Soạn bài Viên tướng trẻ và con ngựa trắng
* Chuẩn bị đọc
Câu hỏi (trang 78 sgk Ngữ văn 8 Tập 2): Trong Đại Nam quốc sử diễn ca có hai dòng thơ lục bát ca ngợi một nhân vật lịch sử thời nhà Trần:
… tuổi trẻ chí cao
Cờ đề sáu chữ quyết công vào lập công
Em biết nhân vậy ấy là ai, có công trạng gì mà được tôn vinh như vậy hay không? Hãy chia sẻ với các bạn trong lớp.
Trả lời:
– Nhân vật đó là Trần Quốc Toản.
– Trần Quốc Toản (1267- 1285) thuộc dòng dõi vua Trần. Cha mất sớm, ông ở với mẹ và được chú là Chiêu Thành Vương dạy dỗ chu đáo. Ngay từ nhỏ, ông đã bộc lộ năng khiếu võ nghệ và lòng quả cảm hơn người, rất ham đọc sách quân sự và có chí lớn. Ông được phong tước Hoài Văn Hầu khi mới 15 tuổi.
– Năm 1282, vua Trần Nhân Tông tổ chức Hội nghị quân sự cấp cao gồm các Vương hầu và tướng lĩnh tại bến Bình Than để bàn kế sách chống giặc Mông – Nguyên. Vì còn ít tuổi nên Trần Quốc Toản không được tham dự Trần Quốc Toản vì hổ thẹn, uất ức đã bóp nát quả cam trong tay lúc nào không biết. Không nản lòng, ông đã tập hợp những người thân thuộc và trai tráng trong vùng thành đạo quân hơn 1000 người tự sắm sửa vũ khí, chiến thuyền và cùng nhau ngày đêm luyện võ, tập trận chờ thời cơ đánh giặc. Đội quân trẻ tuổi của Trần Quốc Toản giương cao lá cờ thêu sáu chữ vàng “Phá cường địch, báo hoàng ân” (phá giặc mạnh, đền ơn vua).
* Trải nghiệm cùng văn bản
1. Hình dung: Em hình dung thế nào về đoàn quân của Hoài Văn?
– Là đoàn quân hùng mạnh, chiến đấu vì chính nghĩa nên được bà con vô cùng quý mến.
2. Tóm tắt: Theo dõi và tóm tắt trận đánh của liên quân Hoài Văn – Thế Lộc.
-Tóm tắt trận đánh của liên quân Hoài Văn – Thế Lộc: Đây là trận đánh cho thấy tài trí hơn người của Trần Quốc Toản, tính cách cương trực, mạnh mẽ, thẳng thắn đã kết nghĩa thêm được người tài là Thế Lộc. Dù tương quan lực lượng giữa ta và địch khá lớn nhưng nhờ sự chỉ huy, kế sách tài tình mà bọn giặc đã bị mắc mưu, dẫn đến thất bại thảm hại.
3. Theo dõi: Từ Chương XI đến chương XII-XIII, tuyến truyện có gì thay đổi?
-Từ chương XI đến chương XII -XIII, tuyến truyện thay đổi sang gia đoạn truyện mới, kết thúc trận đánh của Thế Lộc và Hoài Văn tuyến truyện chuyển sang câu chuyện của Chiêu Vương Thành đi đánh đuổi Chiêu Quốc Vương Trần Ích Tắc kẻ đầu hàng quân Nguyên.
4. Dự đoán: Đội quân nào sẽ tiếp viện cho Chiêu Thành Vương?
-Đội quân sẽ tiếp viện cho Chiêu Thành Vương là đội quân của Hoài Văn Hầu.
5. Suy luận: Em hiểu thêm điều gì về nhân vật Hoài Văn qua câu nói này?
-Là người tuổi trẻ tài cao, tuổi trẻ nhưng dũng cảm, mưu trí, khiến cho những người dù dặn dày sương gió cũng phải bất ngờ.
* Suy ngẫm và phản hồi
Nội dung chính: Viên tướng trẻ và con ngựa trắng trích từ tập truyện Lá cờ thêu sáu chữ vàng của Nguyễn Huy Tưởng, kể về anh hùng Trần Quốc Toản, còn nhỏ nhưng đã có ý chí đánh đuổi quân xâm lược, dành chủ quyền về cho đất nước. Nhưng vì còn quá nhỏ lại thêm cha mất sớm nên bị cho ra rìa và không được tham gia đánh đuổi quân Nguyên Mông cùng vua quan nhà Trần.
Câu 1 (trang 84 sgk Ngữ văn 8 Tập 2): Tóm tắt các sự kiện trong văn bản trên và cho biết các sự kiện được kể theo mấy tuyển. Đó là những tuyến nào?
Trả lời:
* Tuyến Hoài Văn Hầu – Thế Lộc:
– Hoài Văn Hầu chiêu mộ binh sĩ, dựng cờ “Phá cường địch báo hoàng ân”, cùng 600 chàng trai trẻ tìm giặc Nguyên mà đánh.
– Hai đội quân của Hoài Văn Hầu và Thế Lộc gặp nhau ở vùng rừng núi hiểm trở. – Hai đội quân kết hợp với nhau, áp dụng những kế sách đánh quân Nguyên và lập nên một số chiến công oanh liệt.
* Tuyến Chiêu Thành Vương:
– Chiêu Thành Vương và cuộc truy bắt Trần Ích Tắc.
– Chiều Thành Vương lâm trận bị trọng thương, lâm vào tình thể phải liều thân, cảm tử.
– Toán quân lạ tiếp ứng.
