Chỉ từ 500k mua trọn bộ Giáo án Ngữ Văn 8 Cánh diều bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại ():
B1: – (QR)
B2:
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
BÀI 2: THƠ SÁU CHỮ, BẢY CHỮ
Thực hành đọc hiểu: Đường về quê mẹ
(Đoàn Văn Cừ)
I. MỤC TIÊU
1. Về mức độ/ yêu cầu cần đạt:
– HS hiểu được những nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả và các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài thơ Đường về quê mẹ.
– Nắm được ý nghĩa bài thơ thông qua bức tranh thiên nhiên và vẻ đẹp tâm hồn của con người.
2. Về năng lực
a. Năng lực chung
– Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm và trình bày sản phẩm nhóm.
– Phát triển khả năng tự chủ, tự học qua việc đọc và hoàn thiện phiếu học tập ở nhà.
– Giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo trong việc chủ động tạo lập văn bản.
b. Năng lực đặc thù
– Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Đường về quê mẹ.
– Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Đường về quê mẹ.
– Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản.
3. Về phẩm chất
– Giúp HS rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: tình yêu quê hương đất nước, tình cảm gia đình.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
– Giáo án, tài liệu tham khảo, kế hoạch bài dạy
– Phiếu trả lời câu hỏi
– Các phương tiện kỹ thuật, những hình ảnh liên quan đến chủ đề bài học Đường về quê mẹ.
– Bảng giao nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp
– Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà
2. Chuẩn bị của học sinh
– SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế, tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b. Nội dung: GV đặt cho HS trả lời những câu hỏi mang tính gợi mở vấn đề.
c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
– GV đặt câu hỏi gợi dẫn, yêu cầu HS: Chia sẻ những cảm xúc, suy nghĩ của em khi mỗi lần được về quê.
– HS tiếp nhận nhiệm vụ.
– GV dẫn dắt vào bài học mới: Quê hương luôn là điểm tựa của mỗi người con khi đi xa trở về hoặc mỗi lần nhớ đến đều chứa đựng cả một vùng kí ức đẹp đẽ, đầy êm đềm và thơ mộng. Đây cũng là một chủ đề sáng tác phổ biến đối với rất nhiều nhà thơ, và một trong số đó ta không thể không nhắc đến nhà thơ Đoàn Văn Cừ với vô vàn các tác phẩm thành công để đời. Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về một bài thơ của ông trong chủ đề này nhé!
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu chung
a. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về tác giả, tác phẩm Đường về quê mẹ.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi về tác giả, tác phẩm Đường về quê mẹ
c. Sản phẩm: HS nêu được một số nét về tác giả Đoàn Văn Cừ và thông tin tác phẩm Đường về quê mẹ.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
NV1: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ – GV yêu cầu HS trình bày những hiểu biết về tác giả Đoàn Văn Cừ và tác phẩm Đường về quê mẹ. – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ – HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi. Bước 3: Trao đổi thảo luận, báo cáo sản phẩm – HS trình bày sản phẩm thảo luận. – GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện – GV nhận xét, chốt kiến thức. – GV bổ sung: + Ông được bạn đọc biết đến từ những bài thơ viết về hội hè, đình đám, chợ tết nông thôn đăng trên báo Ngày nay của nhóm Tự lực văn đoàn. + Ông vốn là một giáo viên tiểu học, hay làm thơ và đã từng có tập thơ Thôn ca in từ năm 1939. + Từ năm 1948 đến 1952, ông phục vụ trong quân đội nhân dân Việt Nam. + Từ năm 1955, ông công tác ở Chi hội văn nghệ Liên khu II, sau đó công tác ở NXB Phổ thông. Đến tuổi nghỉ hưu ông về lại quê hương xã Trực Nội, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định vui với thú điền viên xưa cũ. + Ông viết không nhiều. Sau tập Thôn ca I (1939) ông có tập Thôn ca II (1960), NXB Văn học ấn hành. Năm 1979, Hội văn học nghệ thuật tỉnh Hà Nam Ninh cho in tập Dọc đường xuân tập hợp một số bài thơ của ông. NV2: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ – GV hướng dẫn HS đọc bài thơ diễn cảm, ngắt nhịp 4/3. – GV đặt tiếp câu hỏi: + Xác định thể thơ, vần và nhịp của bài thơ. + Chỉ ra bố cục từng phần của bài thơ. + Bài thơ là lời của ai? Nhan đề bài thơ được tác giả đặt theo cách nào? – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ – -HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi. Bước 3: Trao đổi thảo luận, báo cáo sản phẩm – HS trình bày sản phẩm thảo luận. – GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện – GV nhận xét, bổ sung, chốt kiến thức. |
I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả (1913 – 2004) – Quê: thôn Đô Đò, xã Nam Lợi, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định – Gia đình: sinh ra trong một gia đình nông dân. – Ông còn có các bút danh khác là Kẻ Sĩ, Cư sĩ Nam Hà, Cư sĩ Sông Ngọc và ngoài thơ ông cũng sáng tác văn xuôi. 2. Tác phẩm – Xuất xứ: Thơ Mới 1932 – 1945: Tác giả và tác phẩm, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2001.
3. Đọc văn bản – Thể loại: thơ bảy chữ. – Vần được gieo theo vần chân (ngần – thân, đê – bề, vàng – bàng, đầu – nâu, đồng – hồng, quen – quên). – Nhịp thơ linh hoạt: 4/3, 3/2/2, 2/2/3. – Bố cục bài thơ: 6 khổ thơ + Khổ 1: không gian và thời gian khi “tôi” về quê. + Khổ 2, 4: bức tranh thiên nhiên và con người nơi làng quê. + Khổ 3, 5: hình ảnh người mẹ trên con đường về quê. + Khổ 6: những tâm tư, tình cảm của tác giả về nơi cội nguồn. – Bài thơ là lời của người con – nhân vật “tôi”. – Nhan đề bài thơ được đặt theo một hình ảnh khơi nguồn cảm xúc trong tác giả, miêu tả khung cảnh đồng quê trên đường đi của mấy mẹ đã hiện lên những kí ức đẹp về thiên nhiên và con người quê ngoại. |
Hoạt động 2: Tổ chức đọc hiểu văn bản
a. Mục tiêu: Nắm được nội dung và nghệ thuật văn bản.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
…………………………………………
…………………………………………
…………………………………………
Tài liệu có 11 trang, trên đây trình bày tóm tắt 5 trang của Giáo án Ngữ văn 8 Cánh diều Đường về quê mẹ.
Xem thêm các bài giáo án Ngữ văn 8 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Giáo án Thực hành tiếng Việt trang 46
Giáo án Đường về quê mẹ
Giáo án Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ sau khi đọc một bài thơ sáu chữ, bảy chữ
Giáo án Tập làm thơ sáu chữ, bảy chữ
Giáo án Thảo luận ý kiến về một vấn đề trong đời sống
Giáo án Ngữ văn 8 Cánh diều năm 2023 mới nhất, Mua tài liệu hay, chọn lọc