Chỉ từ 500k mua trọn bộ Giáo án Ngữ Văn 8 Cánh diều bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại ():
B1: – (QR)
B2:
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
BÀI 1: TRUYỆN NGẮN
Văn bản 2: Nếu mai em về Chiêm Hóa
(Mai Liễu)
I. MỤC TIÊU
1. Về mức độ/ yêu cầu cần đạt:
– HS nhận biết, phân tích được một số yếu tố hình thức của bài thơ sáu chữ (số chữ ở mỗi dòng, vần, nhịp, từ ngữ, hình ảnh, bố cục, mạch cảm xúc,…) và tình cảm, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua bài thơ.
– Hiểu được những nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả và các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài thơ.
2. Về năng lực
a. Năng lực chung
– Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm và trình bày sản phẩm nhóm.
– Phát triển khả năng tự chủ, tự học qua việc đọc và hoàn thiện phiếu học tập ở nhà.
– Giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo trong việc chủ động tạo lập văn bản.
b. Năng lực đặc thù
– Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Nếu mai em về Chiêm Hóa.
– Năng lực nhận diện các yếu tố hình thức và nội dung của thơ.
3. Về phẩm chất
– Giúp HS bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
– Giáo án, tài liệu tham khảo, kế hoạch bài dạy
– Hình ảnh liên quan đến lễ hội Lồng Tồng
– Phiếu học tập, trả lời câu hỏi
– Bảng giao nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp
– Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà
2. Chuẩn bị của học sinh
– SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế, tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b. Nội dung: GV đặt cho HS trả lời những câu hỏi mang tính gợi mở vấn đề.
c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
– GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh, video và trả lời câu hỏi: Nêu những hiểu biết của em về lễ hội Lồng Tồng của người dân tộc Tày ở Chiêm Hóa – Tuyên Quang.
Link video: https://www.youtube.com/watch?v=i1Vixx9OO3A
– HS trả lời câu hỏi, GV mời 2 -3 HS chia sẻ.
– GV nhận xét, đánh giá, dẫn dắt vào bài học: Suốt cuộc đời cống hiến cho nền văn thơ, Mai Liễu là một trong những nhà thơ luôn dành mối quan tâm đặc biệt cho những đề tài về quê hương và tình người miền núi. Đối với ông “quê hương và tình người miền núi là niềm trăn trở, hối thúc tôi cầm bút và nó còn trở đi trở lại mãi trong cuộc đời cầm bút”. Và Nếu mai em về Chiêm Hóa là một trong những bài thơ tiêu biểu ông viết về quê hương, mảnh đất Chiêm Hóa – một huyện nằm ở phía bắc của tỉnh Tuyên Quang mà chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu và khám phá trong tiết học ngày hôm nay.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu chung
a. Mục tiêu: Giúp HS chuẩn bị các điều kiện cần thiết để đọc hiểu văn bản, hướng dẫn đọc và rèn luyện các chiến thuật đọc.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến thể loại thơ bảy chữ và văn bản Nắng mới.
c. Sản phẩm: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
NV1: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ – GV yêu cầu HS: Từ phần chuẩn bị ở nhà, hãy trình bày những hiểu biết về tác giả Mai Liễu và bài thơ Nếu mai em về Chiêm Hóa. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ – HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi. Bước 3: Trao đổi thảo luận, báo cáo sản phẩm – HS trình bày sản phẩm thảo luận. – GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện – GV nhận xét, chốt kiến thức. – GV bổ sung: + Ông là nhà thơ dân tộc Tày, nổi tiếng với những vần thơ thấm đẫm tình yêu quê hương đất nước, đặc biệt là những vần thơ về đồng bào các dân tộc thiểu số vùng cao, biên giới. + Thơ Mai Liễu khá phong phú về đề tài. Nhà thơ viết nhiều về Bác Hồ, về chiến tranh – người lính, về tình yêu, và gần đây viết nhiều về thế sự, nhưng đề tài mà ông quan tâm hơn cả và qua đó cũng bộc lộ “con người thơ” của mình nhiều hơn cả là quê hương và tình người miền núi. + Trong cuộc đời sáng tác của mình, ông đã đã để lại cho đời nhiều tác phẩm có giá trị với hàng chục tập thơ đã xuất bản như: “Suối làng” (1994), “Mây vẫn bay về núi” (1995),“Núi vẫn còn mưa” (2013), tuyển tập “Thơ Mai Liễu”,… NV 2: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ – GV hướng dẫn HS đọc bài thơ diễn cảm, giọng đọc vui tươi, hứng khởi. – GV đặt tiếp câu hỏi: + Bài thơ được viết theo thể thơ nào? + Phương thức biểu đạt của bài thơ? + Bố cục của văn bản? + Xác định mạch cảm xúc của bài thơ. – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ – -HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi. Bước 3: Trao đổi thảo luận, báo cáo sản phẩm – HS trình bày sản phẩm thảo luận. – GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện – GV nhận xét, bổ sung, chốt kiến thức. |
I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả (1949 – 2020) – Tên thật là Ma Văn Liễu. – Quê tại xã Công Đa, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang. – Khi làm thơ, làm báo, ông lấy bút danh là Mai Liễu. 2. Tác phẩm – Trích trong Thơ Mai Liễu, NXB Nhà văn, Hà Nội, năm 2015.
2. Đọc văn bản – Thể thơ: thơ sáu chữ. – Phương thức biểu đạt: biểu cảm kết hợp miêu tả, tự sự. – Bố cục: 3 phần + Phần 1 (khổ 1,2): Bức tranh thiên nhiên vào mùa xuân ở Chiêm Hóa. + Phần 2 (khổ 3, 4): Vẻ đẹp con người trong mùa xuân. + Phần 3 (khổ còn lại): nét riêng trong lễ hội đầu năm ở Chiêm Hóa. – Mạch cảm xúc: cảm xúc, nỗi nhớ mà nhà thơ dành cho vùng đất Chiêm Hóa. |
…………………………………………
…………………………………………
…………………………………………
Tài liệu có 12 trang, trên đây trình bày tóm tắt 5 trang của Giáo án Ngữ văn 8 Cánh diều Nếu mai em về Chiêm Hóa.
Xem thêm các bài giáo án Ngữ văn 8 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Giáo án Nắng mới
Giáo án Nếu mai em về Chiêm Hóa
Giáo án Thực hành tiếng Việt trang 46
Giáo án Đường về quê mẹ
Giáo án Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ sau khi đọc một bài thơ sáu chữ, bảy chữ
Giáo án Ngữ văn 8 Cánh diều năm 2023 mới nhất, Mua tài liệu hay, chọn lọc