– Hai chú cháu nhận ra nhau; Chiêu Thành Vương được chữa lành vết thương; Hoài Văn Hầu chia tay Thế Lộc, hội quân với các cánh quân của triều đình chuẩn bị cho trận đánh lớn.
Câu 2 (trang 84 sgk Ngữ văn 8 Tập 2): Xác định nội dung bao quát của văn bản và cho biết những dấu hiệu nào giúp em nhận biết văn bản trên thuộc thể loại truyện lịch sử.
Trả lời:
– Nội dung bao quát của văn bản là: Câu chuyện về anh hùng của đất nước Hoài Văn Hầu chính trực và căm ghét những người phản quốc đầu hàng theo giặc, tài giỏi, thông minh.
– Những dấu hiệu giúp em nhận biết văn bản trên thuộc thể loại truyện lịch sử là vì trong truyện có dấu mốc thời gian và các sự kiện trong quá khứ về các trận đánh.
Câu 3 (trang 84 sgk Ngữ văn 8 Tập 2): Nêu những nét tính cách nổi bật của nhân vật Hoài Văn Hầu.
Trả lời:
Một số nét tính cách của nhân vật Hoài Văn Hầu.
– Tuổi nhỏ chí lớn, dũng mãnh, tự tin…
– Giàu lòng yêu nước, căm thù quân xâm lược, khát khao lập chiến công “phá cường
địch báo hoàng ân”.
– Biết cách phối hợp với Thế Lộc để phát huy mưu lược, trí dũng của đôi bên.
– Sống có tình nghĩa, biết ứng xử theo phép tắc của triều đình.
Câu 4 (trang 84 sgk Ngữ văn 8 Tập 2): Theo em, sự xuất hiện của các nhân vật như Thế Lộc, Chiêu Thành Vương có tác dụng gì trong việc thể hiện tính cách của nhân vật Hoài Văn Hầu?
Trả lời:
– Sự xuất hiện của nhân vật Thế Lộc làm nổi bật nét tính cách: biết cách phối hợp với đồng đội để phát huy mưu lược, trí dũng của đôi bên, sự xuất hiện của Chiêu Thành Vương làm nổi bật nét tính cách sống có tình nghĩa, biết ứng xử theo phép tắc của triều đình ở Hoài Văn Hầu. Sự xuất hiện của cả hai nhân vật đó cũng góp phần cho thấy Hoài Văn Hầu là người tuổi nhỏ chí lớn, tài cao, dũng mãnh, tự tin; giàu lòng yêu nước, căm thù quân xâm lược, khát khao lập chiến công “phá cường địch báo hoàng ân” …
Câu 5 (trang 84 sgk Ngữ văn 8 Tập 2): Sự lặp lại của hình ảnh lá cờ thêu sáu chữ vàng, con ngựa trắng và đoàn quân gồm toàn những chàng trai trẻ có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện chủ đề của văn bản?
Trả lời:
– Sự lặp lại của hình ảnh lá cờ thêu sáu chữ vàng, con ngựa trắng và đoàn quân gồm toàn những chàng trai trẻ có tác dụng thể hiện chủ đề của văn bản bởi hình ảnh người tướng trẻ cùng đoàn quân anh dung tràn đầy nhựa sống cùng với con ngựa, lá cờ luôn kề bên mỗi lần phất cao ngọn cờ, tiếng ngựa hí là một lần đoàn quân trẻ dành được thắng lợi.
Câu 6 (trang 84 sgk Ngữ văn 8 Tập 2): Nhận xét về nghệ thuật viết truyện lịch sử của tác giả (lưu ý cách sử dụng ngôi kể; cách quan sát, miêu tả nhân vật, tái hiện bối cảnh lịch sử; cách dùng lời người kể chuyện, lời của nhân vật…)
Trả lời:
Nghệ thuật viết truyện lịch sử của tác giả:
+ Sử dụng ngôi kể thứ 3 để kể câu chuyện một cách chân thật và bao quát nhất.
+ Cách quan sát và miêu tả sự vật, sự việc tinh tế, chân thật.
+ Tái hiện bối cảnh lịch sử chân thật cùng ngôn từ ngắn gọn, súc tích.
+ Giọng điệu lời văn đầy khí thế và tự hào, đã giúp cho những truyền thống hào hùng của dân tộc được lưu giữ muôn đời.
Câu 7 (trang 84 sgk Ngữ văn 8 Tập 2): Theo em, hình tượng nhân vật Hoài Văn mà nhà văn Nguyễn Huy Tưởng xây dựng trong văn bản trên có những điểm tương đồng và khác biệt nào so với hình tượng Hoài Văn trong Đại Nam quốc sử diễn cả?
Trả lời:
– Điểm tương đồng:
Hoài Văn Hầu trong hai tác phẩm đều là người có tính cách quả quyết, gan dạ yêu nước, có ý chí đánh giặc và căm ghét kẻ thù xâm lược.
– Điểm khác biệt:
Hai tác phẩm đều thể hiện hình ảnh anh hùng nhưng ở hai tác phẩm lại có hai mặt khác nhau của việc xây dựng nhân vật. Một bên là nhân vật xây dựng trên câu chuyện thực, một bên là tác giả thêm yếu tố văn học, thẩm mĩ để làm mới nhân vật, khiến cho nhân vật trở nên lí tưởng hóa.
Xem thêm các bài soạn văn lớp 8 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Hoàng Lê nhất thống chí
Viên tướng trẻ và con ngựa trắng
Đại Nam quốc sử diễn ca
Thực hành tiếng Việt trang 87
Bến Nhà Rồng năm ấy…