Giải bài tập Hóa học lớp 10 Bài 1: Thành phần của nguyên tử
Video giải Hóa học 10 Bài 1: Thành phần của nguyên tử – Kết nối tri thức
Giải hóa học 10 trang 13 Kết nối tri thức
Mở đầu trang 13 Hóa học 10: Nguyên tử gồm các loại hạt cơ bản nào? Các nhà khoa học đã phát hiện ra các loại hạt cơ bản đó như thế nào?
Phương pháp giải:
– Nguyên tử gồm 3 hạt cơ bản
– Phát hiện các loại hạt:
+ Electron: phóng điện qua không khí loãng
+ Proton: sử dụng hạt alpha
+ Neutron: sử dụng hạt alpha
Lời giải:
– Nguyên tử gồm 3 loại hạt cơ bản: electron, proton, neutron
– Sự phát hiện ra các loại hạt cơ bản:
+ Electron: thí nghiệm phóng điện qua không khí loãng đã phát hiện ra chùm tia phát ra từ cực âm và bị hút lệch về phía cực dương của điện trường => Chúng mang điện tích âm
+ Proton: dùng hạt alpha bắn phá nitrogen đã phát hiện ra hạt proton
+ Neutron: dùng hạt alpha bắn phá beryllium
Giải hóa học 10 trang 14 Kết nối tri thức
I. Các loại hạt cấu tạo nên nguyên tử
Câu 1 trang 14 Hóa học 10: Vẽ mô hình biểu diễn các thành phần cấu tạo nên nguyên tử
Phương pháp giải:
– Thành phần cấu tạo của nguyên tử:
+ Hạt nhân: proton và neutron
+ Vỏ nguyên tử: electron
Lời giải:
– Thành phần cấu tạo nên nguyên tử:
+ Hạt nhân (nucleus): ở tâm của nguyên tử, chứa các proton mang điện tích dương và các neutron không mang điện
+ Vỏ nguyên tử: chứa các electron mang điện tích âm, chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân.
Câu 2 trang 14 Hóa học 10: Nguyên tử chứa những hạt mang điện là
A. proton và α
B. proton và neutron
C. proton và electron
D. electron và neutron
Phương pháp giải:
– Nguyên tử gồm 3 hạt cơ bản:
+ Electron: mang điện âm
+ Neutron: không mang điện
+ Proton: mang điện dương
Lời giải:
– Nguyên tử gồm 3 hạt cơ bản:
+ Electron: mang điện âm
+ Neutron: không mang điện
+ Proton: mang điện dương
=> Trong nguyên tử có hạt electron (mang điện âm) và hạt proton (mang điện dương)
=> Đáp án C
Câu 3 trang 14 Hóa học 10: Quan sát hình ảnh mô phỏng kết quả thí nghiệm bắn phá lá vàng thực hiện bởi Rutherford (Hình 1.3) và nhận xét về đường đi của các hạt α
Phương pháp giải:
Hầu như các hạt alpha xuyên thẳng, chứng tỏ nguyên tử có cấu tạo rỗng. Chỉ có vài hạt alpha bị bắn theo đường gấp khúc => Chứng tỏ tại tâm nguyên tử có hạt nhân
Lời giải:
– Kết quả thí nghiệm cho thấy hầu hết các hạt α đều xuyên thẳng => Chứng tỏ nguyên tử có cấu tạo rỗng.
– Một vài hạt α bị bắn theo đường gấp khúc => Chứng tỏ ở tâm nguyên tử chứa một hạt nhân có kích thước rất nhỏ so với kích thước nguyên tử nên khi hạt α bắn vào sẽ bị lệch hướng
Giải hóa học 10 trang 15 Kết nối tri thức
II. Kích thước và khối lượng của nguyên tử
Câu 4 trang 15 Hóa học 10: Nếu phóng đại một nguyên tử vàng lên 1 tỉ (109) lần thì kích thước của nó tương đương một quả bóng rổ (có đường kính 30cm) và kích thước của hạt nhân tương đương một hạt cát (có đường kính 0,003cm). Cho biết kích thước nguyên tử vàng lớn hơn so với hạt nhân bao nhiêu lần.
