu học tập số1.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Câu 1: Nêu tính chất vật lí của Clo? ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Câu 2: – Xác định cấu hình electron của Clo, số electron độc thân ……………………………………………………………………………… – So sánh độ âm điện của Clo với các nguyên tố khác trong bảng tuần hoàn ………………………………………………………………………………. – Các số oxh có thể có của Clo trong các hợp chất ………………………………………………………………………………………………………… – Dự đoán khả năng nhường nhận electron của nguyên tử Clo và tính chất hóa học cơ bản của Clo. ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Câu 3: Hãy cho biết Clo có thể phản ứng với những chất nào? Viết các phương trình minh họa và cho biết loại phản ứng hóa học.
Câu 4: Nêu trạng thái tự nhiên của Clo? ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Câu 5: Nêu ứng dụng của Clo trong tự nhiên? ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….. Câu 6: Trình bày các phương pháp điều chế khí Clo trong PTN và trong công nghiêp ( Viết các phương trình hóa học kèm theo) ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….. |
PHIẾU HỌC TẬP GÓC QUAN SÁT
1. Mục tiêu: quan sát clip làm thí nghiệm rút ra kết luận về tính chất hóa học, phương pháp điều chế Cl2 khi cho KMnO4 tác dụng với HCl.
2. Nhiệm vụ:
– Dự đoán các hiện tượng xảy ra.
– Quan sát thí nghiệm.
– Thảo luận và tiến hành hoàn thành phiếu học tập số 2.
PHIẾU HỌC TÂP SỐ 2 1.Các cá nhân dự đoán hiện tượng xảy ra với các thí nghiệm của Clo(1 phút).Sau đó cá nhân xem video thí nghiệm và quan sát hiện tượng, viết ptpu xảy ra, xác định vai trò của Clo trong các phản ứng bằng cách hoàn thành bảng sau:
2.Thảo luận nhóm: trong các phản ứng hóa học, Clo thể hiện tính khử hay tính oxi hóa? Tính chất đặc trưng của Clo, vì sao? ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… 3.Quan sát thí nghiệm điều chế Clo khi cho KMnO4 tác dụng với HCl.Từ đó viết phương trình hóa học cho phản ứng và cho biết các lưu ý khi làm thí nghiệm, tác dụng của các bình chứa NaCl, H2SO4 đặc. ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… |
PHIẾU HỌC TẬP GÓC ÁP DỤNG
1. Mục tiêu: Từ các kiến thức đã nghiên cứu,HS áp dụng để làm các bài tập vận dụng.
2. Nhiệm vụ: Hoàn thành phiếu học tập số 3.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 Câu 1: Chọn đáp án đúng A. Clo là khí không màu, mùi xốc, rất độc. B. Khí Clo nhẹ gấp 2,5 lần không khí. C. Khí Clo tan trong nước. D. Khí Clo không tan trong các dung môi hữu cơ. Câu 2: Để sát trùng nước nhanh người ta bơm Clo vào trong nước với hàm lượng Clo lớn hơn lượng cần để có thể tiêu diệt các vi khuẩn và phá hủy các hợp chất hữu cơ trong vòng 10 phút (10g/m3).Cuối giai đoạn sát trùng này người ta cho vào một lượng nhỏ hơn lưu huỳnh đioxit hoặc dẫn nước qua than hoạt tính. a. Cho biết khi sục Cl2 vào nước thì xảy ra quá trình gì? b. Hãy giải thích: – Tại sao người ta dung Clo để sát trùng cho nước? – Tại sao ở cuối giai đoạn sát trùng lại cho thêm vào nước một lượng nhỏ lưu huỳnh đioxit hoặc dẫn nước qua than hoạt tính? ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Câu 3: Cần bao nhiêu gam KMnO4 và bao nhiêu mililit dung dịch axit clohidric 1M để điều chế đủ khí clo tác dụng với sắt, tạo nên 16,25 g FeCl3. ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
|
|
Xem thêm