Giáo án Hóa học 10 Cánh diều bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại (chỉ từ 20k cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):
B1: – –
B2:
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
Trường: …………………….. Tổ: …………………………. |
Họ tên giáo viên dạy: ……………………………… |
BÀI 9. QUY TẮC OCTET (02 tiết)
I. MỤC TIÊU
1) Kiến thức
Học xong bài này, học sinh có thể:
– Trình bày được quy tắc octet với các nguyên tố nhóm A.
– Vận dụng được quy tắc octet trong quá trình hình thành liên kết hóa học ở các nguyên tố nhóm A.
2) Năng lực
a) Năng lực chung
– Năng lực tự chủ và tự học: học sinh xác định đúng đắn động cơ, thái độ học tập, tự đánh giá và điều chỉnh được kế hoạch học tập; tự nhận ra được những sai sót và khắc phục.
– Năng lực giao tiếp: tiếp thu kiến thức, trao đổi học hỏi bạn bè thông qua việc thực hiện nhiệm vụ các hoạt động cặp đôi, nhóm; có thái độ tôn trọng, lắng nghe, có phản ứng tích cực trong giao tiếp.
– Năng lực hợp tác: học sinh xác định được nhiệm vụ của tổ/ nhóm, trách nhiệm của bản thân, đề xuất được những ý kiến đóng góp, góp phần hoàn thành nhiệm vụ học tập.
b) Năng lực chuyên biệt
– Năng lực nhận thức hóa học:
+ Trình bày được quy tắc octet với các nguyên tố nhóm A.
+ Vận dụng được quy tắc octet trong quá trình hình thành liên kết hóa học ở các nguyên tố nhóm A.
– Năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học: Thông qua hoạt động khai thác vốn kiến thức, kĩ năng đã học ở THCS, kết hợp thông tin trong SGK, HS thu nhận kiến thức về quy tắc octet.
– Năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Vận dụng quy tắc octet để mô tả được quá trình hình thành liên kết trong một số phân tử hợp chất (liên kết đơn, đôi, ba, liên kết ion).
3) Phẩm chất
– Yêu nước: nhận biết được vẻ đẹp của tự nhiên, của đất nước thông qua bộ môn Hóa học.
– Trách nhiệm: nghiêm túc thực hiện các nhiệm vụ học tập được giao đúng tiến độ.
– Trung thực: thành thật trong việc thu thập các tài liệu, viết báo cáo và các bài tập.
– Chăm chỉ: tích cực trong các hoạt động cá nhân, tập thể.
– Nhân ái: quan tâm, giúp đỡ, chia sẻ những khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
– Giáo viên: Sưu tầm các hình ảnh, nội dung liên quan đến bài học, thiết kế phiếu học tập.
– Học sinh: Ôn tập bài cũ và chuẩn bị bài mới.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a) Mục tiêu: Tạo tình huống có vấn đề và tâm lý hứng thú cho HS khi bắt đầu bài học mới.
b) Nội dung: HS hoạt động cá nhân, xác định vấn đề cần giải quyết.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS (có thể chưa đầy đủ, chưa chính xác nhưng GV không đánh giá).
d) Tổ chức thực hiện: GV chiếu một số hình ảnh như viên bi lăn từ trên bàn xuống, nước chảy từ trên cao xuống, HS quan sát và trả lời câu hỏi mở đầu – SGK Hoá 10 – tr49.
– GV dẫn dắt vào bài, yêu cầu HS xác định nhiệm vụ của bài.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS |
SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
||
Hoạt động 1: Quy tắc octet (10’) Mục tiêu: – HS dựa vào SGK thảo luận và suy luận về xu hướng của các nguyên tử khi tham gia phản ứng hóa học. – Trình bày được quy tắc octet với các nguyên tố nhóm A. |
|||
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS |
SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
||
Giao nhiệm vụ học tập: Quan sát mô hình cấu tạo của helium và neon hình 9.1 SGK, hoàn thành PHT số 1 sau:
Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh thực hiện nhiệm vụ cặp đôi để làm PHT số 1. Báo cáo, thảo luận: Đại diện đôi HS đưa ra nội dung kết quả thảo luận của cặp mình. Kết luận, nhận định: GV gọi các cặp nhận xét, bổ sung, GV chốt kiến thức đưa ra kết luận. |
I. Quy tắc octet PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1: 1. Các nguyên tử khí hiếm có lớp electron ngoài cùng đã bão hòa với 8 electron (ngoại lệ là He với lớp electron bão hòa là 2 electron) nên bền vững hơn rất nhiều so với các nguyên tử khác. 2. Cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố lần lượt là: Na (Z = 11): 1s22s22p63s1 Cl (Z = 17): 1s22s22p63s23p5 Ne (Z = 10): 1s22s22p6 Ar (Z = 18): 1s22s22p63s23p6 Nguyên tử Ne (Z = 10) và Ar (Z = 18) có lớp electron ngoài cùng bền vững (lớp electron ngoài cùng đã bão hòa với 8 electron). 3. Trong phản ứng hóa học, các nguyên tử có xu hướng hình thành lớp vỏ bền vững như của khí hiếm.
|
…………………………………………
…………………………………………
…………………………………………
Tài liệu có 8 trang, trên đây trình bày tóm tắt 4 trang của Giáo án Hóa hoc 10 Cánh diều Bài 9: Quy tắc octet.
Xem thêm các bài giáo án Hóa học lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Giáo án Bài 8: Định luật tuần hoàn và ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
Giáo án Bài 9: Quy tắc octet
Giáo án Bài 10: Liên kết ion
Giáo án Bài 11: Liên kết cộng hóa trị
Giáo án Bài 12: Liên kết hydrogen và tương tác van der Waals
Để mua Giáo án Hóa học 10 Canh diều năm 2023 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ https://tailieugiaovien.com.vn/