Phương pháp giải:
Áp dụng công thức
Lời giải:
– Khi phóng đại 1 nguyên tử vàng lên 1 tỉ lần thì:
+ Đường kính nguyên tử: 30 cm
+ Đường kính hạt nhân: 0,003 cm
– Vậy nguyên tử vàng lớn hơn so với hạt nhân số lần
Câu 5 trang 15 Hóa học 10: Một loại nguyên tử nitrogen có 7 proton và 7 neutron trong hạt nhân. Dựa vào Bảng 1.1, hãy tính và so sánh
a) Khối lượng hạt nhân với khối lượng nguyên tử
b) Khối lượng hạt nhân với khối lượng vỏ nguyên tử
Phương pháp giải:
Một nguyên tử trung hòa về điện có số hạt proton = số hạt electron
Khối lượng hạt nhân = 7 x khối lượng proton + 7 x khối lượng neutron
Khối lượng nguyên tử = 7 x khối lượng proton + 7 x khối lượng neutron + 7 x khối lượng electron
Khối lượng vỏ nguyên tử = 7 x khối lượng electron
Lời giải:
Một nguyên tử trung hòa về điện có số hạt proton = số hạt electron
=> Nguyên tử nitrogen có 7 hạt proton, 7 hạt neutron, 7 hạt electron
Ta có:
+ mp = 1,672.10-27kg
+ mn = 1,675.10-27kg
+ me = 9,109.10-31 kg
=> Khối lượng hạt nhân nitrogen = 7 x 1,672.10-27+ 7 x 1,675.10-27 = 2,343. 10-26 kg
Khối lượng nguyên tử nitrogen = 7×1,672.10-27+ 7×1,675.10-27 + 7×9,109.10-31 = 2,344.10-26 kg
Khối lượng vỏ nguyên tử nitrogen = 7 x 9,109.10-31 = 6,376. 10-30 kg
a) So sánh khối lượng hạt nhân với khối lượng nguyên tử
b) So sánh khối lượng hạt nhân với khối lượng vỏ nguyên tử
Giải hóa học 10 trang 16 Kết nối tri thức
III. Điện tích hạt nhân và số khối
Câu 6 trang 16 Hóa học 10: Aluminium là kim loại phổ biến nhất trên vỏ Trái Đất, được sử dụng trong các ngành xây dựng, ngành điện hoặc sản xuất đồ gia dụng. Hạt nhân của nguyên tử aluminium có điện tích bằng +13 và số khối bằng 27. Tính số proton, số neutron và số electron có trong nguyên tử aluminium.
Phương pháp giải:
– Số proton = số đơn vị điện tích hạt nhân = số electron
– Số khối = số proton + số neutron
Lời giải:
– Nguyên tử aluminium có điện tích hạt nhân bằng +13
– Một nguyên tử trung hòa về điện có số hạt proton = số hạt electron
=> Số hạt proton = số hạt electron = 13
– Nguyên tử aluminium có số khối bằng 27
=> 27 = số proton + số neutron
=> 27 = 13 + số neutron
=> Số hạt neutron = 27 – 13 = 14
Em có thể trang 16 Hóa học 10: Vận dụng phương pháp mô hình để mô tả cấu tạo nguyên tử
Phương pháp giải:
– Thành phần cấu tạo nguyên tử gồm:
+ Hạt nhân: ở tâm của nguyên tử, chứa các proton mang điện tích dương và các neutron không mang điện
+ Vỏ nguyên tử: chứa các electron mang điện tích âm, chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân.
Lời giải:
– Thành phần cấu tạo nguyên tử gồm:
+ Hạt nhân (nucleus): ở tâm của nguyên tử, chứa các proton mang điện tích dương và các neutron không mang điện
+ Vỏ nguyên tử: chứa các electron mang điện tích âm, chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân.
Bài giảng Hóa học 10 Bài 1: Thành phần của nguyên tử – Kết nối tri thức
Xem thêm các bài giải SGK Hóa học lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 1: Thành phần của nguyên tử
Bài 2: Nguyên tố hóa học
Bài 3: Cấu trúc lớp vỏ electron nguyên tử
Bài 4: Ôn tập chương 1
Bài 5: Cấu tạo của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học